Phân tích độ nhạy theo kịch bản tăng giá điện

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) phân tích lợi ích và chi phí của điện hạt nhân, trường hợp dự án điện hạt nhân ninh thuận (Trang 40)

Chỉ tiêu Kịch bản giá điện tài chính

1 2 3

NPV tổng đầu tƣ -3.968,64 -1.021,84 5.228,02

NPV chủ đầu tƣ -2.348,51 -903,06 2.512,39

4.1.1.5. Phân tích độ nhạy theo kịch bản lạm phát

Xem xét ảnh hƣởng của yếu tố lạm phát lên tính khả thi của dự án, Luận văn xây dựng 3 kịch bản cho lạm phát đƣợc trình bày ở Bảng 4.6. Kịch bản 1 nhƣ dự báo của IMF (2011) ở Bảng 3.5. Kịch bản 2 giả định lạm phát sẽ đƣợc kiểm soát tốt hơn. Năm 2011, lạm phát nhƣ dự báo của IMF (2011). Từ năm 2012 trở đi, tốc độ lạm phát giảm dần. Kịch bản 3 giả định lạm phát đƣợc kiểm soát kém. Bảng 4.6: Kịch bản lạm phát VND và USD Kịch bản 2011 2012 2013 2014 2015 2016 Từ 2017 đến 2045 1 VND Bảng 3.5 USD 2 VND 13,464% 10,000% 8,000% 6,500% 5,500% 5,000% 4,500% USD 2,173% 1,700% 1,400% 1,150% 1,000% 0,900% 0,800% 3 VND 13,464% 14,000% 14,500% 15,000% 15,500% 16,000% 16,500% USD 2,173% 2,300% 2,500% 2,700% 3,000% 3,300% 3,500%

Kết quả phân tích độ nhạy theo kịch bản lạm phát đƣợc trình bày ở Bảng 4.7 cho thấy ở 3 kịch bản lạm phát, Dự án đều khơng khả thi về tài chính. Lạm phát tăng làm hiệu quả tài chính của Dự án xấu hơn.

Bảng 4.7: Phân tích độ nhạy theo kịch bản lạm phát

Chỉ tiêu Xấu Kịch bản lạm phát

Trung bình Tốt

NPV tổng đầu tƣ -4.051,41 -3.968,64 -3.898,10

NPV chủ đầu tƣ -2.496,51 -2.348,51 -2.229,45

4.1.1.6. Phân tích độ nhạy theo kịch bản tăng giá điện và suất đầu tƣ

Kết quả phân tích độ nhạy theo 2 yếu tố làm cho NPV biến thiên lớn nhất là kịch bản tăng giá điện và suất đầu tƣ đƣợc trình bày ở Bảng 4.8 và 4.9.

Bảng 4.8: Phân tích độ nhạy NPV tổng đầu tƣ theo kịch bản tăng giá điện và suất đầu tƣ

Đơn vị tính: triệu USD

Chỉ tiêu Số tiền

(USD/kW)

NPV tổng đầu tƣ theo kịch bản tăng giá điện

1 2 3

Suất đầu tƣ để NPV tổng đầu tƣ = 0 ở kịch bản 1 1.336,53 0,00 2.837,96 9.331,86

Suất đầu tƣ để NPV tổng đầu tƣ = 0 ở kịch bản 2 2.000,93 -2.877,60 0,00 6.311,84

Suất đầu tƣ để NPV tổng đầu tƣ = 0 ở kịch bản 3 3.387,92 -9.335,59 -6.202,43 0,00

