4.4.1. Phân tích bằng đồ thị
Trước khi phân tích kết quả hồi quy của bảng 4.3 tác giả phân tích mối liên hệ giữa biến số thu thuế và các biến độc lập trong mơ hình bằng đồ thị (hình 4.7 đến hình 4.11).
47
Hình 4.7. Tổng số thu thuế và GDP bình quân
Hình 4.8. Tổng số thu thuế và độ mở thƣơng mại
Hình 4.9. Tổng số thu thuế và tỷ trọng cơng nghiệp
Hình 4.10. Tổng số thu thuế và nợ nƣớc ngoài
Đường xu hướng
Hình 4.11. Tổng số thu thuế và lạm phát
Các đường xu hướng của hình 4.7, hình 4.8, hình 4.9 và hình 4.11 cho thấy GDP bình quân đầu người ngang giá sức mua, độ mở thương mại, tỷ trọng cơng nghiệp và lạm phát có mối quan hệ cùng chiều với số thu thuế, đường xu hướng của hình 4.10 cho thấy nợ nước ngồi có mối quan hệ ngược chiều với số thu thuế.
4.4.2. Phân tích kết quả hồi quy
Từ kết quả ước lượng hồi quy theo bảng 4.3 và kết quả kiểm định Hausman cho thấy: GDP bình quân đầu người ngang giá sức mua (GDPPC), tỷ trọng công nghiệp trên GDP (IDU) và tỷ lệ tổng nợ nước ngoài trên GDP (DEBT) trong mơ hình tác động có ý nghĩa thống kê lên số thu thuế. Cụ thể như sau:
GDP bình quân đầu người ngang giá sức mua (GDPPC) có tác động cùng chiều với số thu thuế ở mức ý nghĩa 1% β1 = 0.263. Điều này có nghĩa là giữ cho các yếu
tố khác không đổi, khi GDP bình quân đầu người tăng 1% thì số thu thuế của Chính Phủ sẽ tăng 0,263%. Nhận định trên cũng phù hợp với những nghiên cứu của Sen Gupta (2007), Imam và Jacobs (2007), Pessino và Fenochietto (2010), Fenochietto
Tỷ trọng cơng nghiệp (IDU) có tác động cùng chiều với số thu thuế ở mức ý nghĩa 10% β3 = 0.234. Điều này có nghĩa là giữ cho các yếu tố khác khơng đổi, khi
tỷ trọng cơng nghiệp tăng 1% thì số thu thuế của Chính Phủ sẽ tăng 0,234%. Nhận định trên cũng phù hợp với những nghiên cứu của Piancastelli (2001), Karagöz (2013) và Ayenew (2016).
Tỷ lệ nợ nước ngồi (DEBT) có tác động ngược chiều với số thu thuế ở mức ý nghĩa 10% β4 = - 0.0798. Điều này có nghĩa là giữ cho các yếu tố khác không đổi,
khi tỷ lệ nợ nước ngồi tăng 1% thì số thu thuế của Chính Phủ sẽ giảm 0.0798%. Nhận định trên trái ngược với các nghiên cứu của Eltony (2002), Chaudhry và Munir (2010), Karagöz (2013). Lý giải cho kết quả này như sau: tỷ lệ nợ nước ngồi của các nước cao và đều có xu hướng tăng theo thời gian chứng tỏ Chính Phủ các nước đang dùng nợ vay để bù đắp cho thâm hụt ngân sách do tăng chi tiêu và cắt giảm thuế để kích thích tổng cầu tăng, đẩy mạnh sản xuất, thúc đẩy tăng trưởng kinh tế. Trong ngắn hạn thì vay nợ có tác động ngược chiều với số thu thuế do tăng vay nợ để bù đắp cho cắt giảm thuế nhưng trong dài hạn thì kết quả này có thể khác do tương lai phải tăng thu thuế để trả các khoản nợ gốc và lãi khi đến hạn. Vay nợ nước ngoài chỉ là sự lựa chọn thời gian đánh thuế vì các khoản vay nợ nước ngồi thường là nợ dài hạn với thời gian hồn trả gốc và lãi rất lâu. Do đó trong nghiên cứu này có thể giai đoạn nghiên cứu không đủ dài, các nước đang trong giai đoạn cắt giảm thuế và tăng vay nợ dẫn đến nợ nước ngồi có tác động ngược chiều với số thu thuế.
Hệ số hồi quy của độ mở thương mại (OPE) và lam phát (INF) đều dương nhưng khơng có ý nghĩa thống kê. Điều này có nghĩa là giữ cho các yếu tố khơng đổi, độ mở thương mại và lạm phát khơng có tác động đối với số thu thuế trong phạm vi luận văn này. Nhận định này không phù hợp với các nghiên cứu trước đó của Keen and Simone (2004), Ajaz và Ahmad (2010), Pessino và Fenochietto (2010), Fenochietto và Pessino (2013), và Ayenew (2016). Nguyên nhân có thể là do số lượng các nước chọn mẫu ít và thời gian nghiên cứu ngắn khơng đủ để các yếu tố phát huy sức ảnh hưởng lên số thu thuế của Chính Phủ.
