Kiểm định độ tin cậy Cronbach alpha của thang đo các nhân tố tác động đến sự

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) những nhân tố tác động đến sự hài lòng của sinh viên chính quy các trường đại học công lập, nhóm ngành kinh tế trên địa bàn TPHCM , luận văn thạc sĩ (Trang 51)

CHƯƠNG 2 : THIẾT KẾ NGHIÊN CỨU VÀ PHÂN TÍCH KẾT QUẢ KHẢO SÁT

2.3 Kiểm định thang đo

2.3.1 Kiểm định độ tin cậy Cronbach alpha của thang đo các nhân tố tác động đến sự

động đến sự hài lòng của sinh viên đại học

Khi sử dụng hệ số tin cậy Cronbach alpha để đánh giá độ thống nhất

nội tại của thang đo, theo Newman & Wiliam lawrence, Social Research Methods – phương pháp nghiên cứu xã hội học, dẫn theo Chu Nguyễn Mộng Ngọc (2005), thang đo được tổng hợp để đo lường một bộ phận giá trị có

Cronbach Alpha lớn hơn 0,7 là thang đo có độ tin cậy tốt, giá trị Cronbach Alpha trên 0,6 vẫn có thể xem như thoả mãn độ tin cậy nếu tình huống nghiên cứu là rất mới đối với đối tượng được nghiên cứu.

Tiêu chuẩn chọn thang đo được tác giả sử dụng trong luận văn này là

khi thang đo có hệ số tin cậy Cronbach alpha từ 0,6 trở lên và các biến quan sát có hệ số tương quan biến tổng (item-total correlation) lớn hơn 0,3 (Thảo & Trọng 2006).

Căn cứ vào các tiêu chuẩn trên, kết quả kiểm định độ tin cậy của thang

đo bằng hệ số tin cậy Cronbach alpha cho thấy tất cả các thành phần của thang đo đều đạt độ tin cậy, trừ thành phần của thang đo giá trị xã hội. Thang đo giá

trị xã hội có hệ số tin cậy Cronbach alpha = 0,551 nhỏ hơn 0,6. Do đó, các biến quan sát GT11 và GT12 của thang đo này sẽ bị loại bỏ trước khi tiến hành phân tích nhân tố khám phá. Kết quả cụ thể xem ở bảng sau:

Bảng 2.4 Độ tin cậy Cronbach alpha của các thang đo nhân tố tác động đến sự hài lòng

STT Thang đo Ký hiệu biến quan sát Số biến

Hệ số Cronbach alpha Hệ số tương quan biến tổng thấp nhất 1 Hình ảnh (của nhà trường) HA 6 0,76 0,41 2 Kỳ vọng (của sinh viên) KV 5 0,87 0,64

3 Chương trình học CT 4 0,76 0,52

4 Giáo trình, tài liệu TL 4 0,74 0,45

5 Cơ sở vật chất VC 8 0,79 0,38

6 Kiến thức & kỹ năng của GV GD 11 0,85 0,47

7 Thông tin & tổ chức khóa học TC 6 0,76 0,37 8 Quản lý và phục vụ đào tạo PV 9 0,86 0,34

9 Giá trị tri thức GTTT 3 0,74 0,54 10 Giá trị về tính thiết thực kinh tế GTKT 4 0,77 0,44

11 Giá trị cảm xúc GTCX 3 0,73 0,41

12 Giá trị xã hội GTXH 2 0,55 0,38 Sau khi loại 2 biến quan sát GT11, GT12 từ 65 biến quan sát ban đầu,

tất cả 63 biến quan sát của 11 thành phần còn lại của thang đo “các nhân tố tác

động đến sự hài lòng của sinh viên” sẽ được đưa vào để thực hiện phân tích

2.3.2 Kiểm định độ tin cậy Cronbach alpha của thang đo sự hài lòng của sinh viên

Kiểm định bằng hệ số tin cậy Cronbach alpha cho thang đo này, ta có kết quả:

Bảng 2.5 Độ tin cậy Cronbach alpha của thang đo sự hài lòng

STT Thang đo Ký hiệu

biến

Số biến quan sát

Hệ số Cronbach alpha

Hệ số tương quan biến tổng thấp nhất

1 Sự hài lòng HL 3 0,89 0,75

Với hệ số Cronbach alpha = 0,89, ta thấy thang đo sự hài lòng của sinh viên đảm bảo độ tin cậy. Thang đo này cũng sẽ được tiếp tục thực hiện phân

tích nhân tố khám phá ở bước tiếp theo.