Suất đầu tƣ bình quân của Dự án 2.239,25 -3.968,64 -1.021,84 5.228,02

Suất đầu tƣ ở Trung Quốc (kiểu lò CPR-1000) 1.748,00 -1.718,10 1.043,42 7.461,68

Suất đầu tƣ ở Hàn Quốc (kiểu lò OPR-1000) 1.876,00 -2.290,41 497,02 6.879,82

Suất đầu tƣ ở Nga (kiểu lò VVER-1150) 2.933,00 -7.206,99 -4.117,59 2.071,26

Suất đầu tƣ bình quân của Nga và Nhật 2.971,00 -7.386,08 -4.296,21 1.898,28

Suất đầu tƣ ở Nhật (kiểu lò ABWR) 3.009,00 -7.565,18 -4.474,84 1.725,29

Suất đầu tƣ ở Slovak Rep. (kiểu lò VVER

440/V213) 4.261,00 -13.440,21 -10.260,19 -3.603,41

Kết quả từ Bảng 4.8 cho thấy ở kịch bản 2, Dự án khả thi về tài chính theo quan điểm tổng đầu tƣ với suất đầu tƣ ở mức 2.000,93 USD/kW, thấp hơn suất đầu tƣ bình quân của Dự án và cao hơn suất đầu tƣ ở Hàn Quốc. Ở kịch bản 3, suất đầu tƣ có thể chấp nhận ở mức 3.387,92 USD/kW, cao hơn suất đầu tƣ ở Nhật và thấp hơn suất đầu tƣ ở Slovak Rep. Tƣơng tự, kết quả phân tích độ nhạy từ Bảng 4.9 cho thấy khi giá điện điều chỉnh bằng giá điện kinh tế 0,0766 USD/kWh vào năm 2020 nhƣ Kịch bản 3, chủ đầu tƣ có thể chấp nhận suất đầu tƣ ≤ 3.243,21 USD/kW, chỉ thấp hơn suất đầu tƣ ở Slovak Rep. Ở kịch bản 2, chủ đầu tƣ chỉ thu đƣợc lợi nhuận nhƣ mong đợi khi suất đầu tƣ ≤ 1.857,66 USD/kW, chỉ cao hơn suất đầu tƣ ở Trung Quốc.

Bảng 4.9: Phân tích độ nhạy NPV chủ đầu tƣ theo kịch bản tăng giá điện và suất đầu tƣ

Đơn vị tính: triệu USD

Chỉ tiêu (USD/kW) Số tiền

NPV chủ đầu tƣ theo kịch bản tăng giá điện

1 2 3

Suất đầu tƣ để NPV chủ đầu tƣ = 0 ở kịch bản 1 1.277,77 0,00 1.399,63 4.918,49 Suất đầu tƣ để NPV chủ đầu tƣ = 0 ở kịch bản 2 1.857,66 -1.376,62 0,00 3.467,31 Suất đầu tƣ để NPV chủ đầu tƣ = 0 ở kịch bản 3 3.243,21 -4.921,48 -3.402,15 0,00 Suất đầu tƣ bình quân của Dự án 2.239,25 -2.348,51 -903,06 2.512,39

Suất đầu tƣ ở China (kiểu lò CPR-1000) 1.748,00 -1.105,73 258,54 3.741,74 Suất đầu tƣ ở Hàn Quốc (kiểu lò OPR-1000) 1.876,00 -1.423,88 -46,44 3.421,42 Suất đầu tƣ ở Nga (kiểu lò VVER-1150) 2.933,00 -4.127,36 -2.623,93 776,30 Suất đầu tƣ bình quân ở Nga và Nhật 2.971,00 -4.225,45 -2.721,86 681,21 Suất đầu tƣ ở Nhật (kiểu lò ABWR) 3.009,00 -4.323,53 -2.819,80 586,12 Suất đầu tƣ ở Slovak Rep. (kiểu lị VVER

4.1.2. Phân tích mơ phỏng Monte Carlo

Phân tích mơ phỏng Monte Carlo đƣợc sử dụng nhằm để đánh giá giá trị kỳ vọng của dự án từ khả năng xảy ra của các thông số đầu vào. Dựa vào mức biến thiên và khả năng xảy ra của các dữ kiện đã đƣợc xây dựng ở phần phân tích độ nhạy, Luận văn giả định: suất đầu tƣ có phân phối xác suất đều, biến thiên trong khoảng từ 1.748 USD/kW đến 4.261 USD/kW; hệ số phụ tải có phân phối tam giác, hệ số phụ tải 85% có xác suất cao nhất, hệ số phủ tải biến thiên trong khoảng từ 65% đến 95%. Các giá trị giả định của các yếu tố khác đƣợc trình bày tại Bảng III.16 Phụ lục III. Hình 4.1 trình bày kết quả phân tích mơ phỏng NPV tài chính.

Hình 4.1: Phân tích mơ phỏng NPV tài chính

Thống kê Giá trị dự báo

Số lần thử 10.000,00 Giá trị trung bình -3.819,66 Số trung vị -3.817,48 Số yếu vị -6.995,91 Độ lệch chuẩn 5.089,24 Phƣơng sai 25.900.353,51 Độ lệch 0,18 Độ nhọn 2,38 Hệ số biến thiên -1,33 Giá trị nhỏ nhất -14.730,89 Giá trị lớn nhất 9.082,98 Bề rộng khoảng 23.813,87

Sai số chuẩn trung bình 50,89 Xác suất để NPV tổng đầu

tƣ dƣơng 22,64%

Thống kê Giá trị dự báo

Số lần thử 10,000.00 Giá trị trung bình -2,386.35 Số trung vị -2,382.95 Số yếu vị -4,290.46 Độ lệch chuẩn 2,746.09 Phƣơng sai 7,541,027.05 Độ lệch 0.19 Độ nhọn 2.38 Hệ số biến thiên -1.15 Giá trị nhỏ nhất -8,228.95 Giá trị lớn nhất 4,593.03 Bề rộng khoảng 12,821.98

