2-11 Nồng độ BTX trung bình 1 giờ của các khu vực thuộc thành phố Hà

Một phần của tài liệu Nghiên cứu, thử nghiệm bộ xử lý khí thải xúc tác gắn trên động cơ xăng (Trang 32 - 36)

thuộc thành phố Hà Nội (quan trắc trong thời gian 12/1/2007-5/2/2007)

(Nguồn: Chương trình Không khí sạch Việt Nam - Thuỵ Sỹ, 2007)

2.1.3 Tác hại của khí thải của động cơ đốt trong

2.1.3.1 Tác hại của khí thải ảnh hưởng đến sức khỏe con người

Phương tiện giao thông đã phát thải ra một khối lượng đáng kể các chất ô nhiễm với những ảnh hưởng khác nhau được tóm tắt trong bảng 2-3.

Bảng 2-3. Tác hại của khí thải phương tiện đến sức khoẻ và môi trường [4]

Ảnh hưởng đến

sức khoẻ Biến đổi khí hậu

Chất ô nhiễm Trực tiếp Gián tiếp Mưa axít Sinh thái Có thể nhìn thấy Trực tiếp Gián tiếp CO HC NOx PM SOx X X X X X X X X X X X X X X X X X X

Monoxyde Carbon (CO):

CO là chất khí không màu, không vị. Nó đe dọa nghiêm trọng đến sức khoẻ con người, đặc biệt đối với thai nhi và người mắc bệnh tim. Do áp lực của hemoglobin

(Hb) trong máu đối với CO lớn hơn 200 lần so với O2 nên CO sẽ cản trở vận chuyển

O2 từ máu đến các mô. Khi vào cơ thể CO tấn công HbO2 tạo nên phức bền cacboxyhemoglobin (HbCO) như sau:

Rất nhiều nguyên cứu trên người và động vật chứng tỏ rằng những người yếu tim sẽ thêm căng thẳng khi lượng CO trong máu tăng. Người khoẻ mạnh cũng bị ảnh hưởng nhưng chỉ khi tiếp xúc CO ở nồng độ cao và thường dẫn đến những hiện tượng như suy giảm thị lực, sự khéo léo, năng lực làm việc, học tập…

Bảng 2-4. Hậu quả của sự nhiễm độc CO ở các nồng độ khác nhau.[4]

Nồng độ CO (ppm)

Tỷ lệ chuyển hoá (%)

HbO2 HbCO Ảnh hưởng đối với con người

10 2 Giảm khả năng phán đoán, đau đầu,

chóng mặt, mệt mỏi…

100 15 Như trên (nhưng mức độ nặng hơn)

250 32 Bất tỉnh

750 60 Chết sau vài giờ

1.000 65 Chết rất nhanh

Oxyde Nitơ (NOx):

Monoxyde nitơ (NO) là chất chiếm đại bộ phận trong họ các oxyde nitơ. NO không nguy hiểm mấy, nhưng nó là cơ sở để tạo ra dioxyde nitơ (NO2), đây là chất khí màu hồng nhạt, có mùi, khứu giác có thể phát hiện ở nồng độ khoảng 0,12 ppm trong

không khí. NO2 gắn liền với việc gia tăng lây nhiễm đường hô hấp, làm nghẽn thở ở

người mắc bệnh hen và giảm chức năng của phổi. Nguyên nhân là do NO2 khó hòa tan

nên có thể theo đường hô hấp đi sâu vào phổi gây viêm và làm hủy hoại các tế bào của

cơ quan hô hấp. NOx còn góp phần tăng lượng bụi hạt, tạo mưa acide làm hư hại cây

cối ở vùng cao và tăng nồng độ acide ở các ao, hồ và sông suối, ảnh hưởng nghiêm trọng đến sinh vật dưới nước. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Dioxyde Sunphur (SO2):

