Tình hình thu thuế của các quốc gia Đơng Na mÁ trong

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) phân tích các yêu tố ảnh hưởng đến số thu thuế nghiên cứu trường hợp 7 quốc gia đông nam á (Trang 31 - 34)

2.4. Tổng quan tình hình thu thuế tại các quốc gia Đơng Na mÁ

2.4.1. Tình hình thu thuế của các quốc gia Đơng Na mÁ trong

Tỷ lệ thuế/GDP của một số nước Đơng Nam Á đang có xu hướng giảm dần như Indonesia giảm từ 13,31% năm 2008 xuống 10,85% vào năm 2014, Malaysia là 15,61% năm 2012 xuống còn 14,84% năm 2014 đặc biệt là Việt Nam đã có sự sụt giảm đáng kể từ 22,46% năm 2008 xuống còn 18,22% năm 2014. Một số nước có tỷ lệ thuế/GDP tăng là Campuchia, Lào, Philippines và Singapore như hình 2.2.

Hình 2.2. Số thu thuế của một số quốc gia Đông Nam Á (% tổng số thu thuế/GDP)

Nhìn vào hình 2.2 có thể nhận thấy chỉ có tỷ lệ thuế/GDP của Lào và Campuchia là tăng đều và ổn định theo thời gian cịn Philippine và Singapore tuy có tăng nhưng không đáng kể, sự dao động lên xuống chỉ trong khoảng 12% đến 14% từ trong giai đoạn 2008-2014.

Đông Nam Á có một mạng lưới phức tạp của các hệ thống thuế và loại thuế khác nhau. Số lượng các loại thuế khác nhau áp dụng trong mỗi nước Đơng Nam Á khác nhau đáng kể, với Brunei có 5 loại thuế thấp nhất và Việt Nam có 12 loại thuế khác nhau cao nhất. Trong giai đoạn 2008-2014, tỷ lệ thuế và phí của Việt Nam là 20,59% GDP cao nhất trong khu vực, trong khi con số tương ứng của Thái Lan là 15,3%, Malaysia là 14,78%, Lào là 13,93%, Singapore là 13,51%, Philppines là 12,88%, Indonesia là 11,47% và Campuchia là 11,05%. Đáng chú ý Philippines là quốc gia dẫn đầu trong việc đánh thuế cao ở mọi loại hình. Thuế thu nhập doanh nghiệp ở mức 30%, vượt xa các nước khác. Myanmar áp dụng thuế thu nhập doanh nghiệp tới 40%, nhưng chỉ áp dụng với các cơng ty nước ngồi. Doanh nghiệp trong nước vẫn được hưởng mức thuế suất vừa phải với 5%. Philippines cũng là nước

đứng đầu về việc áp dụng thuế VAT cao tới 12%, trong khi Thái Lan và Indonesia có mức thuế quan cũng thuộc loại cao. Tuy nhiên, với trường hợp của Thái Lan, 20% thuế doanh nghiệp chỉ thuộc hạng trung bình.

Trong quá trình hội nhập Cộng đồng Kinh tế Asean (AEC) nhiều quốc gia Đông Nam Á đã cải cách hệ thống quy định, chính sách để thu hút dịng vốn của nhà đầu tư ngoại. Trong đó, yếu tố quan trọng trong việc thu hút giới đầu tư nước ngoài của một quốc gia là tỷ lệ thuế/Tổng sản phẩm trong nước (GDP). Bên cạnh cam kết giảm thuế xuất nhập khẩu theo lộ trình AEC một số quốc gia Đơng Nam Á đã có những cải cách và điều chỉnh hệ thống thuế nội địa dẫn đến việc tăng giảm số thu thuế của các nước trong khu vực.

Năm 2015 Ủy ban giám sát đầu tư của Thái Lan đã đưa ra chương trình Ưu đãi đầu tư cho nhà đầu tư nước ngoài bao gồm các khuyến khích bằng thuế và các khuyến khích khơng bằng thuế. Theo đó, các khuyến khích bằng thuế bao gồm: miễn, giảm thuế nhập khẩu máy móc, thiết bị; giảm thuế nhập khẩu nguyên liệu; miễn, giảm thuế thu nhập doanh nghiệp; giảm 50% thuế thu nhập doanh nghiệp; khấu trừ hai lần chi phí vận chuyển, điện và nước; bổ sung 25% khấu trừ chi phí xây dựng và lắp đặt cơ sở hạ tầng của doanh nghiệp; miễn thuế nhập khẩu đối với nguyên liệu và nguyên liệu thiết yếu sử dụng để sản xuất hàng xuất khẩu.

Thuế thu nhập doanh nghiệp ở Indonesia là 25%, thuế GTGT là 10% thấp so với mức trung bình 17%. Indonesia đang thực hiện cải cách thuế theo hướng giảm dần các đối tượng được miễn giảm thuế, đồng nhất mức thuế; áp dụng thuế tiêu thụ đặc biệt với xe hơi, thuốc lá và thuế bảo vệ môi trường đối với nhiên liệu; thuế bất động sản, thay thế chuyển nhượng bằng thuế bất động sản; đối với thuế GTGT tăng thuế suất, bỏ ưu đãi, đơn giản hóa thủ tục; đối với thuế thu nhập cá nhân giảm ngưỡng đối với thuế suất cao. Bên cạnh đó Indonesia xóa thuế đánh vào hàng xa xỉ, đồng nghĩa người dân sẽ không phải trả loại thuế này khi mua các mặt hàng như ô tô, đồ hiệu, đồ điện tử…, nhưng vẫn phải đóng thuế giá trị gia tăng. Trước đây, Indonesia đánh thuế hàng xa xỉ lên tới 75%.

Singapore và Brunei vẫn được coi như các “thiên đường thuế” cho cả cá nhân lẫn doanh nghiệp với nhiều loại thuế bằng 0%.

Từ năm 2010, tại các nước ASEAN-6 (gồm các nước Singapore, Malaysia, Thái Lan, Indonesia, Philippines, Brunei) gần như toàn bộ các loại thuế đã được loại bỏ (99,2%). Tại các nước thành viên mới như Campuchia, Lào, Myanmar và Việt Nam, cũng đã có gần 98% các dịng thuế được đưa xuống mức trung bình 0,5%.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) phân tích các yêu tố ảnh hưởng đến số thu thuế nghiên cứu trường hợp 7 quốc gia đông nam á (Trang 31 - 34)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(73 trang)