2.4. Tổng quan tình hình thu thuế tại các quốc gia Đơng Na mÁ
2.4.2. Bài học kinh nghiệm quản lý thu thuế từ các quốc gia
Các nước hiện nay đều đưa ra nhiều chính sách cải cách hệ thống thu thuế nhằm tạo thuận lợi cho doanh nghiệp và người nộp thuế từ đó nâng cao khả năng thu thuế.
Thiết lập một hệ thống thuế đơn giản
Một hệ thống thuế đơn giản là hệ thống thuế với ít sắc thuế và mức thuế suất, hạn chế việc miễn giảm. Đối với các nước đang phát triển, một hệ thống chính sách thuế đơn giản sẽ dễ quản lý và dẫn đến mức độ tuân thủ cao hơn một hệ thống thuế phức tạp.
Các thông tin cần thiết trên các mẫu đơn thuế được xây dựng đơn giản và phù hợp với các số liệu có sẵn từ sổ sách và hồ sơ của người nộp thuế.
Đồng thời, các nước cũng thực hiện đơn giản hóa về thuế suất các loại thuế (áp dụng một mức thuế suất thuế giá trị gia tăng), đơn giản hóa cơ cấu giá, đơn giản hóa cấu trúc về thuế tiêu thụ đặc biệt.
Nâng cao tính tuân thủ tự nguyện của người nộp thuế
Bất kỳ hệ thống quản lý thuế nào cũng đều hướng đến thúc đẩy sự tuân thủ tự nguyện của đối tượng nộp thuế. Việc thực hiện xử phạt trốn thuế hay truy thu thuế khơng phải là mục tiêu chính của quản lý thuế.
Để thúc đẩy tính tuân thủ tự nguyện của người nộp thuế cần nâng cao nhận thức của đối tượng nộp thuế, tuyên truyền cho họ hiểu rằng nếu không tuân thủ thì sẽ bị phát hiện và có các chế tài xử phạt thích đáng. Do đó, quản lý thuế là nghệ thuật nhằm đạt được một sự cân bằng giữa dịch vụ cho người nộp thuế và thực thi các luật thuế và các quy định để thúc đẩy tuân thủ tự nguyện. Các nước thường áp dụng chương trình kiểm tốn dự phịng dữ liệu giúp cơ quan thuế sử dụng dữ liệu có liên
quan để phát hiện đối tượng trốn thuế. Ngoài ra, biện pháp phổ biến được nhiều quốc gia thực hiện là xây dựng một hệ thống tự đánh giá, người nộp thuế có trách nhiệm tự tính, tự kê khai và tự thực hiện nghĩa vụ thuế.
Bên cạnh đó các cơ quan quản lý thuế cũng tích cực nâng cao hiệu quả của các chương trình giáo dục, tun truyền, cung cấp thơng tin và hỗ trợ người nộp thuế nhằm cải thiện và nâng cao nhận thức của cộng đồng doanh nghiệp và xã hội trong việc tự nguyện tuân thủ các nghĩa vụ thuế, đóng góp cho sự phát triển chung của nền kinh tế.
Xây dựng hệ thống quản lý thuế hiện đại
Việc ứng dụng hệ thống điện tử để nộp và thanh toán thuế sẽ loại bỏ các thủ tục giấy tờ và sự tiếp xúc trực tiếp giữa người nộp thuế với cán bộ thuế, từ đó hạn chế các tiêu cực có thể phát sinh trong q trình giải quyết thủ tục hành chính.
Thanh tốn thuế là một hoạt động đòi hỏi nhiều thời gian của các doanh nghiệp. Việc sử dụng phương thức thanh toán điện tử tạo thuận lợi cho người dân và doanh nghiệp nộp thuế dễ dàng và ít tốn kém hơn.
Các hình thức thanh tốn thuế điện tử bao gồm thanh toán qua ngân hàng, bưu điện, qua điện thoại di động, mạng internet, ghi nợ trực tiếp… Trong đó, các hình thức thanh tốn qua ngân hàng, bưu điện, internet và ghi nợ trực tiếp được các nước sử dụng khá phổ biến.
Nâng cao chất lượng nguồn nhân lực quản lý thuế
Nâng cao chất lượng nguồn nhân lực quản lý thuế, không chỉ tập trung vào việc đào tạo chun mơn, nghiệp vụ trong q trình quản lý thuế mà điều quan trọng hơn là phải đạt được mục tiêu xây dựng một đội ngũ quản lý thuế trung thực, hiệu quả, chuyên nghiệp.
