Giá trị kinh tế của đất bị giải tỏa

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) phân tích lợi ích và chi phí của điện hạt nhân, trường hợp dự án điện hạt nhân ninh thuận (Trang 33)

3.1. Giới thiệu dự án điện hạt nhân Ninh Thuận

3.1.2.6.2. Giá trị kinh tế của đất bị giải tỏa

Giá trị kinh tế của đất đƣợc xác định theo công thức V = R0/(k - g) theo Nguyễn Xuân Thành (2010), trong đó V là giá trị ƣớc tính của khu đất, R0 là giá trị hàng năm do đất tạo ra đối với mục đích hiện tại, g là tốc độ tăng trƣởng giá trị hàng năm trong tƣơng lai, k là chi phí vốn. Cơng thức này đƣợc rút gọn từ tổng của cấp số nhân vơ hạn có cơng bội bằng (1+g)/(1+k). Trong số năm hữu hạn của dự án, giá trị của đất chính là hiện giá của ngân lƣu giá trị hàng năm do đất tạo ra.

Giả định giá trị tạo ra của 1 đơn vị diện tích đất bị giải tỏa bằng với giá trị tăng thêm của 1 đơn vị diện tích đất nơng nghiệp. Ngƣời dân bị giải tỏa đất thƣờng không thể chuyển đổi nghề nên khi bị giải tỏa đất thì ngƣời dân mất đi nguồn thu nhập. Nhƣ vậy, giá trị của đất bị giải tỏa là hiện giá của giá trị tăng thêm từ đất hàng năm. Giá trị tăng thêm bao gồm cả thu nhập của ngƣời dân bị mất đi từ đất bị giải tỏa.

Giá trị sản xuất của 1 ha đất trồng trọt năm 2009 của tỉnh Ninh Thuận là 26,25 triệu VND (Cục Thống kê tỉnh Ninh Thuận, 2010, tr. 105 và 109). Tỷ lệ giá trị tăng thêm trong giá trị sản xuất nông nghiệp ở Ninh Thuận là 53,84% (Tổng cục Thống kê, 2008, Tập 2, tr. 265). Tỷ lệ gia tăng giá trị sản xuất từ năm 2005 đến 2009 là 2,33% (Cục Thống kê tỉnh Ninh Thuận, 2010, tr. 106 và 109). Thông thƣờng, tốc độ tăng giá trị sản xuất có xu hƣớng giảm dần trong những năm sau nên Luận văn giả định tỷ lệ tăng giá trị sản xuất hàng năm bình quân là 2%.

Khi đó, giá trị kinh tế của 1 ha đất năm t = 26,25 triệu VND x 53,84% x (1 + 2%)t

Giả định diện tích đất tái định cƣ cho NT1 bằng với NT2 theo Ủy ban nhân dân tỉnh Ninh Thuận (2011). Dự án sử dụng diện tích đất 4.100,7916 ha12, bao gồm diện tích đất tái định cƣ và diện tích đất theo Sở Tài nguyên và Môi trƣờng tỉnh Ninh Thuận (2008).

Đối với chi phí đền bù giải tỏa, chỉ tính vào chi phí kinh tế khoản chi phí bồi thƣờng thiệt hại tài sản trên đất 170.190.371.640 VND do đây là chi phí của nền kinh tế phải chi ra để

tái tạo số tài sản bị phá hủy (Bảng III.3 Phụ lục III). Các khoản chi hỗ trợ đƣợc loại trừ ra khỏi chi phí kinh tế vì đây là khoản chuyển giao trong nền kinh tế. Các khoản chi bồi thƣờng đất đƣợc thay thế bằng chi phí cơ hội của đất đã đƣợc xác định ở trên.

3.1.2.6.3. Tỷ giá hối đối kinh tế

Phí thƣởng ngoại hối (SERF) bình qn giai đoạn 2000 đến 2010 bằng 1,04 đƣợc tính theo ADB (2008, Appendix K): SERF = 1+ thu từ hải quan/ tổng xuất nhập khẩu. Chi tiết tính tốn ở Bảng III.14 Phụ lục III.

3.1.2.6.4. Chi phí vốn kinh tế

Sử dụng chi phí vốn kinh tế thấp sẽ dẫn đến thực hiện dự án xấu, làm phí phạm nguồn lực của nền kinh tế. Ngƣợc lại, sử dụng chi phí vốn cao sẽ dẫn đến bỏ qua dự án tốt, đáng đƣợc thực hiện. Kết quả nghiên cứu của Nguyễn Phi Hùng (2010, tr. 46) cho thấy chi phí vốn kinh tế thực ở Việt Nam nằm trong khoảng từ 7% đến 8%. Do vậy, Luận văn sử dụng chi phí vốn thực của nền kinh tế để phân tích Dự án ở mức 8%.

