Người khuyết tật

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quyền của người khuyết tật trong việc thành lập doanh nghiệp xã hội theo pháp luật việt nam (Trang 50 - 54)

Người khuyết tật là người có một hoặc nhiều khiếm khuyết về thể chất hoặc tinh thần mà vì thế gây ra suy giảm đáng kể và lâu dài đến khả năng thực hiện các hoạt động, sinh hoạt hàng ngày.

Theo Đạo luật chống phân biệt đối xử với người khuyết tật (DDA - Disability Discrimination Act) do Quốc hội Anh ban hành, khi xét về mặt thời gian tác động thì khiếm khuyết kéo dài hoặc sẽ có thể kéo dài mà ít hơn 12 tháng bình thường khơng được coi là khuyết tật, trừ phi là bị tái đi tái lại, một số người có khiếm khuyết kéo dài hơn một năm thì vẫn ở trong diện của DDA, cả khi họ sẽ được phục hồi hồn tồn.

Cịn Đạo luật về người khuyết tật của Hoa Kỳ năm 1990 (ADA - Americans with Disabilities Act of 1990) định nghĩa người khuyết tật là người có sự suy yếu về thể chất hay tinh thần gây ảnh hưởng đáng kể đến một hay nhiều hoạt động quan trọng trong cuộc sống. Cũng theo ADA những ví dụ cụ thể về khuyết tật bao gồm: khiếm khuyết về vận động, thị giác, nói và nghe, chậm phát triển tinh thần, bệnh cảm xúc và những khiếm khuyết cụ thể về học tập, bại não, động kinh, teo cơ, ung thư, bệnh tim, tiểu đường, các bệnh lây và không lây như bệnh lao và bệnh do HIV (có triệu chứng hoặc khơng có triệu chứng). Có thể thấy rằng có sự thống nhất tương đối về định nghĩa thế nào là khuyết tật của hai đạo luật này.

Theo phân loại của WHO, có ba mức độ suy giảm là: khiếm khuyết (impairment), khuyết tật (disability) và tàn tật (handicap), cụ thể:

- Khiếm khuyết chỉ đến sự mất mát hoặc khơng bình thường của cấu trúc cơ thể liên quan đến tâm lý hoặc/và sinh lý.

39

- Khuyết tật chỉ đến sự giảm thiểu chức năng hoạt động, là hậu quả của sự khiếm khuyết.

- Còn tàn tật đề cập đến tình thế bất lợi hoặc thiệt thòi của người mang khiếm khuyết do tác động của môi trường xung quanh lên tình trạng khuyết tật của họ (WHO, 1999).

Còn theo quan điểm của Tổ chức Quốc tế người khuyết tật, người khuyết tật trở thành tàn tật là do thiếu cơ hội để tham gia các hoạt động xã hội và có một cuộc sống giống như thành viên khác (DPI, 1982). Do vậy, khuyết tật là một hiện tượng phức tạp, phản ánh sự tương tác giữa các tính năng cơ thể và các tính năng xã hội mà trong đó người khuyết tật sống44.

Tại Việt Nam, người khuyết tật được định nghĩa như sau: “Người khuyết tật là người bị khiếm khuyết một hoặc nhiều bộ phận cơ thể hoặc bị suy giảm chức năng được biểu hiện dưới dạng tật khiến cho lao động, sinh hoạt, học tập gặp khó khăn”45. Điều này cho thấy có sự tương đồng trong khái niệm về người khuyết tật ở nước ta và các nước trên thế giới.

Theo thống kê năm 2011, Việt Nam có khoảng 6.1 triệu người khuyết tật, tương đương 7.8% dân số46

Đối với đa số người Việt Nam, khuyết tật và tàn tật là hai từ để chỉ cùng một khái niệm, từ năm 2009 trở về trước người ta vẫn dùng song song chúng trên cả phương tiện truyền thông đại chúng và văn bản pháp quy. Trong các pháp lệnh trước đây của nhà nước Việt Nam, tàn tật là cụm từ được chính thức sử dụng, song theo dự thảo năm 2009, từ khuyết tật nhiều khả năng sẽ được dùng để thay thế từ tàn tật trong các bộ luật. Năm 2010 Quốc hội Việt Nam đã chính thức sử dụng cụm từ người khuyết tật thay cho tàn tật trong các bộ luật ban hành có liên quan47.