Các giải pháp cần thực hiện là đảm bảo mức lương/thu nhập của cán bộ thuế tương xứng với những trọng trách công việc được giao; thiết kế hệ thống quản lý thuế mà cán bộ thuế ít tiếp xúc trực tiếp với đối tượng nộp thuế để giảm thiểu các tiêu cực có thể phát sinh.
Các nước đều xây dựng chiến lược hoặc kế hoạch quản lý nhân sự ngành thuế và coi đây là một trong những nội dung quan trọng của chiến lược phát triển nguồn nhân lực quốc gia, trong đó tập trung vào các nội dung như: Chế độ tuyển dụng, kỹ năng phát triển, khả năng lãnh đạo và quản lý, sự hài lòng của nhân viên, sự đa dạng về tuổi, mức lương và phụ cấp, số nhân viên/tỷ lệ doanh thu, chế độ đãi ngộ, động viên, khen thưởng…
Cơ quan thuế của Singapore tiến hành khảo sát môi trường làm việc của tổ chức theo định kỳ hai năm một lần để thu thập các thông tin phản hồi từ nhân viên, trên cơ sở đó, đề xuất các sáng kiến cải tiến và phát triển nguồn nhân lực ngành thuế. Trong khi đó ngành thuế của Malaysia đặt ra yêu cầu ít nhất 60% nhân viên quản lý thuế phải tham dự đủ 56 giờ đào tạo mỗi năm.
TÓM TẮT CHƢƠNG 2
Tác giả nghiên cứu các lý thuyết cơ bản về thuế. Dựa vào các bài nghiên cứu thực nghiệm trước để đưa vào mơ hình phân tích các biến phù hợp với các mẫu khảo sát, tác giả đưa vào và phân tích 5 yếu tố tác động đến số thu thuế bao gồm: (1) Mức độ phát triển kinh tế (GDP bình quân đầu người ngang giá sức mua), (2) Độ mở thương mại, (3) Tỷ trọng ngành cơng nghiệp trong GDP, (4) Nợ nước ngồi, (5) Lạm phát. Sơ lược tình hình thu thuế và kinh nghiệm quản lý thu thuế rút ra từ một số quốc gia Đông Nam Á. Tiếp theo trong chương 3 sẽ trình bày phương pháp nghiên cứu.
CHƢƠNG 3 PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
Nghiên cứu này chủ yếu dựa trên mơ hình nghiên cứu của Ayenew (2016), vì đây là nghiên cứu gần nhất và nghiên cứu này cũng dựa trên các nghiên cứu trước có liên quan để đưa vào phân tích các yếu tố ảnh hưởng đến số thu thuế của Ethiopia là một nước đang phát triển có số thu thuế thấp. Nghiên cứu của Ayenew (2016) tập trung vào phân tích các yếu tố chính có ảnh hưởng đến số thu thuế như GDP bình qn đầu người, tỷ trọng nơng nghiệp trong GDP, tỷ trọng cơng nghiệp trong GDP, viện trợ nước ngồi, chi tiêu cho giáo dục và lạm phát. Kết quả nghiên cứu cho thấy trong dài hạn thì GDP bình qn đầu người, viện trợ nước ngồi và tỷ trọng cơng nghiệp trong GDP ảnh hưởng tích cực và đáng kể đến số thu thuế trong khi lạm phát và tỷ trọng nơng nghiệp trong GDP có ảnh hưởng tiêu cực đến số thu thuế, chi tiêu cho giáo dục ảnh hưởng không đáng kể đến số thu thuế.
Nghiên cứu này sẽ không xem xét biến chi tiêu cho giáo dục do biến này có ảnh hưởng khơng đáng kể đến số thu thuế, biến viện trợ nước ngoài được thay bằng biến nợ nước ngồi, đưa vào phân tích biến độ mở thương mại đồng thời loại bỏ biến tỷ trọng nơng nghiệp trong GDP vì các lĩnh vực nơng nghiệp rất khó khăn để có thể đánh thuế, đặc biệt là ở các nước phát triển, nơi phần lớn nhất của nền kinh tế bị chi phối bởi lĩnh vực này; nó khơng phải là chính sách khả thi để đánh thuế vào khu vực này. Nhiều quốc gia không muốn đánh thuế khu vực này kể từ khi nó là vừa đủ sống (Stotsky và WoldeMariam, 1997). Ngồi ra, khu vực này là khu vực rất khơng chính thức và tốn kém để đánh giá. Ngồi ra, mức thuế suất thấp hơn về lĩnh vực này và các mặt hàng chịu thuế không tạo ra sản xuất thặng dư.