3.1.2.6.5. Các hệ số chuyển đổi

Tính tốn các hệ số chuyển đổi để có thể chuyển từ giá tài chính sang giá kinh tế thay vì đi ƣớc lƣợng tất cả các nhập lƣợng và xuất lƣợng. Giá kinh tế của nhập lƣợng, xuất lƣợng bằng giá tài chính của nhập lƣợng, xuất lƣợng nhân với hệ số chuyển đổi của nhập lƣợng, xuất lƣợng đó.

Giá điện kinh tế là 0,1026 USD/kWh. Với chi phí phân phối và truyền tải 0,026 USD/kWh, giá điện kinh tế tại cổng Dự án là 0,0766 USD/kWh. Với giá tài chính 1 kWh điện của Dự án 0,04269 USD/kWh, hệ số chuyển đổi giá điện là 1,79.

Đối với chi phí đầu tƣ, xây dựng (chƣa có thiết bị), giả định thuế suất thuế nhập khẩu sản phẩm xây dựng ở mức bình quân 13,4% theo cam kết gia nhập WTO (Trần Đức và Phƣơng Thảo, 2006). Việc xây dựng Dự án đƣợc ký kết với đối tác nƣớc ngoài nên Luận văn giả định tỷ phần ngoại thƣơng 100%. Kết quả tính tốn đƣợc hệ số chuyển đổi chi phí đầu tƣ, xây dựng bằng 0,92.

Chi phí bồi thƣờng tài sản trên đất và hỗ trợ di dời chiếm 17,93% trong tổng chi phí đền bù giải phóng mặt bằng. Hệ số chuyển đổi của chi phí tái định cƣ, đền bù giải tỏa bằng 0,18.

Việc nhập khẩu và vận chuyển máy móc thiết bị, nhiên liệu sẽ đƣợc thực hiện bằng đƣờng biển đến tận cảng của Dự án. Hệ số chuyển đổi của chi phí máy móc, thiết bị và nhiên liệu tính tốn đƣợc là 1,04.

Lao động tại Dự án chủ yếu là lao động có kỹ năng. Tiền lƣơng trả cho lao động tại Dự án cao hơn tại những Dự án sản xuất điện bằng phƣơng thức khác là phần bù cho rủi ro xảy ra nên Luận văn giả định chi phí lao động kinh tế bằng với chi chí lao động tài chính, hệ số chuyển đổi chi phí lao động bằng 1.

Đối với 50% chi phí vận hành và bảo trì cịn lại đƣợc giả định có hệ số chuyển đổi nhƣ hệ số của chi phí máy móc thiết bị và bằng 1,04.

Đối với các khoản mục phải thu, khoản phải trả, cân đối tiền mặt và khoản lãi tiền gửi không kỳ hạn đơn thuần là khoản tiền nên đƣợc hệ số đƣợc giả định bằng 1. Các hệ số chuyển đổi CFi đƣợc tổng hợp ở Bảng 3.7.

Bảng 3.7: Bảng tổng hợp các hệ số CFi

STT Khoản mục CFi

1 Giá điện 1,794

2 Thu nhập từ lãi tiền gửi 1,000

3 Chi phí đầu tƣ xây dựng (chƣa có thiết bị) 0,920

4 Chi phí tái định cƣ, đền bù, giải phóng mặt bằng 0,180

5 Chi phí thiết bị 1,040

6 Các khoản phí kèm lãi vay 1,000

7 Chi phí nhiên liệu 1,040

8 Chi phí lao động 1,000

9 Chi phí vận hành và bảo trì 1,040

10 Khoản phải thu 1,000

11 Khoản phải trả 1,000

12 Cân đối tiền mặt 1,000

Chi tiết tính tốn các hệ số chuyển đổi ở Bảng III.15 Phụ lục III.

3.1.3. Tiến độ xây dựng của dự án

Năm 0 của Dự án là năm 2011. Thời kỳ giải phóng mặt bằng từ năm 2011 đến 2013 với giả định tiến độ trong 3 năm lần lƣợt là 30%, 60% và 10%. Thời kỳ xây dựng theo Bảng 3.8.

