Tăng cường sự tiếp cận giữa giảng viên với sinh viên ngoài giờ lên lớp

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) những nhân tố tác động đến sự hài lòng của sinh viên chính quy các trường đại học công lập, nhóm ngành kinh tế trên địa bàn TPHCM , luận văn thạc sĩ (Trang 75 - 78)

CHƯƠNG 2 : THIẾT KẾ NGHIÊN CỨU VÀ PHÂN TÍCH KẾT QUẢ KHẢO SÁT

3.4 Tăng cường sự tiếp cận giữa giảng viên với sinh viên ngoài giờ lên lớp

Một phát hiện mới của nghiên cứu là, thang đo “giảng dạy tốt” trong bộ thang đo chất lượng khóa học CEQ của hệ thống giáo dục Austrailia, trong

bối cảnh giáo dục Việt nam được tách thành 2 nhân tố. Nhân tố thứ nhất là kiến thức và kỹ năng giảng dạy của giảng viên, nhân tố thứ hai là mối quan hệ giữa giảng viên với sinh viên (gọi tắt là nhân tố quan hệ). Hệ số β của biến quan hệ trong mơ hình hồi quy là 0,08. Tác động của nhân tố quan hệ đến sự hài lịng của sinh viên có ý nghĩa thống kê, ở mức ý nghĩa 5%. Đây là một phát hiện khá thú vị, thiên về cách sống và văn hóa của người Việt Nam. Phát hiện này chỉ ra rằng, điều mà các sinh viên mong muốn ở các giảng viên

không chỉ là kiến thức và kỹ năng, kinh nghiệm giảng dạy của giảng viên đó, mà cịn hơn thế nữa họ mong muốn những mối liên hệ và sự tiếp cận ngoài giờ học. Đối với các sinh viên Việt Nam, có thể một giảng viên trẻ cịn thiếu kinh nghiệm, kỹ năng giảng dạy chưa tốt nhưng bù lại rất nhiệt tình tiếp cận ngồi giờ giảng thì vẫn tạo được niềm tin và sự quý mến của các bạn trẻ.

Giải pháp đề nghị ở đây là yêu cầu giảng viên dành thời gian cố định

tiếp sinh viên ngoài thời gian lên lớp (tức là phải có địa điểm và lịch tiếp sinh viên cụ thể). Theo sự hiểu biết hạn chế của tác giả thì hiện nay, ở Việt Nam mới chỉ có chương trình giảng dạy Kinh tế Fulbright áp dụng mơ hình giảng dạy này.

Tuy nhiên, để làm được điều đó, chế độ lương, thưởng trả cho giảng

viên phải được cải tiến theo hướng đủ để giảng viên khơng phải làm thêm

ngồi trường mà chỉ tập trung vào giảng dạy, nghiên cứu và tham gia các hoạt

Căn cứ vào kết quả nghiên cứu thu được trong đề tài và những lập luận trên, tác giả mạnh dạn đề xuất với Nhà nước, cần sớm điều chỉnh lại chế độ

tiền lương cho giáo viên nói chung và giảng viên đại học nói riêng để các giảng viên có thể dành hết thời gian, cơng sức, tâm huyết cho sự nghiệp “trồng người”.

Việc làm này đòi hỏi Nhà nước cần phải tăng chi cho ngân sách cho giáo dục, chứ không thể yêu cầu các trường Đại học phải tự điều chỉnh lương cho giáo viên.

Củng cố thêm cho đề xuất tăng chi ngân sách cho giáo dục, kết quả nghiên cứu của đề tài cũng cho thấy, biến cơ sở vật chất có tác động tương đối cao đến sự hài lịng của sinh viên (hệ số β của biến cơ sở vật chất trong mơ hình hồi quy là 1,147). Như vậy kiến nghị tăng chi ngân sách cho giáo dục

được cụ thể hóa trên hai phương diện sau:

+ Điều chỉnh chế độ tiền lương theo hướng tăng lên cho giáo viên, có

chế độ đãi ngộ thỏa đáng đối với những giảng viên có nhiều cải tiến trong việc giảng dạy, học tập và nghiên cứu.

+ Cung cấp các nguồn lực để hiện đại hóa cơ sở vật chất, các trang thiết bị phục vụ giảng dạy thơng qua nguồn đầu tư của chính phủ, doanh nghiệp và các tổ chức quốc tế.

Lý thuyết về hàng hóa có ngoại tác tích cực của kinh tế vi mô cũng ủng hộ mạnh mẽ cho lập luận trên của tác giả. Như đã nói ở phần trên giáo dục là một loại “hàng hố đặc biệt” có sức lan tỏa rất lớn, lợi ích kinh tế - xã hội mà giáo dục đem lại lớn hơn lợi ích giáo dục tạo ra cho cá nhân. Theo lý thuyết kinh tế vi mơ, đối với hàng hóa có ngoại tác tích cực, nếu thị trường giáo dục cạnh tranh hồn hảo và khơng có sự can thiệp của nhà nước thì tại điểm cân

bằng của thị trường giáo dục, lượng cung bằng lượng cầu cá nhân nhưng nhỏ hơn lượng cầu xã hội. Hay nói cách khác, giá thị trường - phản ánh lợi ích

biên của người học (hay chi phí biên của cơ sở giáo dục đại học) thấp hơn giá tối ưu của xã hội - phản ánh lợi ích biên của xã hội. Do đó, cơ chế thị trường khơng thể một mình nó giải quyết thoả đáng bài toán giáo dục mà nhất định phải có sự can thiệp của nhà nước, để đưa điểm cân bằng của thị trường về điểm cân bằng tối ưu.

Ngoài ra, để nâng cao sự hài lòng của sinh viên các trường Đại học cần

chú ý nhiều hơn nữa trong công tác xây dựng chương trình mơn học; biên soạn giáo trình, tài liệu học tập; tổ chức, quản lý và phục vụ khóa học.

Để làm được điều đó, trước hết Bộ giáo dục và đào tạo cần giảm bớt sự

kiểm sốt đối với chương trình khung, cho phép các trường được tự chủ hơn

trong nội dung và cách sắp xếp môn học, đồng thời thiết lập cơ chế vay mượn liên thư viện giữa Việt Nam và các nước khác.

Về phía các trường, cần duy trì quan hệ hợp tác giữa các khoa để có thể tránh được các môn học bị trùng lắp, không cần thiết; khuyến khích giảng

viên cộng tác với các đồng nghiệp tại trường, với các trường khác để chia sẻ tài liệu môn học.

KẾT LUẬN

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) những nhân tố tác động đến sự hài lòng của sinh viên chính quy các trường đại học công lập, nhóm ngành kinh tế trên địa bàn TPHCM , luận văn thạc sĩ (Trang 75 - 78)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(123 trang)