Sự hỗ trợ của Nhà nước

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quyền của người khuyết tật trong việc thành lập doanh nghiệp xã hội theo pháp luật việt nam (Trang 80 - 81)

2.4 Kiến nghị/đề xuất

2.4.6 Sự hỗ trợ của Nhà nước

Ngồi sự nỗ lực của chính bản thân các doanh nghiệp xã hội, cần có sự hỗ trợ của Nhà nước thơng qua các chính sách, thủ tục thành lập doanh nghiệp, hỗ trợ thuế…

Về vấn đề nguồn vốn, doanh nghiệp xã hội có thể tìm cách kêu gọi, thu hút vốn vay và có bảo lãnh của các tổ chức từ thiện hoặc Chính phủ; phát hành nợ có đặc trưng của vốn chủ sở hữu với việc phát hành nợ cho các nhà đầu tư và nhà đầu tư được nhận lãi dựa vào hiệu quả sản xuất - kinh doanh của doanh nghiệp xã hội.

Đối với những doanh nghiệp xã hội đang hoạt động cần phải có những ưu đãi như:

- Khuyến khích về đầu tư, thuế, quỹ đất; - Hỗ trợ về tài chính, nhân lực;

- Phát triển quỹ tài chính hoặc nguồn tài chính để giúp cho doanh nghiệp xã hội phát triển.

Ở Việt Nam, đặc biệt chú ý đến việc đào tạo nghề và tạo việc làm cho người khuyết tật. Trong Luật dạy nghề năm 2006, Chương VII dành cho đào tạo nghề cho người khuyết tật, trong đó nêu rõ mục tiêu là giúp đỡ người khuyết tật có khả năng thực hiện công việc để tạo việc làm hoặc tìm một cơng việc. Nhà nước cũng có các chính sách hỗ trợ tài chính và các ưu đãi khác cho các cơ sở dạy nghề cho người khuyết tật để thúc đẩy đào tạo nghề cho người khuyết tật

69

PHẦN KẾT LUẬN

Mục tiêu của bất kỳ doanh nghiệp xã hội nào cũng đều mong muốn đóng góp giá trị cho xã hội. Các doanh nghiệp xã hội có thể làm cho thế giới trở thành một nơi tốt đẹp, công bằng và bền vững hơn, không chỉ thông qua các mục tiêu xã hội của chính doanh nghiệp, mà còn là cách họ thực sự cung cấp các dịch vụ hoặc sản phẩm của mình. Tất cả các doanh nghiệp xã hội, bất kể lĩnh vực cụ thể nào, sẽ lo ngại rằng hoạt động kinh doanh của họ được thực hiện theo đạo đức, với các giá trị như thân thiện với môi trường và sử dụng nhiều người khác nhau.

Đặc biệt là đối với các doanh nghiệp xã hội tuyển dụng nhân sự là những người khuyết tật, lẽ đương nhiên, có rất nhiều lý do để các doanh nghiệp này làm như vậy. Ngoài các vấn đề đạo đức liên quan thì các nhân viên là người khuyết tật, ít nhất cũng có năng suất như những đồng nghiệp khác khơng bị khuyết tật. Họ có ít thời gian nghỉ ốm, có ít tai nạn lao động hơn và có xu hướng gắn bóvới doanh nghiệp lâu dài hơn. Người khuyết tật có nguy cơ thất nghiệp cao gấp đơi so với những người khơng bị khuyết tật, vì vậy, việc làm là điều quan trọng đối với người khuyết tật, khơng chỉ vì thu nhập, mà cịn về cảm giác có giá trị, làm việc hữu ích, có phẩm giá, đáng giá và độc lập.Vì vậy, nếu doanh nghiệp muốn nhân viên trung thành, năng suất tiết kiệm, doanh nghiệp cần phải thu hút nhân viên là những người khuyết tật.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quyền của người khuyết tật trong việc thành lập doanh nghiệp xã hội theo pháp luật việt nam (Trang 80 - 81)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(81 trang)