2.4 Phân tích nhân tố khám phá (EFA)

Khi phân tích nhân tố khám phá cần chú ý đến một số tiêu chuẩn như sau: - Hệ số KMO (Kaiser-Meyer-Olkin) dao động từ 0 đến 1, theo quy tắc thì giá trị KMO lớn hơn hoặc bằng 0,5 cho thấy dữ liệu thích hợp cho việc sử dụng phân tích nhân tố (Ngọc, 2005).

- P-value của kiểm định Bartlett nhỏ hơn hoặc bằng 0,05 (Sig ≤ 0,05) để các biến quan sát có tương quan với nhau trong tổng thể. Hay nói cách

khác giá trị p-value (sig) phải nhỏ hơn mức ý nghĩa α = 0,05 để ta có thể bác bỏ giả thuyết H0: Phân tích nhân tố khơng phù hợp với dữ liệu (Trọng & Ngọc, 2005).

- Hệ số tải nhân tố - Factor loading (chấp nhận mục hỏi Xi thuộc về nhân tố Fj) phải lớn hơn 0,45; tổng phương sai trích (cho biết sự kết hợp của các nhân tố này giải thích được bao nhiêu % biến động của tồn bộ thơng tin về thang đo mà các nhân tố đó đại diện) phải lớn hơn ≥50% và giá trị

Eigenvalue lớn hơn 1 (Thảo & Trọng, 2006).

Trong nghiên cứu này khi tiến hành phân tích nhân tố khám phá, tác giả sử dụng phương pháp trích Principal Components với phép quay Varimax và

điểm dừng khi trích các yếu tố có eigenvalue lớn hơn 1.

Căn cứ vào các tiêu chuẩn trên, tiến hành phân tích nhân tố khám phá với 63 biến quan sát (2 biến bị loại ở bước kiểm định độ tin cậy của thang đo – Phụ lục 5: kiểm định Cronbach Alpha), có 23 biến quan sát bị loại bỏ vì

những biến quan sát này có hệ số tải nhân tố Factor loading ≤ 0,45 hoặc có sai lệch hệ số tải nhân tố giữa các nhân tố ≤ 0,3. (Phụ lục 6: phân tích nhân tố

khám phá)

Cuối cùng, 40 biến quan sát còn lại trong thang đo “các nhân tố tác

động đến sự hài lịng của sinh viên đại học” được nhóm thành 10 nhân tố, hệ

số KMO =0,884 với mức ý nghĩa Sig= 0,000 nên phân tích nhân tố khám phá là phù hợp với dữ liệu và các biến quan sát có tương quan với nhau xét trên phạm vi tổng thể. Tổng phương sai trích = 65,049% cho thấy rằng 10 nhân tố rút trích ra giải thích được 65,049% biến thiên của dữ liệu và giá trị Eigenvalue dừng ở nhân tố thứ 10 là 1,029 tức lớn hơn 1. Như vậy các điều

kiện ràng buộc về phân tích nhân tố khám phá đều đạt yêu cầu. (Phụ lục 6: phân tích nhân tố khám phá)

Các nhân tố sau khi phân tích được đặt tên lại như sau:

Bảng 2.6 Ma trận nhân tố đã xoay (Rotated Component Matrix (a))

Ký hiệu 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 PM22 0,839 PM23 0,839 PM26 0,789 PM21 0,787 PM24 0,711

KV5 0,834 KV4 0,827 KV3 0,816 KV2 0,808 KV1 0,738 Kỳ vọng (KV) GT8 0,763 GT5 0,716 GT9 0,681 GT4 0,653 GT6 0,650 GT7 0,600 Giá trị cảm nhận (GT) PM3 0,721 PM1 0,695 PM2 0,677 PM7 0,630 PM6 0,599

Kiến thức và phương pháp giảng dạy (KT)