SO2 với nồng độ cao có thể gây suy giảm khả năng thở tạm thời đối với trẻ em bị hen và với những người lớn làm việc nặng ngoài trời. Những người bị hen chỉ cần tiếp xúc trong thời gian ngắn với mức SO2 cao có thể gây nên giảm chức năng phổi kèm theo các triệu chứng như tức ngực, thở ngắn. Những ảnh hưởng khác do tiếp xúc

lâu dài với nồng độ SO2 cao gồm bệnh hô hấp, thay đổi khả năng bảo vệ phổi và làm

Hydro Cacbon (HC):

Benzen

Cục Bảo vệ Môi trường Hoa Kỳ (US-EPA) mới đây đã khẳng định lại benzen là chất gây ung thư cho con người khi tiếp xúc bằng bất kỳ cách nào. Khi hệ hô hấp tiếp xúc với nồng độ benzen cao trong một thời gian dài sẽ gây ung thư các mô tạo ra bạch cầu trong máu. Tiếp xúc với benzen hay chất chuyển hoá của nó cũng dẫn đến biến đổi gen ở người và động vật. Hiện tượng biến đổi nhiễm sắc thể ở những người tiếp xúc với benzen được coi là biểu hiện ban đầu về nguy cơ nhiễm bệnh bạch cầu.

Formaldehyt và Acetandehyt

US-EPA đã xếp formaldehyt vào loại chất có khả năng gây ung thư tuy chưa có đủ căn cứ về gây ung thư cho người nhưng lại đủ căn cứ về gây ung thư cho động vật. Các nguyên cứu dịch tễ học ở những công nhân phải tiếp xúc formaldehyt do nghề nghiệp đã đưa ra giả thuyết là hít thở formaldehyt lâu ngày có thể liên quan đến các khối u trong vòm họng, khoang mũi và xoang. Nguyên cứu đã chứng minh rằng formaldehyt gây ra hoạt động biến đổi gen trong quá trình nuôi dưỡng tế bào. Trong không khí, hoá tính của acetandehyt về nhiều mặt tương tự như formaldehyt, nó cũng là chất gây ung thư cho con người.

Butadien-1,3

Vào năm 1985, butadien-1,3 được US-EPA xem là chất gây ung thư cho con người ở nhóm B2. Kết quả này dựa trên các số liệu nguyên cứu về hai loài gặm nhấm và số liệu dịch tễ.

Chất lọc chì (Pb):

Chì có mặt trong khí xả do Thétraétyl chì Pb(C2H5)4 được pha vào xăng để tăng tính chống kích nổ của nhiên liệu. Sự pha trộn chất phụ gia này vào xăng hiện nay vẫn còn là đề tài bàn cãi của giới khoa học. Chì trong khí xả động cơ tồn tài dưới dạng những hạt có đường kính cực bé nên rất dễ xâm nhập vào cơ thể qua da hoặc theo đường hô hấp. Khi đã vào được cơ thể, khoảng từ 30 đến 40% lượng chì này đi vào máu. Sự hiện diện của chì gây xáo trộn sự trao đổi ion ở não, gây trở ngại cho sự tổng hợp enzyme để hình thành hồng cầu, và đặc biệt hơn nữa, nó tác động lên hệ thần kinh làm trẻ em chậm phát triển trí tuệ. Chì gây nguy hiểm với con người khi nồng độ của nó trong máu vượt quá 200 đến 250 mg/lít. Những ảnh hưởng khác có thể xảy ra là:

- Suy giảm chức năng thận. - Tăng huyết áp.

- Ảnh hưởng đến tình trạng đẻ non cũng như giảm chỉ số tăng trưởng của bào thai.