Sai số chuẩn trung bình 27.46 Xác suất để NPV chủ đầu

Kết quả phân tích mơ phỏng NPV tài chính đƣợc trình bày ở Hình 4.1 cho thấy khả năng để Dự án khả thi về mặt tài chính rất thấp, chỉ có 22,64% theo quan điểm tổng đầu tƣ và 19,10% theo quan điểm chủ đầu tƣ. Giá trị lợi ích kỳ vọng theo 2 quan điểm đều âm và có độ lệch chuẩn lớn. Các yếu tố ảnh hƣởng lớn đến hiệu quả tài chính của Dự án bao gồm suất đầu tƣ và giá điện (Bảng V.7 Phụ lục V).

Cần tiếp tục phân tích kinh tế để xem xét dự án có hiệu quả kinh tế hay khơng. Nếu Dự án có hiệu quả kinh tế, cần đề xuất chính sách hỗ trợ cải thiện hiệu quả tài chính của Dự án.

4.2. Phân tích kinh tế

Từ các hệ số CFi, điều chỉnh ngân lƣu tài chính sang ngân lƣu kinh tế theo từng hạng mục. Ngân lƣu chi phí cơ hội của đất đƣợc xác định dựa trên giá trị tăng thêm mang lại hàng năm của diện tích đất Dự án sử dụng. Kết quả phân tích kinh tế cho thấy NPV kinh tế bằng 2.302,3 triệu USD nên Dự án khả thi về mặt kinh tế.

Kết quả phân tích độ nhạy kinh tế theo suất đầu tƣ đƣợc trình bày ở Bảng 4.10 cho thấy để Dự án khả thi về mặt kinh tế, suất đầu tƣ chấp nhận ở mức ≤ 2.766,2 USD/kW, thấp hơn suất đầu tƣ ở Nga.

Bảng 4.10: Phân tích độ nhạy kinh tế theo suất đầu tƣ (USD/kW)

Chỉ tiêu Suất đầu tƣ để NPV kinh tế = 0 Suất đầu tƣ bình quân của Dự án Suất đầu tƣ ở China (kiểu lò CPR-1000) Suất đầu tƣ ở Hàn Quốc (kiểu lò OPR-1000) Suất đầu tƣ ở Nga (kiểu lò VVER-1150) Bình quân của Nga và Nhật Suất đầu tƣ ở Nhật (kiểu lò ABWR) Suất đầu tƣ ở Slovak Rep. (kiểu lò VVER 440/V213) 2.766,20 2.239,25 1.748,00 1.876,00 2.933,00 2.971,00 3.009,00 4.261,00 NPV kinh tế (triệu USD) 0,00 2.302,30 4.448,67 3.889,42 -728,79 -894,81 -1.060,84 -6.531,04

Kết quả phân tích độ nhạy kinh tế theo các yếu tố khác đƣợc trình bày ở Bảng 4.11.

Bảng 4.11: Tổng hợp kết quả phân tích độ nhạy kinh tế

Yếu tố Đơn vị tính Giá trị kỳ vọng của dự án Giá trị hoán chuyển Ý nghĩa

Suất đầu tƣ USD/kW 2.239,25 2.766,2 Dự án không đạt hiệu quả kinh tế khi suất đầu tƣ > 2.766,2 USD/kW

Hệ số phụ tải % 85% 68,87% Dự án không đạt hiệu quả khi hệ số phụ tải < 68,87% Chi phí O&M USD/kWh 0,01561 0,0243 Dự án khơng đạt hiệu quả kinh tế khi chi phí O&M >

0,0243 USD/kWh Giá kinh tế của 1

kWh điện USD/kWh 0,1026 0,0922

Dự án không đạt hiệu quả khi giá kinh tế của 1 kWh điện < 0,0922 USD/kWh

Kết quả phân tích mơ phỏng NPV kinh tế đƣợc trình bày ở Hình 4.2 cho thấy xác suất để Dự án khả thi về kinh tế chỉ có 38,58%. Nguyên nhân là do suất đầu tƣ đƣa vào phân tích ở phƣơng án cơ sở đƣợc tính tốn ở thế hệ II+

phân tích độ nhạy đối với lị phản ứng ở thế hệ III ở Nhật và các lò phản ứng ở các nƣớc khác có cơng suất tƣơng đƣơng có khả năng đƣợc Dự án lựa chọn. Nhƣ vậy, Dự án có khả năng gặp rủi ro cao về khả thi kinh tế. Yếu tố ảnh hƣởng lớn nhất đến hiệu quả kinh tế của Dự án là suất đầu tƣ (Bảng V.7 Phụ lục V).

