2-12 Khói bụi, ô nhiễm đang gây hại cho người dân

Một phần của tài liệu Nghiên cứu, thử nghiệm bộ xử lý khí thải xúc tác gắn trên động cơ xăng (Trang 36 - 38)

Phát hiện từ một nghiên cứu của Ngân hàng thế giới tại Bangkok ước tính rằng thiệt hại về tài chính do ô nhiễm không khí đối với các hộ tiếp xúc là 131 baht/tháng. Lợi ích có được khi giảm 20mg/m3 nồng độ PM10 trung bình hàng năm tại Bangkok sẽ tiết kiệm được từ 1,6-4,2 tỉ USD. Đánh giá gần đây của Ngân hàng thế giới về chi phí sức khoẻ do PM10 gây ra lên tới 424 triệu USD trong năm 2000.

Tại Jarkata các nghiên cứu của Ostro (1994) và Deshazo (1996) ước tính chi phí hàng năm cho sức khoẻ đã lên tới 2,16 tỉ USD (tương đương 2% GNP) do ảnh hưởng của thành phần chì và bụi hạt vượt quá tiêu chuẩn của WHO. Con số này là 392 triệu USD/năm tại thủ đô Manila. Một nghiên cứu khác do Ngân hàng thế giới thực hiện nói rằng bụi hạt ở Jarkata gây ra 4364 ca chết yểu, 32 triệu ngày hoạt động hạn chế, 101

triệu ngày có triệu chứng đường hô hấp, bệnh hen suyễn, viêm phế quản, vô số những ca cấp cứu…

Tiến sĩ Nguyễn Đình Tuấn, Chi cục trưởng Chi cục Bảo vệ môi trường, khẳng định chính người tham gia lưu thông cũng có một phần lỗi trong việc tạo ra những tác nhân gây ô nhiễm không khí ven đường, nói một cách nôm na: người dân vừa là thủ phạm vừa là nạn nhân. Tình trạng lấn đường, lấn tuyến là một trong những nguyên nhân gây ra kẹt xe.

Càng kẹt xe lâu, khí thải từ các phương tiện giao thông càng tỏa ra nhiều hơn tại một khu vực. Hệ quả là mức độ ô nhiễm nơi đó tăng lên. Vì thế lời khuyên ở đây là: hãy chấp hành luật giao thông, đi đúng phần đường quy định khi tham gia lưu thông trên đường.

2.1.3.2 Tác hại của khí xả ảnh hưởng đến môi trường, khí hậu [4], [10]

Thay đổi nhiệt độ khí quyển:

Sự hiện diện của các chất ô nhiễm, đặc biệt là những chất khí gây hiệu ứng nhà kính, trong không khí trước hết ảnh hưởng đến quá trình cân bằng nhiệt của bầu khí quyển. Trong số những chất khí gây hiệu ứng nhà kính, người ta quan tâm đến khí

carbonic CO2 vì nó là thành phần chính trong sản phẩm cháy của nhiên liệu có chứa

thành phần carbon. Sự gia tăng nhiệt độ bầu khí quyển do sự hiện diện của các chất khí gây hiệu ứng nhà kính có thể được giải thích như sau:

- Quả đất nhận năng lượng từ mặt trời và bức xạ lại ra không gian một phần nhiệt lượng mà nó nhận được. Phổ bức xạ nhiệt của mặt trời và vỏ trái đất trình bày trên các H. 2-13 và H. 2-14. Bức xạ mặt trời đạt cực đại trong vùng ánh sáng thấy được ( có bước sóng trong khoảng 0,4 – 0,73 mm) còn bức xạ cực đại của vỏ trái đất nằm trong vùng hồng ngoại (7 – 15mm).

Một phần của tài liệu Nghiên cứu, thử nghiệm bộ xử lý khí thải xúc tác gắn trên động cơ xăng (Trang 36 - 38)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(117 trang)