3.1. Giới thiệu dự án điện hạt nhân Ninh Thuận
3.1.2.3. Thông số hoạt động của dự án
Thời gian hoạt động của dự án đƣợc giả định là 60 năm (OECD/IEA, 2010, pp.43, [90]). Giả định thời gian khấu hao bình quân Dự án đăng ký cho các hạng mục xây dựng 30 năm, thiết bị 10 năm7
. Hệ số phụ tải đƣợc lựa chọn là 85% năm (OECD/IEA, 2010, pp.45, [90]).
Trong thực tiễn nghiên cứu, chƣa thấy dự báo nào có thời gian dài 60 năm trở lên. Các dự báo trở nên thiếu chính xác theo thời gian nên việc phân tích dựa trên dự báo trong thời gian quá dài sẽ dẫn đến việc đƣa ra những quyết định chính sách khơng đúng. Mặt khác, hệ số chiết khấu (1 + r)-t
càng về những năm sau dần tiến về 0 nên Luận văn chọn thời kỳ phân tích 35 năm, bắt đầu từ năm 2011 đến 2045, bao gồm thời kỳ chuẩn bị, xây dựng 10 năm và thời kỳ vận hành 25 năm.
5 Điều chỉnh từ Bảng III.1 Phụ lục III.
6
Đối với chi phí nhiên liệu và lãi vay, do dự án đã đƣợc bảo lãnh nợ vay nên không cần phải dự trữ tiền mặt cho các khoản chi phí này.
7 Yêu cầu của Chủ đầu tƣ khấu hao bình quân 30 năm (Viện Năng lƣợng, 2009, tr. 11-6) nhƣng theo quy định (Bộ Tài chính, 2009), thời gian khấu hao tối đa của vật kiến trúc kiên cố là 50 năm; nhà cửa khác là 25 năm; bến cảng là 30 năm; máy móc thiết bị là 10 năm.
Nhiên liệu sử dụng cho dự án là Uranium làm giàu từ 2% đến 4%. Mỹ là quốc gia có cơng suất sản xuất điện hạt nhân lớn nhất hiện nay, chiếm 26,87% tổng công suất điện hạt nhân của thế giới (Bảng II.3 Phụ lục II). Do vậy, Luận văn sử dụng số liệu thống kê chi phí nhiên liệu ở Mỹ làm thông số cho Dự án.
Số liệu thống kê giai đoạn 1995 đến 2009 của Mỹ cho thấy chi phí nhiên liệu tăng giá trở lại từ năm 2007 sau quãng thời gian dài giảm giá. Tuy nhiên, bình quân giai đoạn từ năm 2005 đến 2009, chi phí nhiên liệu sản xuất điện hạt nhân tăng nhƣng vẫn còn thấp hơn tỷ lệ lạm phát USD. Chi phí nhiên liệu sản xuất điện hạt nhân năm 2009 chỉ bằng 71,25% năm 1995 (Bảng III.6 Phụ lục III).
Các dự báo của OECD/IEA (2010, [91]), BP (2011) và ExxonMobil (2009) về cầu năng lƣợng đến 2030, 2035 đều tăng do nhu cầu phát triển từ các nƣớc non-OECD, đặc biệt là Trung Quốc và Ấn Độ. Nguồn cung năng lƣợng cũng sẽ phải tăng với xu hƣớng gia tăng cơ cấu nguồn cung từ điện hạt nhân và năng lƣợng tái tạo. Do đó, giá nhiên liệu hạt nhân cũng sẽ gia tăng. Tai nạn hạt nhân Fukushima đã làm nhiều nƣớc tạm dừng chƣơng trình phát triển điện hạt nhân (Phan Anh, 2011) nên cầu về nhiên liệu sản xuất điện hạt nhân có khả năng sẽ thấp hơn dự báo. Luận văn giả định chi phí nhiên liệu sản xuất điện hạt nhân của Dự án năm 2011 bằng với chi phí nhiên liệu sản xuất điện hạt nhân của Mỹ bình quân giai đoạn từ năm 1995 đến 2009 là 0,0059 USD/kwh, khơng có tăng giá thực. Tốc độ tăng chi phí sản xuất điện hạt nhân hàng năm bằng với tốc độ tăng của lạm phát USD.
Tƣơng tự chi phí nhiên liệu, chi phí O&M (bao gồm cả chi phí quản lý chất thải phóng xạ và chi phí dừng hoạt động8) dùng cho phân tích cũng sẽ đƣợc lấy từ số liệu thống kê ở Mỹ. Số liệu thống kê chi phí O&M bình qn giai đoạn 1995 đến 2009 ở Mỹ là 0,0156 USD/kWh (chi tiết ở Bảng III.7 Phụ lục III).
Giá bán lẻ bình qn9 1kWh điện bằng 1.242 VND/kWh (Bộ Cơng thƣơng, 2011, [9]). Giá điện tại cổng Dự án là 884,2 VND/kWh, tƣơng đƣơng 0,04269 cent/kWh. Tốc độ tăng giá
8 Khi dự án kết thúc hoạt động, cần phải tẩy uế phóng xạ, tháo dỡ nhà máy trả lại cảnh quan ban đầu. Theo Pabitra L. de (1990), khoản chi phí phát sinh cho giai đoạn này phổ biến 10% chi phí đầu tƣ ban đầu. Để đảm bảo khả năng chi trả cho giai đoạn dừng hoạt động, các nhà máy điện hạt nhân phải trích nộp một khoản phí theo lƣợng điện sản xuất ra hàng năm. Theo WNA (2011, pp. 11, [98]) và The Keystone Center (2007, pp. 41), ở Mỹ chi phí này bằng 0,001 USD/kWh.
điện thực quy USD/kWh bình quân giai đoạn từ năm 2006 đến 2011 là 1,1% nhƣng bình quân giai đoạn từ năm 1999 đến 2011 rất thấp, chỉ có 0,1% (Bảng 3.3, chi tiết ở Bảng III.8 Phụ lục III). Do vậy, Luận văn giả định giá điện quy USD/kWh hàng năm đƣợc Chính phủ điều chỉnh theo tốc độ lạm phát USD.
Bảng 3.3: So sánh tốc độ tăng giá điện với tỷ lệ lạm phát
STT Chỉ tiêu Giai đoạn 1999-2005 Giai đoạn 2006-2011 Giai đoạn 1999-2011
1 Tăng giá điện USD 1,75% 3,35% 2,55%
2 Lạm phát USD bình quân 2,62% 2,23% 2,44%
3 Tăng giá điện USD thực -0,91% 1,10% 0,10%
Nguồn: Tổng hợp từ IMF (2011) và thông tin giá điện hàng năm.
Dự án khơng thuộc diện có chỉ tiêu giảm phát thải CO2 để bán theo cơ chế phát triển sạch.