Bảng 3.8: Thời kỳ xây dựng Dự án điện hạt nhân Ninh Thuận

Giai đoạn Tổ máy Công suất (MW) Năm khởi công Năm vận hành

1 Tổ máy 1 – NT1 1.000 2014 2020 Tổ máy 2 – NT1 1.000 2015 2021 Tổ máy 1 – NT2 1.000 2015 2021 Tổ máy 2 – NT2 1.000 2016 2022 2 Tổ máy 3 – NT1 1.000 2017 2023 Tổ máy 4 – NT1 1.000 2018 2024 Tổ máy 3 – NT2 1.000 2018 2024 Tổ máy 4 – NT2 1.000 2019 2025

Nguồn: Quốc hội (2009) và Thủ tƣớng Chính phủ (2010).

Mỗi tổ máy có thời gian xây dựng 7 năm theo OECD/IEA (2010, pp. 44, [90]). Tiến độ xây dựng từ năm thứ nhất đến thứ bảy đƣợc giả định cho từng tổ máy lần lƣợt là 2,5%; 20%; 37,5%; 24%; 12,2%; 3,5%; 0,3% theo OECD/IEA (2005, pp. 43). Thời kỳ vận hành bắt đầu từ năm 2021 đến 2085. Thời kỳ ngừng hoạt động, chờ tháo dỡ nhà máy từ năm 2081 đến 2125.

Chƣơng 3 đã mô tả tổng quát về Dự án, phân tích lý do lựa chọn địa điểm, xây dựng các thơng số và hệ số chuyển đổi để phân tích tính khả thi về kinh tế, xã hội và tài chính của Dự án ở Chƣơng 4.

CHƢƠNG 4 - PHÂN TÍCH TÍNH KHẢ THI CỦA DỰ ÁN

Trong Chƣơng 4, Luận văn phân tích tính khả thi của dự án về mặt tài chính, kinh tế, xã hội và đánh giá tác động môi trƣờng của Dự án.

4.1. Phân tích tài chính

Trong thời gian 10 năm vận hành đầu tiên, Dự án khơng có lợi nhuận (chi tiết xem ở Phụ lục IV). Trong những năm đầu tiên, vốn vay chiếm tỷ lệ cao trong tổng vốn tài trợ và giảm dần trong những năm sau đó. Khấu hao trong những năm đầu tiên ở mức cao do thời hạn khấu hao thiết bị ngắn hơn khấu hao các hạng mục khác. Từ năm 2022 đến 2027, DSCR < 1,1 nên Dự án khơng có khả năng thanh tốn đƣợc nợ. Chi tiết tính tốn ngân lƣu Dự án, DSCR, B/C và thời gian hồn vốn có chiết khấu đƣợc trình bày ở các Bảng V.1, V.2, V.3 và V.4 Phụ lục V. Kết quả phân tích tài chính của Dự án đƣợc tổng hợp ở Bảng 4.1.

Bảng 4.1: Kết quả phân tích tài chính dự án

Chỉ tiêu Đơn vị

tính

Quan điểm tổng đầu tƣ Quan điểm chủ đầu tƣ

Danh nghĩa Thực Danh nghĩa Thực

NPV triệu USD -3.968,64 -2.348,51

IRR % 5,41 3,39 5,48 3,46

Chi phí vốn % 9,22 7,13 13,00 10,84

B/C 0,77 0,85

Thời gian hồn vốn

có chiết khấu năm Khơng thu hồi đƣợc vốn đầu tƣ

Trên 2 quan điểm tổng đầu tƣ và chủ đầu tƣ, kết quả từ Bảng 4.1 cho thấy giá trị hiện tại ròng của Dự án âm, suất sinh lợi nội tại nhỏ hơn chi phí vốn, tỷ số lợi ích/chi phí đều nhỏ hơn 1 và Dự án không thu hồi đƣợc vốn nên Dự án khơng khả thi về mặt tài chính.

4.1.1. Phân tích độ nhạy

Phân tích độ nhạy giúp đo lƣờng ảnh hƣởng từ sự biến đổi của thông số đầu vào đến hiệu quả của Dự án trong điều kiện các thông số khác cố định. Luận văn lựa chọn các yếu tố có khả năng ảnh hƣởng lớn đến NPV nhƣ chi phí vốn chủ đầu tƣ, suất đầu tƣ, hệ số phụ tải, chi phí vận hành và bảo trì, giá điện và lạm phát để phân tích độ nhạy13

.