TĨM TẮT CHƢƠNG 4
Chương này trình bày kết quả nghiên cứu bao gồm: thống kê mô tả các biến, kiểm định hiện tượng đa cộng tuyến, kết quả hồi quy dựa trên 3 mơ hình Pooled, Fem, Rem, sử dụng kiểm định Hausman để lựa chọn mơ hình phù hợp, cuối cùng là phân tích kết quả nghiên cứu để đưa ra kết luận và các hàm ý chính sách cho Chương 5.
CHƢƠNG 5 KẾT LUẬN VÀ HÀM Ý CHÍNH SÁCH 5.1. Kết luận
Đề tài nghiên cứu ảnh hưởng của các yếu tố như GDP bình quân đầu người, độ mở thương mại, tỷ trọng ngành cơng nghiệp, nợ nước ngồi và lạm phát đến số thu thuế của 7 quốc gia thược khu vực Đông Nam Á trong giai đoạn từ năm 2000 đến 2014. Kết quả hồi quy mơ hình REM cho thấy rằng các biến GDP bình quân đầu người, tỷ trọng công nghiệp và nợ nước ngồi có ảnh hưởng đáng kể đến số thu thuế. Trong đó GDP bình qn đầu người và tỷ trọng cơng nghiệp có ảnh hưởng tích cực và đáng kể đến số thu thuế cịn nợ nước ngồi thì có ảnh hưởng tiêu cực đến số thu thuế.
Kết quả cũng chỉ ra rằng độ mở thương mại và lạm phát không tác động đến số thu thuế của các nước, điều này khác với kỳ vọng từ lý thuyết cũng như là các nghiên cứu thực nghiệm trước đây. Việc nghiên cứu các yếu tố này có thể xem xét trong các nghiên cứu tiếp theo khi thời gian khảo sát số liệu nhiều hơn.
5.2. Hàm ý chính sách
5.2.1. GDP bình qn đầu ngƣời
Do có tác động tích cực đến số thu thuế nên việc đưa ra các giải pháp để tăng GDP thơng qua đó tăng số thu thuế cho Chính phủ đang là vấn đề mà các quốc gia Đông Nam Á cần phải quan tâm và xem xét hiều hơn. Các quốc gia Đơng Nam Á nói chung và Việt Nam nói riêng có thể thực hiện một số các giải pháp sau:
Tập trung phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao. Hiện nay nguồn nhân lực của các quốc gia Đơng Nam Á nói chung và Việt Nam nói riêng lực lượng trẻ thì rất nhiều tức là chỉ có nguồn lực về số lượng còn chất lượng vẫn rất là yếu kém, do đó cần phải đào tạo nguồn nhân lực chất lượng cao đặc biệt chất lượng theo hướng đi vào chiều sâu để có thể quản trị doanh nghiệp tốt chống đỡ được những rủi ro của thị trường, hay đối với lĩnh vực cơng nghệ chun sâu thì nguồn lực có chất lượng cũng thiếu ví dụ như lực lượng IT chuyên ngành công nghệ thông tin rất nhiều nhưng khi đi vào mảng lập trình thì lại thiếu và yếu kém.
Bên cạnh việc tập trung phát triển xuất khẩu thì các doanh nghiệp cũng phải khai thác chính thị trường trong nước, hướng tới một thị trường rộng bằng cách tự mình phải đổi mới, nâng cao chất lượng sản phẩm từ đó góp phần tăng doanh thu.
Cải cách doanh nghiệp Nhà nước theo hướng giảm dần những hỗ trợ của Chính phủ nâng cao năng lực cạnh tranh để thế giới thấy rằng các doanh nghiệp nhà nước đã thực hiện những luật cạnh tranh công bằng để các sản phẩm xuất khẩu khơng bị áp những hình thức thuế bán phá giá.
5.2.2. Tỷ trọng công nghiệp
Các nước Đơng Nam Á tiến hành cơng nghiệp hóa đã đạt được thành cơng ở một số nước nhưng một số nước đã thất bại như Việt Nam, Campuchia... Nguyên nhân thất bại là do:
Việc sản xuất và xuất khẩu nguyên liệu vẫn chiếm vị trí đáng kể trong cơ cấu kinh tế của nhiều nước.
Phát triển nhiều ngành kinh tế dựa vào hai thế mạnh chủ yếu là nguyên liệu và lao động, hai thế mạnh này sẽ giảm dần vai trò trong tương lai.
