2.3. Các yếu tố ảnh hƣởng đến số thu thuế
2.3.1. GDP bình quân đầu ngƣời
GDP bình quân đầu người được tính bằng cách chia tổng sản phẩm trong nước trong năm cho dân số trung bình trong năm tương ứng. Tổng sản phẩm trong nước bình qn đầu người có thể tính theo giá thực tế, tính theo nội tệ hoặc ngoại tệ; cũng
GDP bình quân đầu người
Số thu thuế (Tổng số thu thuế/GDP) (X2) + (X1) + (X3)+ (X4) + Độ mở thương mại Tỷ trọng công nghiệp Nợ nước ngồi Lạm phát (X5) -
có thể tính theo giá so sánh để tính tốc độ tăng trưởng. Đây là một trong những chỉ tiêu kinh tế tổng hợp quan trọng phản ánh kết quả sản xuất tính bình qn đầu người trong một năm. Tổng sản phẩm trong nước bình qn đầu người cịn là chỉ tiêu được dùng để đánh giá sự phát triển kinh tế theo thời gian và so sánh quốc tế. Kinh tế học đã chỉ ra rằng thu từ thuế luôn gắn chặt với thực trạng kinh tế và sự vận động của các yếu tố kinh tế vĩ mô như giá cả, thu nhập, đầu tư, lãi suất, tiêu dùng, nhập khẩu, xuất khẩu, chi tiêu công. Chỉ tiêu quan trọng biểu hiện thực trạng của nền kinh tế có ảnh hưởng quyết định đến quy mơ và mức độ động viên của thuế chính là GDP. GDP và số thu từ thuế ln có quan hệ 2 chiều biện chứng với nhau, nghĩa là GDP tăng trưởng thì số thu thuế sẽ tăng lên tỷ lệ tương ứng (ngoại trừ yếu tố như hệ thống thuế kém hiệu quả) và tỷ lệ động viên của thuế ở mức hợp lý thì sẽ góp phần kích thích hoạt động sản xuất, kinh doanh, tiêu dùng, đầu tư, xuất nhập khẩu mở rộng từ đó GDP sẽ tăng trưởng theo. Xét về lý thuyết, các nhà kinh tế trường phái trọng cung cho rằng, thuế suất thấp sẽ dẫn đến chi tiêu nhiều hơn, từ đó thúc đẩy sản xuất tăng lên. Cắt giảm thuế sẽ tạo động cơ cho các doanh nghiệp sản xuất nhiều hơn, trong khi người tiêu dùng sẽ cảm giác mình có nhiều tiền hơn và chi tiêu nhiều hơn, từ đó dẫn đến tăng trưởng kinh tế. Khi nền kinh tế tăng trưởng cao hơn sẽ kéo số thu từ thuế cũng tăng lên dù cho có cắt giảm mạnh thuế suất.
Như vậy GDP bình qn đầu người có tác động cùng chiều đến số thu thuế và điều này cũng được chứng minh trong nhiều nghiên cứu như Sen Gupta (2007), Imam và Jacobs (2007), Pessino và Fenochietto (2010), Fenochietto và Pessino (2013), Castro và Camarillo (2014). Chỉ tiêu này có ý nghĩa rất quan trọng đối với các nước đang phát triển như các nước ở khu vực Đông Nam Á muốn đảm bảo số thu ổn định từ thuế nhờ vào tăng trưởng kinh tế bền vững chứ không phải từ tăng thuế suất.
2.3.2. Độ mở thƣơng mại
Một số đặc điểm của thương mại quốc tế làm cho lĩnh vực này dễ thu thuế hơn các hoạt động trong nước. Ở các nước đang phát triển, lĩnh vực thương mại quốc tế thường là lĩnh vực dễ thu tiền nhất của nền kinh tế và các hoạt động trong lĩnh vực
này diễn ra tại các địa điểm cụ thể. Do đó, tỷ trọng xuất nhập khẩu có thể là một nhân tố quan trọng quyết định số thu thuế.