13 Chi phí nhiên liệu chiếm tỷ lệ thấp trong chi phí sản xuất điện nên Luận văn khơng chọn để phân tích độ nhạy.

4.1.1.1. Phân tích độ nhạy theo chi phí vốn chủ đầu tƣ

Giá trị hốn chuyển của chi phí vốn chủ đầu tƣ theo quan điểm tổng đầu tƣ và chủ đầu tƣ lần lƣợt là 5,50% và 5,48%. Do đó, với chi phí vốn chủ đầu tƣ tính theo phƣơng pháp gián tiếp 13,65% hoặc tính theo phƣơng pháp trực tiếp 20,63% hoặc tính theo suất sinh lợi vốn chủ sở hữu bình quân từ năm 2007 đến 2010 của 18 doanh nghiệp ngành điện 11,94% thì NPV của Dự án cũng sẽ âm, Dự án sẽ khơng khả thi về tài chính. Trƣờng hợp này cũng có nghĩa là Dự án khơng thu hút đƣợc vốn đầu tƣ.

4.1.1.2. Phân tích độ nhạy theo suất đầu tƣ

Suất đầu tƣ đƣợc giả định biến đổi trong khoảng từ 1.748 USD/kW (ở Trung Quốc) đến 4.261 USD/kW (ở Slovak Rep.) cho các lị phản ứng có cơng suất tƣơng tự (OECD/IEA, 2010, pp. 48, Table 3.1a, [90]). Kết quả phân tích độ nhạy theo suất đầu tƣ đƣợc trình bày ở Bảng 4.2.

Bảng 4.2: Phân tích độ nhạy theo suất đầu tƣ

Chỉ tiêu Suất đầu tƣ (USD/kWh)

NPV tổng đầu tƣ (triệu USD)

NPV chủ đầu tƣ (triệu USD)

Suất đầu tƣ để NPV tổng đầu tƣ = 0 1.336,53 0,00 -137,55

Suất đầu tƣ để NPV chủ đầu tƣ = 0 1.277,77 247,27 0,00

Suất đầu tƣ bình quân của dự án 2.239,25 -3.968,64 -2.348,51

Suất đầu tƣ ở Trung Quốc (kiểu lò CPR-1000) 1.748,00 -1.718,10 -1.105,73 Suất đầu tƣ ở Hàn Quốc (kiểu lò OPR-1000) 1.876,00 -2.290,41 -1.423,88 Suất đầu tƣ ở Nga (VVER-1150) 2.933,00 -7.206,99 -4.127,36 Suất đầu tƣ bình quân ở Nga và Nhật 2.971,00 -7.386,08 -4.225,45 Suất đầu tƣ ở Nhật (kiểu lò ABWR) 3.009,00 -7.565,18 -4.323,53 Suất đầu tƣ ở Slovak Rep. (kiểu lò VVER 440/V213) 4.261,00 -13.440,21 -7.544,22

Kết quả từ Bảng 4.2 cho thấy với thay đổi của suất đầu tƣ điện hạt nhân từ 1.748 USD/kW ở Trung Quốc đến 4.261 USD/kW ở Slovak Rep, Dự án đều không khả thi về tài chính. Dự án chỉ khả thi về mặt tài chính theo quan điểm tổng đầu tƣ khi suất đầu tƣ ≤ 1.336,53 USD/kW. Chủ đầu tƣ chỉ chấp nhận đầu tƣ vào dự án khi suất đầu tƣ ≤ 1.277,77 USD/kW.

4.1.1.2. Phân tích độ nhạy theo hệ số phụ tải

Kết quả phân tích độ nhạy theo hệ số phụ tải đƣợc trình bày ở Bảng 4.3 cho thấy Dự án khơng khả thi về mặt tài chính dù cho Dự án có phát điện cơng suất cực đại 95%14

.

14

Bảng 4.3: Phân tích độ nhạy theo hệ số phụ tải

Chỉ tiêu Đơn vị tính Hệ số phụ tải

65% 85% 95%

NPV tổng đầu tƣ triệu USD -5.494,52 -3.968,64 -3.229,70

NPV chủ đầu tƣ triệu USD -3.147,03 -2.348,51 -1.958,67

4.1.1.3. Phân tích độ nhạy theo chi phí vận hành và bảo trì

Giả định chi phí O&M thay đổi từ 0,0139 USD/kWh đến 0,0193 USD/kWh theo số liệu thống kê từ năm 1995 đến 2009 ở Mỹ. Kết quả phân tích độ nhạy theo chi phí O&M đƣợc trình bày ở Bảng 4.4 cho thấy với thay đổi của chi phí O&M từ 0,0139 USD/kWh đến 0,0193 USD/kWh, Dự án khơng khả thi về mặt tài chính.