Chỉ tập trung phát triển xây dựng, chỉ thích khai khống, chỉ chú trọng vào gia cơng, cịn lĩnh vực cốt lõi nhất là chế biến chế tạo thì lại khơng tập trung.
Để tháo gỡ các khó khăn trong q trình cơng nghiệp hóa cũng như đẩy mạnh phát triển công nghiệp, Việt Nam và các quốc gia trong khu vực có thể áp dụng các giải pháp như:
Xây dựng hạ tầng các khu, cụm công nghiệp; phát triển công nghiệp chế biến nơng, lâm sản và khống sản; đổi mới công nghệ, phát triển công nghệ cao và sản phẩm quốc gia. Thực hiện hiệu quả việc bảo hộ sở hữu trí tuệ. Có chính sách thuế, tín dụng ưu đãi để khuyến khích và hỗ trợ doanh nghiệp đổi mới công nghệ, sử dụng công nghệ cao và nghiên cứu phát triển. Thu hút mạnh các nhà đầu tư trong và ngồi nước đầu tư sản xuất sản phẩm cơng nghệ cao góp phần nâng cao tỷ trọng công nghiệp.
Phát triển ngành công nghiệp phụ trợ
Công nghiệp phụ trợ là động lực trực tiếp tạo ra giá trị gia tăng cho ngành công nghiệp, giúp tăng sức cạnh tranh của sản phẩm cơng nghiệp chính và đẩy nhanh q trình cơng nghiệp hố. Cơng nghiệp phụ trợ là „bệ đỡ‟ cho sự phát triển sản xuất công nghiệp, là nền tảng, cơ sở để sản xuất công nghiệp phát triển mạnh hơn. Chất lượng sản phẩm đầu ra cuối cùng của các sản phẩm công nghiệp phụ thuộc vào chất lượng của các sản phẩm chi tiết, linh kiện được sản xuất từ ngành Công nghiệp phụ trợ. Các nước đang phát triển cần thu hút vốn của các doanh nghiệp FDI đầu tư vào nước mình thì cần phải phát triển các ngành cơng nghiệp phụ trợ để tạo môi trường thuận lợi cho các doanh nghiệp FDI khi đầu tư vào các quốc gia này. Tỷ lệ chi phí về cơng nghiệp phụ trợ cao hơn nhiều so với chi phí lao động, nên một số quốc gia dù có ưu thế về lao động, nhưng nếu công nghiệp phụ trợ không phát triển cũng sẽ làm môi trường đầu tư kém hấp dẫn. Cần phải đẩy mạnh phát triển các ngành công nghiệp phụ trợ coi phát triển công nghiệp hỗ trợ là khâu đột phá để nâng cao năng lực cạnh tranh và các ngành công nghiệp chủ lực, đóng góp phát triển bền vững trong dài hạn.
Ứng dụng công nghệ cao vào sản xuất nông nghiệp
Phát triển nông nghiệp sạch ứng dụng công nghệ cao là xu hướng tất yếu của nền nông nghiệp trên thế giới. Nông nghiệp sạch ứng dụng công nghệ cao được định nghĩa là nền nơng nghiệp ứng dụng có hiệu quả những những thành tựu khoa học, công nghệ hiện đại vào sản xuất, bao gồm: cơng nghiệp hóa nơng nghiệp; ứng dụng cơng nghệ sinh học, công nghệ gen, công nghệ sản xuất phân hữu cơ; ứng dụng công nghệ thông tin vào sản xuất và quản lý sản xuất; sử dụng giống cây trồng, vật ni có năng suất, chất lượng cao; áp dụng các quy trình thực hành sản xuất nơng nghiệp tốt cấp quốc gia hoặc quốc tế tương đương như VietGAP, AseanGAP, GlobalGAP,… để tạo ra sản phẩm có chất lượng, tính năng vượt trội, giá trị gia tăng cao, thân thiện với mơi trường, hạn chế được sự lãng phí về tài nguyên đất, nước. Với việc tiết kiệm chi phí, chất lượng đầu ra của nông sản đạt tiêu chuẩn thực hành nông nghiệp tốt cấp quốc gia hoặc quốc tế, quá trình sản xuất dễ dàng đạt được hiệu
quả theo quy mô và do đó tạo ra nền sản xuất lớn với lượng sản phẩm đủ để đáp ứng cho nhu cầu tiêu dùng trong nước, gia tăng xuất khẩu và cung cấp nguyên liệu đầu vào cho các ngành cơng nghiệp chế biến.
5.2.3. Nợ nƣớc ngồi
Các quốc gia Đơng Nam Á nói riêng và Việt Nam nói chung đang dùng vay nợ nước ngồi để bù đắp cho thâm hụt ngân sách do chi tiêu của chính phủ đang nhiều hơn so với số thu thừ thuế.