Các quốc gia có thu nhập thấp và trung bình tự sản xuất nơng nghiệp rất khó để đánh thuế, các nước đang phát triển thường đánh thuế xuất khẩu hàng hoá như là một cách đánh thuế cho ngành này, và cũng có xu hướng áp đặt mức thuế cao đối với hàng nhập khẩu. Do đó, nhiều nghiên cứu chỉ ra rằng độ mở thương mại có ý nghĩa tích cực đối với số thu thuế như nghiên cứu của Keen and Simone (2004) cho thấy số thu thuế có thể tăng khi tự do hóa thương mại thơng qua thuế quan của hạn ngạch, trừ việc miễn giảm mức thuế cao và cải thiện trong thủ tục hải quan. Gupta (2007) đã chỉ ra tác động của tự do hóa thương mại đối với việc huy động số thu nhập. Khi một quốc gia bắt đầu mở cửa nền kinh tế với việc giảm thuế nhập khẩu và xuất khẩu, và với sự gia tăng về xuất khẩu (thường là thuế suất 0% bằng VAT), doanh thu có thể giảm. Hơn nữa, nhiều nước (như Trung Mỹ và một số nước Châu Á) mở cửa nền kinh tế của họ được miễn thuế xuất khẩu từ thu nhập chịu thuế. Nghiên cứu của Nguyễn Phi Khanh (2013) cũng cho thấy độ mở thương mại là nhân tố có ảnh hưởng đáng kể và tác động cùng chiều đến tổng số thu thuế.
2.3.3. Tỷ trọng công nghiệp trong GDP
Biến số này giúp cho thấy được những ảnh hưởng của q trình cơng nghiệp hố đối với việc tạo ra thu nhập, đặc biệt là nhằm mục đích nắm bắt được hiệu quả của tăng trưởng công nghiệp đối với việc tạo thu nhập thuế của các nước đang phát triển. Tăng trưởng của khu vực công nghiệp sẽ tăng thuế trực tiếp thông qua thuế thu nhập doanh nghiệp, thuế gián tiếp thông qua thuế giá trị gia tăng và thuế tiêu thụ đặc biệt đối với sản phẩm trong nước. Hơn nữa, lĩnh vực này chủ yếu là các nhà kinh doanh sở hữu mà việc dùng sổ sách ghi chép rõ ràng, mang lại cho cơ quan thuế đánh thuế tốt hơn. Kết quả là, các nhà nghiên cứu đưa ra dấu hiệu tích cực của biến này với số thu thuế như nghiên cứu của Piancastelli (2001) xác định tỷ trọng ngành công nghiệp yếu tố quan trọng có ảnh hưởng tích cực đến số thu thuế, Karagöz (2013) và Ayenew (2016) cũng kết luận rằng tỷ trọng công nghiệp trong GDP có tác động cùng chiều với số thu thuế.
2.3.4. Nợ nƣớc ngoài
Nhiều nước trên thế giới, nhất là các nước đang phát triển, đặc biệt là các nước nghèo phải vay của nước ngồi để có tiền trang trải cho đầu tư phát triển đất nước và một phần để tiêu dùng. Các khoản vay này sẽ phải hoàn trả gốc và lãi khi đến hạn, Nhà nước sẽ phải thu thuế tăng lên để bù đắp. Vì vậy, suy cho cùng vay nợ chỉ là sự lựa chọn thời gian đánh thuế hôm nay hay ngày mai, thế hệ này hay thế hệ khác. Vay nợ thực chất là cách đánh thuế dần dần, được hầu hết chính phủ các nước sử dụng để tài trợ cho các hoạt động chi ngân sách. Nợ chính phủ nói chung hay nợ nước ngồi nói riêng thể hiện sự chuyển giao của cải từ thế hệ sau (thế hệ phải trả thuế cao) cho thế hệ hiện tại (thế hệ được giảm thuế). Kích thước của nợ nước ngồi có thể có ảnh hưởng đến hiệu suất thu thuế của một nước. Các nước có nợ nước ngồi cao có thể quyết định giảm nhập khẩu. Điều này nhằm mục đích thu được ngoại tệ cần thiết để phục vụ nợ nước ngoài. Để đạt được mục tiêu của mình, một nước có thể tăng thuế nhập khẩu để tạo ra một khoản thặng dư trong ngân sách từ đó cho phép quốc gia này phục vụ cho việc trả nợ nước ngoài (Gupta, 2007). Các nghiên cứu của Eltony (2002), Chaudhry và Munir (2010), Karagöz (2013) đều chỉ ra rằng nợ nước ngồi có tác động tích cực và đáng kể đến số thu thuế.