GDP bình quân đầu ngƣời ngang giá sức mua dự kiến sẽ có tác động tích cực
với số thu thuế, nó được sử dụng như là một chỉ số để đo lường mức độ tổng thể phát triển kinh tế và cơ cấu kinh tế. Một quốc gia phát triển, căn cứ tính thuế sẽ được rộng hơn và lớn hơn so với tăng trưởng thu nhập. Thu nhập bình quân đầu người cao hơn phản ánh một mức độ cao hơn của sự phát triển này dẫn đến việc nâng cao khả năng nộp thuế cũng như khả năng thu thuế và đánh thuế cũng lớn hơn (Chelliah, 1971).
Độ mở thƣơng mại được đo lường bằng tỷ lệ nhập khẩu và xuất khẩu/GDP mà
Nhập khẩu và xuất khẩu đều tuân theo thuế khi các hoạt động này diễn ra tại các địa điểm xác định. Nếu tự do hóa này xảy ra chủ yếu thơng qua việc cắt giảm thuế thì số thu thuế sẽ tổn thất. Mặt khác, Keen và Simone (2004) lập luận số thu thuế có thể tăng do được cung cấp tự do hóa thương mại xảy ra thơng qua thuế hố hạn ngạch, loại ra các khoản miễn, giảm mức thuế và cải tiến trong thủ tục hải quan. Độ mở thương mại được dự kiến là có ảnh hưởng tích cực đến số thu thuế.
Tỷ trọng công nghiệp trong GDP dự kiến sẽ có tác động tích cực và mạnh mẽ
đến số thu thuế do sự gia tăng trong phát triển của ngành công nghiệp sẽ tăng thuế trực tiếp thông qua thuế thu nhập doanh nghiệp, thuế gián tiếp qua thuế giá trị gia tăng và thuế tiêu thụ đặc biệt trên các sản phẩm trong nước. Hơn nữa, khu vực này phần lớn là thuộc sở hữu của doanh nghiệp có sử dụng các hoạt động theo kỷ luật tốt hơn, cung cấp cho các cơ quan thuế suất thuế tốt hơn.
Nợ nƣớc ngoài được sử dụng để chỉ ra các ảnh hưởng của sự phụ thuộc vào vay
nợ nước ngoài. Vay nợ nước ngoài thể hiện sự chuyển giao của cải từ thế hệ sau (thế hệ phải trả thuế cao) cho thế hệ hiện tại (thế hệ được giảm thuế). Vì vậy, sự gia tăng vay nợ nước ngồi làm cho chính phủ của các nước đang phát triển phải tăng thu thuế trong tương lai để trả các khoản nợ gốc và lãi khi đến hạn, ảnh hưởng của nợ nước ngoài vào số thu thuế được dự kiến tích cực.
Lạm phát gây nên tình trạng biến động giá cả theo chiều hướng tăng làm cho thu
nhập của người dân bị ảnh hưởng, sức mua của đồng tiền bị giảm đi, Nhà nước cho dù có điều chỉnh tiền lương thì cũng khơng bao giờ theo kịp sự gia tăng của giá cả nghĩa là tiền lương danh nghĩa thì có thể tăng nhưng tiền lương thực tế thì khơng tăng vì vậy cơ sở để đánh thuế bị cắt giảm. Lạm phát làm giá cả gia tăng cũng gây ảnh hưởng đến doanh nghiệp, doanh nghiệp hoạt động khó khăn thì cũng khơng có cơ hội nộp thuế cho nhà nước. Crane và Nourzad (1986) cho biết lạm phát như là sự tăng thuế phi luật hóa mà sẽ nâng cao thu nhập của chính phủ. Người nộp thuế trên trung bình, đáp ứng với việc tăng thuế do lạm phát gây ra bằng cách đặt ra một cách cắt giảm thuế phi luật định của riêng họ thông qua trốn thuế. Người nộp thuế sẽ
tham gia vào một hoạt động kinh tế khơng chính thức hoặc hoạt động ngầm. Kết quả là, lạm phát dự kiến sẽ ảnh hưởng tiêu cực đến số thu thuế.