PM13 0,781 PM14 0,766 PM12 0,705 PM15 0,613 Tổ chức khóa học (TC) PC9 0,817 PC10 0,813 PC11 0,666 Cơ sở vật chất (VC) HA5 0,658 HA1 0,655 HA2 0,655 HA4 0,588 Hình ảnh của nhà trường (HA) PC2 0,764 PC3 0,680 PC1 0,647 Chương trình học (CT) PC5 0,760 PC7 0,736 PC6 0,710 Tài liệu học tập (TL) PM8 0,784 PM9 0,744 Mối quan hệ của GV với SV (QH)

Tiếp theo, tiến hành thực hiện phân tích nhân tố khám phá với thang đo sự hài lịng, kết quả phân tích cho thấy chỉ rút trích được một nhân tố từ 3 biến quan sát HL1, HL2 và HL3 với hệ số KMO = 0,74, mức ý nghĩa Sig= 0,000 và tổng phương sai trích = 82,85%. Tức là thang đo sự hài lòng của sinh viên vẫn được giữ nguyên như cũ, thang đo này có độ tin cậy tương đối cao vì

Cronbach alpha = 0,89. (Phụ lục số 6: phân tích nhân tố khám phá)

2.5 Phân tích hồi quy

Mơ hình nghiên cứu đề xuất bao gồm 65 biến quan sát, sau khi kiểm định bằng hệ số tin cậy Cronbach alpha và thực hiện phân tích nhân tố khám

phá thì có 25 biến quan sát bị loại bỏ, còn lại 40 biến quan sát được gom thành 10 nhân tố. Do đó, mơ hình nghiên cứu đề xuất ban đầu được điều chỉnh lại như sau:

Hình 2.4: Mơ hình nghiên cứu điều chỉnh

HA KV GT Giá trị cảm nhận Hình ảnh Kỳ vọng CT TL H 4 H 5 H 6 H 7 H 10 H 8 H 9 VC KT QH TC PV Chất lượng “phần mềm” Chất lượng “phần cứng” H 2 H 3 H 1 Sự hài lòng chung

Mơ hình nghiên cứu điều chỉnh bao gồm 10 biến độc lập cấu thành

thang đo nhân tố tác động đến sự hài lòng của sinh viên đại học và một biến

phụ thuộc thể hiện sự hài lòng của sinh viên. Cụ thể:

- Các biến độc lập:

Ký hiệu Tên biến quan sát

Quản lý và phục vụ đào tạo (PV): Gồm các biến quan sát

PM21 Thủ tục hành chính đơn giản thuận tiện (chứng nhận SV, cấp bảng điểm, …) PM22 Nhân viên phịng ban nhiệt tình, vui vẻ, tơn trọng sinh viên

PM23 Cán bộ quản lý giải quyết các vấn đề của sinh viên với hiệu quả cao PM24 Nhân viên thư viện phục vụ tốt (thái độ, giờ giấc, …)

PM26 Khiếu nại của sinh viên được nhà trường giải quyết thỏa đáng

Kỳ vọng (KV): Gồm các biến quan sát

KV1 Kỳ vọng các giảng viên của nhà trường có chun mơn tốt KV2 Kỳ vọng trường cung cấp các chương trình học hay

KV3 Kỳ vọng nhân viên phòng ban đáp ứng tốt dịch vụ hành chính KV4 Kỳ vọng cơ sở vật chất của trường tốt

KV5 Kỳ vọng trường đáp ứng tốt yêu cầu của ngành học

Giá trị cảm nhận (GT): Gồm các biến quan sát

GT4 Bằng cấp của trường này giúp tơi có việc làm ổn định trong tương lai GT5 Bằng cấp của trường này giúp tôi kiếm được thu nhập cao trong tương lai GT6 Kiến thức từ trường ĐH này giúp tôi thăng tiến trong sự nghiệp

GT7 Chất lượng đào tạo mà tôi nhận được tương xứng với chi phí mà tơi bỏ ra GT8 Tơi thấy tự hào khi trở thành sinh viên của trường Đại học này

GT9 Tơi thấy hạnh phúc vì đã chọn đúng trường để học Đại học

Kiến thức và phương pháp giảng dạy (KT): Gồm các biến quan sát

PM1 Hầu hết các GV có phương pháp truyền đạt tốt

PM2 Hầu hết các GV có kiến thức chun mơn sâu rộng về môn học PM3 Hầu hết các GV có liên hệ kiến thức của mơn học với thực tế

PM6 Hầu hết các GV khuyến khích sinh viên chủ động, sáng tạo trong học tập PM7 Hầu hết các GV quản lý và hướng dẫn SV thảo luận có hiệu quả