2.3.5. Lạm phát
Các quốc gia kém phát triển và đang phát triển thì thường bị rơi vào tình trạng lạm phát bởi vì thể chế quản lý yếu, đa số ở các quốc gia Đơng Nam Á thì mơ hình tổ chức Ngân hàng Trung ương đều phụ thuộc vào Chính Phủ chứ khơng được độc lập cho nên các Ngân hàng Trung ương khơng thể phát huy vai trị chủ động trong việc thực thi chính sách tiền tệ vì vậy việc kiểm sốt lạm phát của nó là yếu. Ngân hàng Trung ương đôi khi phải phát hành tiền để bù đắp bội chi ngân sách Ngân sách chính điều đó làm ảnh hưởng đến lượng cung tiền trong lưu thông.
Lạm phát là một yếu tố có cả tác động tích cực lẫn tiêu cực đến nền kinh tế. Khi ở mức độ vừa phải hợp lí, lạm phát thể hiện các tác động tích cực đến tăng trưởng và khi lên đến những mức độ cao, nó trở thành nhân tố gây nguy hại cho nền kinh tế. Lạm phát gây nên tình trạng biến động giá cả theo chiều hướng tăng làm cho thu
nhập của người dân bị ảnh hưởng, sức mua của đồng tiền bị giảm đi, Nhà nước cho dù có điều chỉnh tiền lương thì cũng khơng bao giờ theo kịp sự gia tăng của giá cả nghĩa là tiền lương danh nghĩa thì có thể tăng nhưng tiền lương thực tế thì khơng tăng vì vậy cơ sở để đánh thuế bị cắt giảm. Lạm phát làm giá cả gia tăng cũng gây ảnh hưởng đến doanh nghiệp, doanh nghiệp hoạt động khó khăn thì cũng khơng có cơ hội nộp thuế cho Nhà nước. Lạm phát xảy ra thì kế hoạch chi đầu năm mà Nhà nước đã xây dựng sẽ bị ảnh hưởng bởi giá cả gia tăng nên chi ngân sách sẽ tăng bên cạnh đó người dân và doanh nghiệp gặp khó khăn khơng có khả năng nộp thuế thì số thu của ngân sách sẽ giảm tình hình bội chi ngân sách có thể xảy ra. Các nghiên cứu của Ajaz và Ahmad (2010), Pessino và Fenochietto (2010), Fenochietto và Pessino (2013), và Ayenew (2016) đều nhận định rằng lạm phát có ảnh hưởng tiêu cực đến số thu thuế.
2.4. Tổng quan tình hình thu thuế tại các quốc gia Đơng Nam Á
2.4.1. Tình hình thu thuế của các quốc gia Đơng Nam Á trong thời gian qua
Tỷ lệ thuế/GDP của một số nước Đơng Nam Á đang có xu hướng giảm dần như Indonesia giảm từ 13,31% năm 2008 xuống 10,85% vào năm 2014, Malaysia là 15,61% năm 2012 xuống còn 14,84% năm 2014 đặc biệt là Việt Nam đã có sự sụt giảm đáng kể từ 22,46% năm 2008 xuống còn 18,22% năm 2014. Một số nước có tỷ lệ thuế/GDP tăng là Campuchia, Lào, Philippines và Singapore như hình 2.2.