Hình 4.2: Phân tích mơ phỏng NPV kinh tế

Thống kê Giá trị dự báo

Số lần thử 10.000,00 Giá trị trung bình -1.235,90 Số trung vị -1.257,17 Số yếu vị --- Độ lệch chuẩn 3.343,21 Phƣơng sai 11.177.083,22 Độ lệch 0,03 Độ nhọn 2,00 Hệ số biến thiên -2,71 Giá trị nhỏ nhất -9.103,97 Giá trị lớn nhất 6.650,25 Bề rộng khoảng 15.754,21

Sai số chuẩn trung bình 33,43 Xác suất để NPV kinh tế

dƣơng 38,58%

4.3. Phân tích xã hội

Kết quả từ phân tích phân phối cho thấy Dự án mang lại ngoại tác 6.634,63 triệu USD. Bù trừ phần thiệt hại do chênh lệch giữa tỷ giá hối đoái với số thuế nhập khẩu, VAT và thuế TNDN thu đƣợc, Nhà nƣớc còn đƣợc lợi 1.074,84 triệu USD. Ngƣời tiêu thụ điện đƣợc lợi 5.459,3 triệu USD nhờ tiêu dùng điện với giá điện thấp. Ngƣời dân có đất bị giải tỏa đƣợc lợi 100,5 triệu USD USD nhờ tiền bồi thƣờng, hỗ trợ cao hơn giá trị thật của đất. Chi tiết tính tốn đƣợc trình bày ở Bảng V.6 Phụ lục V. Tổng hợp kết quả phân tích phân phối ở Bảng 4.12.

Bảng 4.12: Phân tích kết quả phân phối lợi ích kinh tế của dự án

Ngoại tác (triệu USD)

Phân phối cho

Nhà nƣớc Ngƣời dân bị giải tỏa đất Ngƣời tiêu dùng điện

6.634,63 1.074,84 100,50 5.459,30

4.4. Phân tích tác động mơi trƣờng và nguồn nhân lực

Cũng nhƣ mọi dự án khác, xây dựng Nhà máy điện hạt nhân cũng sẽ gây ra tiếng ồn, khói bụi, ơ nhiễm môi trƣờng và thay đổi cảnh quan. Trong giai đoạn hoạt động, Dự án thải ra nhiệt thải, các chất thải phóng xạ và các chất thải khác. Nhiệt độ mơi trƣờng xung quanh sẽ nóng hơn. Lƣợng nƣớc làm mát ƣớc tính khoảng 2 triệu m3/giờ (Viện Năng lƣợng, 2009, tr. 4-5) thải ra biển sẽ ảnh hƣởng đến đời sống các loài sinh vật ở vùng biển giáp ranh Dự án. Các chất thải có hoạt độ phóng xạ nếu khơng đƣợc xử lý dẫn đến ô nhiễm môi trƣờng xung quanh sẽ có tác động xấu đến đời sống xã hội. Trong chi phí O&M của Dự án đã bao gồm chi phí để xử lý các chất thải này.

Trong quá trình Dự án hoạt động, có thể xảy ra sự cố, tai nạn hạt nhân. Rất khó có thể ƣớc lƣợng đƣợc giá trị thiệt hại khi tai nạn hạt nhân xảy ra do không thể xác định đƣợc phạm vi thiệt hại. Các giá trị kinh tế thiệt hại có thể là giá trị của nhà máy, nhà cửa, của cải phải bỏ đi, đất đai không canh tác đƣợc do nhiễm xạ, chết ngƣời, giá trị của hàng hóa khơng xuất khẩu đƣợc của nền kinh tế, chi phí tăng thêm cho việc kiểm định chất phóng xạ đối với sản phẩm sản xuất ra, chi phí tẩy xạ, điều trị y tế, ... Giá trị không thể ƣớc lƣợng đƣợc là giá trị tinh thần của hàng trăm ngàn ngƣời phải rời bỏ quê hƣơng và những tác động phóng xạ kéo dài nhiều thế hệ. Tuy nhiên, xác suất xảy ra sự cố và tai nạn hạt nhân rất thấp. Xác suất phá hủy tâm lò thế hệ thứ III chỉ vào khoảng từ 10-8

đến 10-6 đƣợc liệt kê ở Bảng 4.13.