Tổ chức khóa học (TC): Gồm các biến quan sát

PM12 SV được thông báo đầy đủ kế hoạch học tập từng học kỳ

PM13 SV được thơng báo các tiêu chí đánh giá kết quả học tập tồn khóa

PM14 SV được thơng báo các tiêu chí đánh giá kết quả học tập từng mơn học

PM15 SV được thông báo kế hoạch thực hiện đề tài NCKH dự thi các cấp

Cơ sở vật chất (VC): Gồm các biến quan sát

PC10 Phòng học đảm bảo ánh sáng, âm thanh PC11 Thiết bị giảng dạy hoạt động hiệu quả

PC9 Phòng học đảm bảo yêu cầu chỗ ngồi (độ thơng thống)

Hình ảnh của nhà trường (HA): Gồm các biến quan sát

HA1 Trường ĐH có danh tiếng

HA2 Trường là nơi của những suy nghĩ mới sáng tạo

HA4 Trường có mối quan hệ mật thiết với các doanh nghiệp HA5 Trường dễ dàng thích ứng với sự phát triển của xã hội

Chương trình học (CT): Gồm các biến quan sát

PC1 Nội dung chương trình đào tạo có dung lượng hợp lý

PC2 Thời lượng (tổng số tín chỉ) của các môn học trong một học kỳ là phù hợp PC3 Tổng thể các mơn học trong chương trình bổ sung tốt cho nhau

Tài liệu học tập (TL): Gồm các biến quan sát

PC5 Các môn học chuyên ngành có giáo trình riêng do trường biên soạn PC6 Tài liệu các môn học được cung cấp với nội dung chính xác

PC7 Tài liệu các mơn học được cung cấp với nội dung cập nhật

Mối quan hệ giữa Giảng viên với SV (QH): Gồm các biến quan sát

PM8 Hầu hết giảng viên giải đáp thắc mắc của sinh viên với thái độ lịch sự PM9 Hầu hết giảng viên sẵn sàng trả lời câu hỏi và tiếp cận ngoài giờ học

- Biến phụ thuộc:

Ký hiệu Tên biến quan sát

Mức độ hài lòng (HL): Gồm các biến quan sát

HL1 Nói chung tơi đã cảm thấy hài lịng về chất lượng của khóa học

HL2 Nói chung tơi đã cảm thấy hài lịng với chương trình đào tạo của trường HL3 Trường đại học này đã đáp ứng được những kỳ vọng của tôi

Như vậy, mơ hình hồi quy có thể được viết như sau:

HL = β0 +β1*PV+ β2*KV+ β3*GT+ β4*KT+ β5TC+ β6*VC+ β7*HA+ β8*CT+ β9*TL+ β10*QH

Tiến hành thực hiện hồi quy bằng phần mềm SPSS với phương pháp Enter (các biến đưa vào cùng một lúc), kết quả như sau:

Bảng 2.7: Kết quả hồi quy sử dụng phương pháp enter của mơ hình

Model Summaryb

Model R R Square Adjusted R Square Std. Error of the Estimate 1 0,733a 0,537 0,532 0,68392041

Hệ số R2 điều chỉnh bằng 0,532, cho biết 53,2% sự biến thiên của biến

phụ thuộc - mức độ hài lịng của sinh viên (HL) được giải thích bởi các biến

độc lập trong mơ hình.

Bảng 2.8: Phân tích phương sai mơ hình hồi quy

ANOVAb

Model Sum of Squares df Mean Square F Sig. Regression 518,301 10 51,830 110,808 0,000a

Residual 446,699 955 0,468 Total 965,000 966

Nhìn vào bảng phân tích phương sai ANOVA ta thấy giá trị sig = 0,000 nhỏ hơn 0,05 nên mơ hình hồi quy phù hợp với dữ liệu, ở mức ý nghĩa 5%.