Hình 2.2. Số thu thuế của một số quốc gia Đơng Nam Á (% tổng số thu thuế/GDP)
Nhìn vào hình 2.2 có thể nhận thấy chỉ có tỷ lệ thuế/GDP của Lào và Campuchia là tăng đều và ổn định theo thời gian cịn Philippine và Singapore tuy có tăng nhưng không đáng kể, sự dao động lên xuống chỉ trong khoảng 12% đến 14% từ trong giai đoạn 2008-2014.
Đơng Nam Á có một mạng lưới phức tạp của các hệ thống thuế và loại thuế khác nhau. Số lượng các loại thuế khác nhau áp dụng trong mỗi nước Đông Nam Á khác nhau đáng kể, với Brunei có 5 loại thuế thấp nhất và Việt Nam có 12 loại thuế khác nhau cao nhất. Trong giai đoạn 2008-2014, tỷ lệ thuế và phí của Việt Nam là 20,59% GDP cao nhất trong khu vực, trong khi con số tương ứng của Thái Lan là 15,3%, Malaysia là 14,78%, Lào là 13,93%, Singapore là 13,51%, Philppines là 12,88%, Indonesia là 11,47% và Campuchia là 11,05%. Đáng chú ý Philippines là quốc gia dẫn đầu trong việc đánh thuế cao ở mọi loại hình. Thuế thu nhập doanh nghiệp ở mức 30%, vượt xa các nước khác. Myanmar áp dụng thuế thu nhập doanh nghiệp tới 40%, nhưng chỉ áp dụng với các cơng ty nước ngồi. Doanh nghiệp trong nước vẫn được hưởng mức thuế suất vừa phải với 5%. Philippines cũng là nước
đứng đầu về việc áp dụng thuế VAT cao tới 12%, trong khi Thái Lan và Indonesia có mức thuế quan cũng thuộc loại cao. Tuy nhiên, với trường hợp của Thái Lan, 20% thuế doanh nghiệp chỉ thuộc hạng trung bình.
Trong quá trình hội nhập Cộng đồng Kinh tế Asean (AEC) nhiều quốc gia Đông Nam Á đã cải cách hệ thống quy định, chính sách để thu hút dịng vốn của nhà đầu tư ngoại. Trong đó, yếu tố quan trọng trong việc thu hút giới đầu tư nước ngoài của một quốc gia là tỷ lệ thuế/Tổng sản phẩm trong nước (GDP). Bên cạnh cam kết giảm thuế xuất nhập khẩu theo lộ trình AEC một số quốc gia Đơng Nam Á đã có những cải cách và điều chỉnh hệ thống thuế nội địa dẫn đến việc tăng giảm số thu thuế của các nước trong khu vực.
Năm 2015 Ủy ban giám sát đầu tư của Thái Lan đã đưa ra chương trình Ưu đãi đầu tư cho nhà đầu tư nước ngoài bao gồm các khuyến khích bằng thuế và các khuyến khích khơng bằng thuế. Theo đó, các khuyến khích bằng thuế bao gồm: miễn, giảm thuế nhập khẩu máy móc, thiết bị; giảm thuế nhập khẩu nguyên liệu; miễn, giảm thuế thu nhập doanh nghiệp; giảm 50% thuế thu nhập doanh nghiệp; khấu trừ hai lần chi phí vận chuyển, điện và nước; bổ sung 25% khấu trừ chi phí xây dựng và lắp đặt cơ sở hạ tầng của doanh nghiệp; miễn thuế nhập khẩu đối với nguyên liệu và nguyên liệu thiết yếu sử dụng để sản xuất hàng xuất khẩu.