Bảng 4.13: Xác suất hƣ hỏng tâm lò phản ứng thế hệ III

STT Kiểu lò Xác suất phá hủy tâm lò

1 EPR 10-6

2 AP 1000 5 x 10-7

3 ESBWR 10-8

4 AES-2006, MIR-1200 10-7

Nguồn: WNA (2011, [97]).

Giả định chi phí thiệt hại cao nhất nếu xảy ra tai nạn hạt nhân bằng chi phí xử lý và cải thiện mơi trƣờng ở Chernobyl, ƣớc tính khoảng 200 tỷ USD theo Nguyễn Lân Tráng và Đỗ Anh Tuấn (2005). Với xác suất xảy ra của tai nạn hạt nhân là 10-6

từ Bảng 4.13, ƣớc lƣợng giá trị kỳ vọng của thiệt hại là 0,2 triệu USD. Nhƣ vậy, giá trị thiệt hại khơng lớn. Từ mơ hình cực đại giá trị kỳ vọng (Cao Hào Thi, 1998, tr. 26), giá trị NPV kinh tế kỳ vọng của Dự án đƣợc ƣớc lƣợng:

E(NPV kinh tế) = NPV kinh tế x Xác suất thành công – Giá trị thiệt hại x Xác suất thất bại = [2.302,3 x 106 x (1 - 10-6)] – [200 x 109 x 10-6] = 2.302,1 triệu USD Về công nghệ, Dự án đã lựa chọn đối tác xây dựng nhà máy và chuyển giao công nghệ là Nga (HG, 2010) và Nhật (Kyodo News, 2010). Công nghệ đƣợc lựa chọn là cơng nghệ lị nƣớc nhẹ, đã đƣợc kiểm chứng vận hành an toàn và phổ biến hiện nay. Loại kiểu lò cho nhà máy NT1 là kiểu lò nƣớc áp lực VVER 1000/AES 92.

Về kế hoạch đào tạo nguồn nhân lực cho dự án, Dự án sẽ cử ngƣời đi đào tạo, thực tập vận hành tại nƣớc trúng thầu. Trong thời gian chuyển giao dự án, đội ngũ chuyên gia nƣớc ngoài trực tiếp huấn luyện cơng tác vận hành, bảo trì cho lực lƣợng lao động trong nƣớc. Theo Trần Văn Luyến (2010), tiêu chí lựa chọn nhân sự cho Dự án là ngƣời có chuyên môn giỏi, trách nhiệm, chấp nhận sống nơi xa xơi hẻo lánh, có tính kỷ luật cao. Quy trình tuyển lựa bắt đầu từ việc lựa chọn các học sinh, sinh viên tốt nghiệp loại giỏi, đào tạo 1 khóa ngắn hạn về kỷ luật quân đội, sau đó tuyển trạch những ngƣời đủ tiêu chuẩn và gửi đi đào tạo ở các nƣớc. Những lao động làm việc tại nhà máy điện hạt nhân sẽ đƣợc ƣu đãi về lƣơng, phụ cấp đặc biệt và các phƣơng tiện sống khác.

Nhu cầu nhân lực cho toàn bộ dự án 8.000 MW ƣớc tính khoảng 4.500 ngƣời (IAEA, 1998, pp. 6). Tính tốn từ Johnson (1982, pp. 18, Table 2-2), nhân lực chuyên môn về điện hạt nhân (Quản lý, kỹ sƣ điện hạt nhân, kỹ thuật viên vật lý, y tế, và giám sát bức xạ, nhân viên vận hành và thợ hàn có chứng chỉ đào tạo về hạt nhân) chiếm 31,86% hay 1.434 ngƣời. Trong trƣờng hợp lựa chọn kiểu lị VVER cho NT1 thì số lƣợng lao động cần thiết cho dự án sẽ là 9.700 ngƣời, trong đó NT1 7.200 ngƣời, NT2 2.500 ngƣời. Nhƣ vậy, nhu cầu nhân lực chuyên môn về điện hạt nhân khoảng 3.090 ngƣời.

Hàng năm, EVN đã gửi đi đào tạo 10 ngƣời tại Moscow Power Engineering Institute (Viện Năng lƣợng, 2009, tr. 7-4). Chƣơng trình đƣợc thực hiện từ năm 2005 thì đến năm 2025 đƣợc khoảng 200 ngƣời, có thể làm lực lƣợng lao động nòng cốt cho Dự án. EVN cũng đã tổ chức nhiều chƣơng trình đào tạo liên kết với Nga, Nhật, Pháp và Hàn Quốc.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) phân tích lợi ích và chi phí của điện hạt nhân, trường hợp dự án điện hạt nhân ninh thuận (Trang 40)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(102 trang)