Bảng 2.9 Bảng kết quả phân tích hồi quy – nhân tố tác động đến sự hài lòng

Hệ số hồi quy Độ lệch chuẩn Hệ số tác động biên Thống kê t Giá trị P Hằng số 1,469E-18 0,022 0,000 1,000 PV 0,260 0,022 0,260 11,831 0,000 KV 0,044 0,022 0,044 2,003 0,046 GT 0,497 0,022 0,497 22,593 0,000 KT 0,308 0,022 0,308 13,977 0,000 TC 0,110 0,022 0,110 4,988 0,000 VC 0,147 0,022 0,147 6,663 0,000 HA 0,117 0,022 0,117 5,315 0,000 CT 0,250 0,022 0,250 11,340 0,000 TL 0,096 0,022 0,096 4,369 0,000 QH 0,080 0,022 0,080 3,619 0,000 Nhìn vào bảng số liệu trên ta thấy, tất cả các giá trị sig của các biến độc lập đều nhỏ hơn 0,05. Do đó ở mức ý nghĩa 5%, các biến độc lập tham gia vào mơ hình đều có mối liên hệ tốt với biến phụ thuộc (các biến độc lập ảnh

hưởng đến biến phụ thuộc là có ý nghía thống kê), và có khả năng sử dụng các hệ số hồi quy để lượng hóa mối liên hệ giữa các biến độc lập với biến phụ

thuộc.

Mơ hình hồi quy có thể được viết lại như sau:

HL = (1,469E-18 ) + 0,26*PV + 0,044*KV + 0,497*GT + 0,308*KT + 0,11*TC + 0,147*VC + 0,117*HA + 0,25*CT + 0,096*TL + 0,08*QH

Nhìn vào hệ số beta ta có thể thấy tầm ảnh hưởng của từng biến độc lập tới biến phụ thuộc, sắp xếp theo mức độ ảnh hưởng giảm dần như sau:

HL = (1,469E-18) + 0,497*GT + 0,308*KT + 0,26*PV + 0,25*CT + 0,147*VC + 0,117*HA + 0,11*TC + 0,096*TL + 0,08*QH + 0,044*KV

Tất cả các hệ số β đều lớn hơn không, nghĩa là các biến độc lập ảnh

hưởng cùng chiều với biến phụ thuộc. Như vậy dấu của các hệ số beta đều phù hợp với dấu kỳ vọng đặt ra ở mơ hình nghiên cứu đề nghị.

- Biến giá trị cảm nhận (GT) có hệ số beta lớn nhất β=0,497, điều này

cho thấy yếu tố giá trị cảm nhận là yếu tố có mức độ ảnh hưởng mạnh nhất tới mức độ hài lòng của sinh viên. Theo thang đo Likert 5 điểm thì nếu giá trị cảm nhận được đánh giá tăng lên 1 điểm sẽ làm cho mức độ hài lòng của sinh viên tăng lên 0,497 điểm.

- Biến kiến thức và phương pháp giảng dạy (KT) có mức độ ảnh hưởng

mạnh thứ hai vì có hệ số β=0,308 nghĩa là kiến thức và phương pháp

giảng dạy được đánh giá tăng lên 1 điểm sẽ làm cho mức độ hài lòng

của sinh viên tăng lên 0,308 điểm.

- Biến quản lý và phục vụ đào tạo (PV) có hệ số β=0,26, đây là yếu tố có mức độ ảnh hưởng mạnh thứ ba. Nếu quản lý và phục vụ đào tạo được

đánh giá tăng lên 1 điểm sẽ làm cho mức độ hài lòng của sinh viên tăng

lên 0,26 điểm.

- Các biến cịn lại như: chương trình học (CT), cơ sở vật chất (VC), hình

ảnh của nhà trường (HA), tổ chức khóa học (TC), tài liệu học tập (TL),

quan hệ giữa giảng viên với sinh viên (QH), theo thứ tự lần lượt có mức

độ ảnh hưởng giảm dần đến sự hài lòng của sinh viên. (Hệ số β tương

ứng của các biến trên lần lượt là: 0,25 ; 0,147 ; 0,117 ; 0,11 ; 0,096 và

0,08)

- Biến kỳ vọng (KV) có hệ số β=0,044, đây là yếu tố có mức độ ảnh

hưởng yếu nhất đến sự hài lòng. Tức là, nếu kỳ vọng được đánh giá

tăng lên 1 điểm thì chỉ làm cho mức độ hài lòng của sinh viên tăng lên

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) những nhân tố tác động đến sự hài lòng của sinh viên chính quy các trường đại học công lập, nhóm ngành kinh tế trên địa bàn TPHCM , luận văn thạc sĩ (Trang 51)