Thuế thu nhập doanh nghiệp ở Indonesia là 25%, thuế GTGT là 10% thấp so với mức trung bình 17%. Indonesia đang thực hiện cải cách thuế theo hướng giảm dần các đối tượng được miễn giảm thuế, đồng nhất mức thuế; áp dụng thuế tiêu thụ đặc biệt với xe hơi, thuốc lá và thuế bảo vệ môi trường đối với nhiên liệu; thuế bất động sản, thay thế chuyển nhượng bằng thuế bất động sản; đối với thuế GTGT tăng thuế suất, bỏ ưu đãi, đơn giản hóa thủ tục; đối với thuế thu nhập cá nhân giảm ngưỡng đối với thuế suất cao. Bên cạnh đó Indonesia xóa thuế đánh vào hàng xa xỉ, đồng nghĩa người dân sẽ không phải trả loại thuế này khi mua các mặt hàng như ô tô, đồ hiệu, đồ điện tử…, nhưng vẫn phải đóng thuế giá trị gia tăng. Trước đây, Indonesia đánh thuế hàng xa xỉ lên tới 75%.
Singapore và Brunei vẫn được coi như các “thiên đường thuế” cho cả cá nhân lẫn doanh nghiệp với nhiều loại thuế bằng 0%.
Từ năm 2010, tại các nước ASEAN-6 (gồm các nước Singapore, Malaysia, Thái Lan, Indonesia, Philippines, Brunei) gần như toàn bộ các loại thuế đã được loại bỏ (99,2%). Tại các nước thành viên mới như Campuchia, Lào, Myanmar và Việt Nam, cũng đã có gần 98% các dịng thuế được đưa xuống mức trung bình 0,5%.
2.4.2. Bài học kinh nghiệm quản lý thu thuế từ các quốc gia Đông Nam Á
Các nước hiện nay đều đưa ra nhiều chính sách cải cách hệ thống thu thuế nhằm tạo thuận lợi cho doanh nghiệp và người nộp thuế từ đó nâng cao khả năng thu thuế.
Thiết lập một hệ thống thuế đơn giản
Một hệ thống thuế đơn giản là hệ thống thuế với ít sắc thuế và mức thuế suất, hạn chế việc miễn giảm. Đối với các nước đang phát triển, một hệ thống chính sách thuế đơn giản sẽ dễ quản lý và dẫn đến mức độ tuân thủ cao hơn một hệ thống thuế phức tạp.
Các thông tin cần thiết trên các mẫu đơn thuế được xây dựng đơn giản và phù hợp với các số liệu có sẵn từ sổ sách và hồ sơ của người nộp thuế.
Đồng thời, các nước cũng thực hiện đơn giản hóa về thuế suất các loại thuế (áp dụng một mức thuế suất thuế giá trị gia tăng), đơn giản hóa cơ cấu giá, đơn giản hóa cấu trúc về thuế tiêu thụ đặc biệt.
Nâng cao tính tuân thủ tự nguyện của người nộp thuế
Bất kỳ hệ thống quản lý thuế nào cũng đều hướng đến thúc đẩy sự tuân thủ tự nguyện của đối tượng nộp thuế. Việc thực hiện xử phạt trốn thuế hay truy thu thuế khơng phải là mục tiêu chính của quản lý thuế.
Để thúc đẩy tính tuân thủ tự nguyện của người nộp thuế cần nâng cao nhận thức của đối tượng nộp thuế, tuyên truyền cho họ hiểu rằng nếu khơng tn thủ thì sẽ bị phát hiện và có các chế tài xử phạt thích đáng. Do đó, quản lý thuế là nghệ thuật nhằm đạt được một sự cân bằng giữa dịch vụ cho người nộp thuế và thực thi các luật thuế và các quy định để thúc đẩy tuân thủ tự nguyện. Các nước thường áp dụng chương trình kiểm tốn dự phịng dữ liệu giúp cơ quan thuế sử dụng dữ liệu có liên
quan để phát hiện đối tượng trốn thuế. Ngoài ra, biện pháp phổ biến được nhiều quốc gia thực hiện là xây dựng một hệ thống tự đánh giá, người nộp thuế có trách nhiệm tự tính, tự kê khai và tự thực hiện nghĩa vụ thuế.
Bên cạnh đó các cơ quan quản lý thuế cũng tích cực nâng cao hiệu quả của các