Bụi hạt:

Bụi hạt (PM) là đại diện cho một loạt lớn các chất khác nhau về hoá tính, chúng tồn tại như những phần tử riêng biệt với nhiều kích thước khác nhau. Đặc tính hoá lý của PM thay đổi rất lớn theo thời gian, khu vực, khí tượng và loại nguồn, làm phức tạp việc đánh giá tác động của nó đến sức khoẻ cộng đồng. Ở nồng độ cao, PM có thể gây tác hại đến sức khoẻ con người (ung thư phổi, chết yểu, làm trầm trọng thêm bệnh hô hấp và tim mạch, làm biến đổi mô và cấu tạo phổi), làm giảm tầm nhìn và huỷ hoại các lớp vật chất, góp phần làm lắng đọng acide…

HẬU QUẢ TỪ VIỆC MÔI TRƯỜNG KHÔNG KHÍ BỊ Ô NHIỄM

Các nghiên cứu được tiến hành ở Mỹ và Châu Âu đã thiết lập rõ mối liên hệ giữa ô nhiễm môi trường không khí và những căn bệnh về tim mạch, hen suyễn, các bệnh về đường hô hấp...Trong khi đó ở Châu Á, rất ít các nghiên cứu về ảnh hưởng của ô nhiễm không khí đến sức khoẻ của người dân. Điều này phản ánh khả năng yếu kém nói chung của các nước Châu Á trong việc tiến hành các nghiên cứu về ảnh hưởng của ô nhiễm không khí đến sức khoẻ. Ước tính của WHO về tỷ lệ tử vong hàng năm do tiếp xúc nhiều với không khí ở các vùng đông dân cư là khoảng 800.000 người, trong đó có khoảng 500.000 người ở Châu Á. Ngoài ảnh hưởng đến sức khoẻ con người, ô nhiễm không khí còn gây tổn thất đáng kể về tài chính và kinh tế đối với các hộ gia đình, ngành công nghiệp và Chính phủ các nước Châu Á. Sự chênh lệch lớn trong số liệu tính toán về chi phí cho sức khoẻ ở một số thành phố Châu Á là minh chứng cho sự cần thiết phải có những nghiên cứu tổng hợp hơn nữa về ảnh hưởng của chất lượng không khí ở Châu Á.

Nghiên cứu về Giải pháp Năng lượng và Ảnh hưởng Sức khoẻ của Thượng Hải đã xác định được số người mắc bệnh nghẽn tắc phổi kinh niên (COPD) do bụi hạt lơ lửng (SPM) là 173.500 người vào năm 1990. Số trường hợp bị viêm phế quản kinh niên tại các quận nội thành của Thượng Hải do tiếp xúc với SPM vào năm 1999 ước tính khoảng 30.800 người, trong đó 15.200 người ở độ tuổi 45-60. Tại Đài Loan, các nhà nghiên cứu đã theo dõi điều tra 165.173 học sinh phổ thông độ tuổi 11-16 trong

hai khu vực và đi đến nhận định rằng có một mối liên hệ đáng kể giữa bệnh hen suyễn và hàm lượng các chất gây ô nhiễm trong không khí. Một nghiên cứu tương tự tại Hồng Kông cũng cho thấy khi ô nhiễm không khí tăng thì khả năng thở bình thường giảm xuống và các bệnh về đường hô hấp tăng nhanh.

Một nghiên cứu của Ngân hàng thế giới năm 1997 tại Niu Đêli đã chứng minh được mối liên hệ mật thiết giữa ô nhiễm bụi hạt và con số tử vong hàng ngày không do chấn thương cũng như những nguyên nhân nhất định khác. Người ta ước tính rằng ở

Niu Đêli cứ tăng 100mg/m3 SPM thì sẽ mất đi 51.403 năm tuổi thọ. Điều này tương

đương với 1.385 người chết trong một năm ở các nhóm tuổi khác nhau. Trong thời

gian nghiên cứu (1991-1994), mức SPM trung bình tại Niu Đêli là 378mg/m3 gần bằng

5 lần tiêu chuẩn trung bình hàng năm của WHO. Một nghiên cứu khác của tổ chức này kết luận rằng ô nhiễm không khí tại Mumbai gây ra 2.800 trường hợp chết yểu, 60 triệu ngày có triệu chứng đường hô hấp và 19 triệu ngày hoạt động hạn chế, tất cả tổn thất tính ra bằng 18 tỉ rupi Ấn Độ mỗi năm.

Một phần của tài liệu Nghiên cứu, thử nghiệm bộ xử lý khí thải xúc tác gắn trên động cơ xăng (Trang 32 - 36)