Tăng cường thực thi thể chế, pháp luật

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quyền của người khuyết tật trong việc thành lập doanh nghiệp xã hội theo pháp luật việt nam (Trang 76 - 77)

2.4 Kiến nghị/đề xuất

2.4.2 Tăng cường thực thi thể chế, pháp luật

Các Bộ, ngành chủ động phát hiện, đề xuất cho Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ về những giải pháp cụ thể, phù hợp để lồng ghép pháp luật, chính sách hỗ trợ phát triển doanh nghiệp xã hội đối với người khuyết tật được đi vào thực tiễn cuộc sống, cụ thể như:

- Tăng cường, mở rộng sự hỗ trợ và đồng bộ hóa hệ thống an sinh xã hội cho tất cả các nhóm người khuyết tật.

- Tăng cường tiếp cận việc làm cho người khuyết tật ngoài việc hỗ trợ họ tham gia vào các hoạt động văn hoá và xã hội.

- Tăng cường hoạt động tuyên truyền phổ biến giáo dục về người khuyết tật và pháp luật, chính sách về người khuyết tật.

- Tăng cường kêu gọi và tranh thủ sự đóng góp hỗ trợ về vật chất, tri thức, kinh nghiệm và tinh thần từ các cá nhân, tổ chức trong và ngoài nước để thực thi pháp luật và chính sách về người khuyết tật, hỗ trợ người khuyết tật giải quyết việc làm, tăng thêm nguồn vốn cho quỹ việc làm cho người khuyết tật.

- Việc hoạch định chính sách cho người khuyết tật cần được thực hiện kịp thời hơn trong tình hình mới.

Ở những địa phương có người khuyết tật sinh sống và làm việc:

- Ngồi việc tăng cường truyền thơng và nâng cao nhận thức về các vấn đề pháp lý liên quan đến người khuyết tật dưới nhiều hình thức nhằm nâng cao trách nhiệm của cộng đồng và xã hội trong việc hỗ trợ người khuyết tật, các chỉ tiêu và giải pháp về người khuyết tật làm việc trong chương trình phát triển kinh tế xã hội địa phương58.

58“ Truy cập tại: http://www.nhandan.com.vn/cuoituan/item/30777002-thao-go-rao-can-chinh-sach-doi-voi- nguoi-khuyet-tat.html”

65

- Bên cạnh đó, vấn đề dạy nghề và tạo việc làm cần có những quy định về ngành nghề dành cho người khuyết tật. Cần chặt chẽ hơn trong các quy định về tổ chức dạy nghề cho người khuyết tật như: giáo án phù hợp, chính sách thỏa đáng cho giáo viên dạy văn hóa, dạy nghề phiên dịch cho người khiếm thính. Thời gian học nghề cần phải linh hoạt, tạo điều kiện cho người khuyết tật tiếp cận các nguồn vốn vay hỗ trợ kinh phí cho các tổ chức tự lực, cơ sở sản xuất kinh doanh của người khuyết tật.

- Trên cơ sở phân dạng, phân hạng khuyết tật tiến hành thống kê, đánh giá phân loại số người khuyết tật theo mức độ dạng tật theo khả năng lao động để giúp cho công tác dạy nghề phù hợp với khả năng học nghề, khả năng lao động, yêu cầu của nghề nghiệp trong tương lai.

- Tăng cường nhận thức cho cộng đồng, xã hội và của chính bản thân người khuyết tật.

- Phát triển các tổ chức vì người khuyết tật

- Phát triển hệ thống thông tin phản hồi của người khuyết tật

Đối với cộng đồng doanh nghiệp, doanh nhân, nên tập trung vào đổi mới quản lý kinh doanh; giữ vững tinh thần tự hào dân tộc, ý thức chấp hành pháp luật, liêm chính trong kinh doanh; xây dựng văn hóa doanh nghiệp, đạo đức doanh nhân, cạnh tranh lành mạnh và thúc đẩy trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quyền của người khuyết tật trong việc thành lập doanh nghiệp xã hội theo pháp luật việt nam (Trang 76 - 77)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(81 trang)