2-33 Kết quả phát xả HC trên quy trình thử FTP khi sử dụng những phương

Một phần của tài liệu Nghiên cứu, thử nghiệm bộ xử lý khí thải xúc tác gắn trên động cơ xăng (Trang 93 - 95)

những phương pháp khởi động xúc tác khác

Đánh lửa đốt cháy khí xả (EGI): Cũng tương tự như phương pháp trên,

người ta cũng tăng hàm lượng CO và HC trong khí xả bằng cách tăng độ giàu của hỗn hợp. Sau đó, bổ sung không khí vào để tạo ra hỗn hợp có khả năng bắt lửa dễ dàng ở đầu vào hộp xúc tác. Hỗn hợp sẽ được đánh lửa qua trung gian một bougie, trong một số trường hợp, bougie sẽ được đặt giữa hai monolithe.

Quy trình thử nghiệm FTP về sự phát xả HC khi sử dụng các phương pháp khởi động xúc tác khác nhau cho thấy khi sử dụng kỹ thuật sấy xúc tác cho hiệu quả cao nhất, việc lắp đặt bộ xúc tác gần động cơ cũng cho kết quả khả quan.

Chương 3

KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU

3.1. MỤC TIÊU, NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP THÍ NGHIỆM

3.1.1 Mục tiêu và nội dung thí nghiệm

Mục tiêu thí nghiệm là xác định ảnh hưởng của BXLKTXT S10 do Mỹ sản xuất dùng cho động cơ xăng 4 kỳ của công ty Marco cung cấp đến hàm lượng các chất độc hại cơ bản trong khí thải của động cơ TOYOTA và động cơ KIA, trên cơ sở đó đánh giá khả năng sử dụng BXLKTXT S10 nhằm giảm ô nhiễm môi trường do khí thải của động cơ xăng nói chung và động cơ tàu thủy cỡ nhỏ loại cao tốc nói riêng.

Để đạt được mục tiêu nói trên, thí nghiệm bao gồm các nội dung sau đây:

1) Xác định hàm lượng các chất HC, CO, NOx, CO2, O2 trong khí thải động cơ TOYOTA không trang bị BXLKTXT và có trang bị BXLKTXT khi chạy ở chế độ không tải;

2) Xác định hàm lượng các chất HC, CO, NOx, CO2, O2 trong khí thải động cơ KIA không trang bị BXLKTXT và có trang bị BXLKTXT khi chạy ở chế độ có tải.

3.1.2 Phương pháp và qui trình thí nghiệm

Phương pháp thí nghiệm :

Thí nghiệm được tiến hành theo phương pháp đối chứng các thành phần khí ô nhiễm đối với động cơ Toyota và động cơ Kia đã qua sử dụng có lắp BXLKTXT và không lắp BXLKTXT. Đầu tiên thử nghiệm đối với ống xả nguyên bản của động cơ Toyota và động cơ Kia không lắp BXLKTXT theo qui trình thí nghiệm. Sau đó, thay ống xả bằng ống xả mới có lắp BXLKTXT S10 ở động cơ Toyota và động cơ Kia, tiến hành thử nghiệm. Cuối cùng so sánh các kết quả thử nghiệm và rút ra kết luận.

Qui trình thí nghiệm :

Qua tham khảo các qui trình đo khí thải Cục Đăng kiểm Việt Nam, các qui định bảo dưỡng động cơ của hãng Toyota và Kia, luận văn xây dựng qui trình cho động cơ Toyota và động cơ Kia thử nghiệm.

Chuẩn bị thử nghiệm

+ Đối với động cơ Toyota và động cơ Kia: Phải được kiểm tra bảo dưỡng trước khi tiến hành thí nghiệm :

- Xúc rửa lọc nhiên liệu - Làm sạch lọc gió

- Điều chỉnh soupap - Lắp ống xả cần thí nghiệm

- Lắp bình ắc qui đủ điện áp - Thay bu gi mới

+ Thiết bị đo:

- Làm sạch hệ thống

- Hiệu chuẩn lại các bộ phận phân tích khí - Ổn định hệ thống

Qui hoạch thực nghiệm

+ Người điều khiển động cơ bám sát qui trình thí nghiệm, điều chỉnh số vòng quay động cơ thể hiện trên đồng hồ tốc độ và thông số từ thiết bị đo khí thải ổn định.

+ Kết quả đo được xuất ra ở dạng thông số từ thiết bị đo khí thải HG-520. + Sau khi thử nghiệm với ống xả nguyên bản, sau đó tiến hành thay ống xả có lắp BXLKTXT S10

+ Hiệu chuẩn và ổn định thiết bị

+ Tiến hành thử nghiệm cho mẫu tiếp theo. Kết quả được xuất ra từ thiết bị đo hoặc ghi bằng tay.

Thiết kế, lắp đặt :

+ BXLKTXT bắt đầu hoạt động ở nhiệt độ từ 250 0C và hiệu quả tốt nhất từ

400 0C ÷ 8000C. Do vậy, khi nghiên cứu lắp đặt BXLKTXT trên đường ống thải các

chuyên gia trên thế giới khuyến cáo nên đặt càng gần cổ ra ống xả thì hiệu quả chuyển đổi ô nhiễm của BXLKTXT tốt hơn khi đặt xa cổ ra của ống xả.

+ Chọn vị trí lắp đặt của BXLKTXT S10 là cách bích ống xả khoảng 60 cm. Dùng một ống xả để thử nghiệm và cắt hàn BXLKTXT S10 gắn trên đường ống xả cách bích ống xả khoảng 60 cm ( H. 3-1, H. 3-2).

Một phần của tài liệu Nghiên cứu, thử nghiệm bộ xử lý khí thải xúc tác gắn trên động cơ xăng (Trang 93 - 95)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(117 trang)