Bảng 4.4: Phân tích độ nhạy theo chi phí vận hành và bảo trì

Chỉ tiêu Chi phí vận hành và bảo trì (USD/kWh)

0,0139 0,01561 0,0193

NPV tổng đầu tƣ (triệu USD) -3.468,28 -3.968,64 -5.023,08

NPV chủ đầu tƣ (triệu USD) -2.089,53 -2.348,51 -2.897,45

4.1.1.4. Phân tích độ nhạy theo kịch bản tăng giá điện

Giá trị hốn chuyển của giá điện tài chính tại cổng nhà máy cho thấy Dự án khả thi về mặt tài chính theo quan điểm tổng đầu tƣ khi giá điện tài chính ≥ 0,0577 USD/kWh và chủ đầu tƣ đầu tƣ vào Dự án khi giá điện ≥ 0,0593 USD/kWh.

Giá 1 kWh điện tại cổng Dự án đang đƣợc quy định ở mức thấp, chỉ có 0,0427 USD/kWh nên có khả năng sẽ đƣợc điều chỉnh trong thời gian tới. Luận văn xây dựng 3 kịch bản có khả năng xảy ra đối giá điện nhƣ sau:

- Kịch bản 1: Đƣợc điều chỉnh hàng năm theo lạm phát USD.

- Kịch bản 2: Đƣợc điều chỉnh hàng năm tăng giá cao hơn 1,10% theo tỷ lệ tăng bình quân trong giai đoạn từ năm 2006 đến 2011.

- Kịch bản 3: Đƣợc điều chỉnh hàng năm để có thể bằng với giá kinh tế 0,0766 USD/kWh tại cổng Dự án vào năm 2020.

Kết quả phân tích độ nhạy theo kịch bản tăng giá 1 kWh điện đƣợc trình bày ở Bảng 4.5 cho thấy Dự án khả thi về mặt tài chính khi giá điện đƣợc điều chỉnh theo kịch bản 3.

Bảng 4.5: Phân tích độ nhạy theo kịch bản tăng giá điện

Chỉ tiêu Kịch bản giá điện tài chính

1 2 3

NPV tổng đầu tƣ -3.968,64 -1.021,84 5.228,02

NPV chủ đầu tƣ -2.348,51 -903,06 2.512,39

4.1.1.5. Phân tích độ nhạy theo kịch bản lạm phát

Xem xét ảnh hƣởng của yếu tố lạm phát lên tính khả thi của dự án, Luận văn xây dựng 3 kịch bản cho lạm phát đƣợc trình bày ở Bảng 4.6. Kịch bản 1 nhƣ dự báo của IMF (2011) ở Bảng 3.5. Kịch bản 2 giả định lạm phát sẽ đƣợc kiểm soát tốt hơn. Năm 2011, lạm phát nhƣ dự báo của IMF (2011). Từ năm 2012 trở đi, tốc độ lạm phát giảm dần. Kịch bản 3 giả định lạm phát đƣợc kiểm soát kém. Bảng 4.6: Kịch bản lạm phát VND và USD Kịch bản 2011 2012 2013 2014 2015 2016 Từ 2017 đến 2045 1 VND Bảng 3.5 USD 2 VND 13,464% 10,000% 8,000% 6,500% 5,500% 5,000% 4,500% USD 2,173% 1,700% 1,400% 1,150% 1,000% 0,900% 0,800% 3 VND 13,464% 14,000% 14,500% 15,000% 15,500% 16,000% 16,500% USD 2,173% 2,300% 2,500% 2,700% 3,000% 3,300% 3,500%

Kết quả phân tích độ nhạy theo kịch bản lạm phát đƣợc trình bày ở Bảng 4.7 cho thấy ở 3 kịch bản lạm phát, Dự án đều khơng khả thi về tài chính. Lạm phát tăng làm hiệu quả tài chính của Dự án xấu hơn.

Bảng 4.7: Phân tích độ nhạy theo kịch bản lạm phát

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) phân tích lợi ích và chi phí của điện hạt nhân, trường hợp dự án điện hạt nhân ninh thuận (Trang 33)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(102 trang)