44“Disabilities: Định nghĩa của WHO về Khuyết tật”

45“Khoản 1 Điều 2 Luật Người Khuyết Tật ngày 17/06/2010”

46“Truy cập tại: http://Báo điện tử Dân trí Việt Nam”

40

Thơng thường từ khuyết tật được cho là mang sắc thái tình cảm, ý nghĩa tốt hơn là từ tàn tật. Người ta cho rằng từ "tàn" trong cụm từ tàn tật gợi đến hình ảnh tiêu cực, tạo cảm giác khơng cịn khả năng gì, khơng cịn tương lai và điều đó ảnh hưởng khơng tốt đến nỗ lực phấn đấu vượt khó khăn. Từ "khuyết" mang nghĩa suy giảm chức năng nhưng vẫn có khả năng phục hồi, vẫn cịn hy vọng. Ngược lại cũng có ý kiến cho rằng đây chỉ là các tên gọi, các nhãn mác cho khái niệm do vậy không cần phải quá câu nệ, cốt yếu là thái độ và hành vi thực tế. Tuy nhiên xu hướng chung được khuyến nghị là sử dụng từ khuyết tật thay cho từ tàn tật. Trong cuộc hội thảo do Văn phòng Điều phối các hoạt động hỗ trợ người tàn tật Việt Nam (NCCD) và Tổ chức Cứu trợ nhân đạo (CRS) thực hiện thì có đến 17 trên tổng số 19 ý kiến cho rằng nên thay cụm từ tàn tật bằng khuyết tật. Ngồi ra bản thân những người có khiếm khuyết cũng muốn mình được gọi bằng cụm từ người khuyết tật hơn.

Theo định nghĩa khuyết tật phải đảm bảo cả hai điều kiện là có khiếm khuyết và khiếm khuyết đó ảnh hưởng nghiêm trọng đến cuộc sống. Nói về khiếm khuyết, đó là vấn đề rất thơng thường, và bất kỳ ai cũng đều có thể bị khiếm khuyết trong một giai đoạn nào đấy của cuộc sống. Vậy vấn đề chỉ còn nằm ở chỗ khiếm khuyết đó nghiêm trọng đến mức nào. Tuy nhiên khái niệm nghiêm trọng ở đây khơng hồn tồn xác định được một cách đơn nhất, bởi vì nó khơng chỉ phụ thuộc vào bản thân khiếm khuyết mà còn phụ thuộc vào bối cảnh văn hóa, khoa học.

Ví dụ: “Nếu một người cận thị khá nặng trong thời đại khơng có kính trợ giúp thì đó là một vấn đề cực rắc rối và sẽ bị coi là khuyết tật”.

Một ví dụ khác: “Chẳng hạn một cơ gái có vết sẹo dài ở mặt và trơng khó coi (theo quan điểm của xã hội) sẽ bị ảnh hưởng nghiêm trọng đến hạnh phúc của cơ trong đó có lịng tự trọng bị tổn thương và khả năng kết hôn theo sự tự lựa chọn thấp. Nhưng rõ ràng là cơ gái đó vẫn có sức khỏe thể chất, tâm thần và giác quan bình thường. Như vậy sự khuyết tật của cô do quan niệm của xã hội

41

tạo thành, chính những quan niệm của xã hội và của chính cơ đã hạn chế cơ tri nhận đầy đủ giá trị cuộc sống. Nếu vết sẹo đó ở vùng bụng vấn đề lại khác hoàn toàn…”

Những điều trên cho thấy, sự cải tiến của khoa học công nghệ và sự điều chỉnh thái độ đúng đắn khiến nhiều người khuyết tật sẽ đơn giản chỉ là bị khiếm khuyết.

Nick Vujicic, một người khuyết tật bẩm sinh, khơng có tứ chi

Về tỷ lệ người khuyết tật, các con số đưa ra rất khác nhau và đa dạng, ngun nhân là vì, có khá nhiều các tổ chức đánh giá, của chính phủ cũng như phi chính phủ...quan trọng hơn các tiêu chí khác nhau đã ảnh hưởng quyết định đến kết quả. Thống kê trên thế giới có khoảng 10% người khuyết tật tương đương với 650 triệu người (khảo sát năm 2007)48. Ở Việt Nam thiếu sự minh bạch và đồng nhất nên các báo cáo thay đổi từ 5% đến 15%.

Theo cách phân loại trên, tỷ lệ người khuyết tật chung cả nước Việt Nam vào năm 2006 là 15,3%. Vùng có tỷ lệ khuyết tật cao nhất là Đơng Nam Bộ, thấp nhất là Tây Bắc. Tỷ lệ người khuyết tật khu vực thành thị cao hơn khu vực nông thôn (17,8% so với 14,4%). Tỷ lệ người khuyết tật nữ cao hơn nam

42

(16,58% so với 13,69%) lý do được đưa ra là nhóm dân số nữ cao tuổi chiếm tỷ trọng cao hơn nhiều so với nhóm dân số cao tuổi là nam giới49.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quyền của người khuyết tật trong việc thành lập doanh nghiệp xã hội theo pháp luật việt nam (Trang 50 - 54)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(81 trang)