Việc tăng thu thuế để trả nợ vay khơng phải là biện pháp tốt nó chỉ tạo thêm gánh nặng nợ cho thế hệ tương lai; các thế hệ tương lai phải sống trong một quốc gia vay nợ nước ngoài lớn hơn và phải trả thuế cao hơn.
Một số giải pháp đề ra cho các quốc gia Đơng Nam Á để khắc phục tình trạng nợ hiện nay:
Nâng cao hiệu quả quản lý nợ công trên cơ sở vốn vay phải được sử dụng tiết kiệm, đúng mục đích, đưa vào các lĩnh vực thực sự cần thiết sẽ làm cho kinh tế phát triển để tạo ra nguồn lực để trả nợ trong tương lai. Vay nợ công phải được chi cho đầu tư phát triển thay vì chi tiêu dùng chính phủ. Chỉ những dự án thực sự đem lại hiệu quả kinh tế mới được xét duyệt và đầu tư thực hiện, phải thực hiện tốt các giai đoạn khác nhau của dự án: lựa chọn, chuẩn bị hồ sơ và phê duyệt dự án, đồng thời xem xét đầy đủ các khía cạnh liên quan đến chất lượng và hiệu quả sử dụng vốn, khả năng nợ, và sự ổn định của dự án. Tăng cường giám sát và quản lý rủi ro, đặc biệt là tăng cường thanh tra, giám sát quá trình thực hiện dự án đầu tư để giảm việc thất thoát vốn đầu tư, việc giảm thất thoát vốn cũng là quản lý nợ cơng hiệu quả góp phần giảm bội chi ngân sách nhà nước.
Hướng đến một ngân sách bền vững theo tiêu chí nợ vay phải được trả bằng thặng dư ngân sách mà muốn có được thặng dư ngân sách thì trước hết phải đặt ra mục tiêu giảm thâm hụt ngân sách trên cơ sở kiểm soát chi ngân sách một cách chặt chẽ chính là tạo áp lực để Chính phủ phải nỗ lực nhiều hơn, đồng thời là “cơ sở pháp lý” để Chính phủ có thể loại bỏ các dự án khơng thực sự cần thiết, những dự án “ăn theo” ngân sách. Cần phải nâng cao hiệu quả đầu tư, đưa nguồn vốn đầu tư
vào những nơi mang lại sức bật cho nền kinh tế, chẳng hạn như các vùng kinh tế trọng điểm. Những khu vực nào đóng góp cho nền kinh tế có hiệu quả thì cần đưa nguồn lực vào đó, tạo sức lan tỏa và thặng dư về nguồn lực mới bố trí cho vùng khác để giảm áp lực nợ cơng . Đầu tư có hiệu quả sẽ góp phần tăng thu ngân sách từ đó tạo ra thặng dư để trả nợ vay.
Để giảm nhu cầu vay nợ phục vụ cho đầu tư thì mục tiêu hướng tới là phải tăng cường các giải pháp thu hút vốn cho đầu tư và giảm gánh nặng về đầu tư cho ngân sách Nhà nước bằng việc khuyến khích các doanh nghiệp tư nhân tham gia đấu thầu thực hiện các dự án, triển khai các hình thức BOT, BTO, BT, PPP. Việc Chính phủ đầu tư vào tất cả các dự án từ lớn đến nhỏ với một cơ chế kiểm soát lỏng lẻo sẽ dễ dàng gây nên tình trạng thất thốt vốn vì vậy Chính phủ phải chọn lọc lại các dự án đầu tư nào mà mình khơng nhất thiết phải đầu tư 100% thì nên giao cho khu vực tư nhân để họ đấu thầu thực hiện, quản lý tốt vốn và sử dụng có hiệu quả.
Cân đối giữa nguồn tài trợ và nhu cầu. Duy trì một nguồn tiền thanh tốn nợ nước ngồi phù hợp với khả năng trả nợ của nền kinh tế.
Xây dựng cơ cấu quản lý kỳ hạn nợ an toàn với tỉ trọng nợ ngắn hạn thấp, đảm bảo được khả năng trả nợ.
5.3. Hạn chế của đề tài và hƣớng nghiên cứu tiếp theo
Các quốc gia không chỉ đối diện với điều kiện ban đầu khác nhau mà hoàn cảnh kinh tế - xã hội, văn hoá và mức sống cũng khác nhau, bên cạnh đó mỗi quốc gia sẽ có một biểu thuế suất riêng nên các yếu tố tác động đến số thu thuế sẽ khác nhau về cách thức và mức độ ở từng quốc gia.
Phạm vi nghiên cứu quá rộng nên không tránh khỏi sai số trong quá trình tập hợp dữ liệu, ngồi ra cịn có các yếu tố khác tác động đến số thu thuế chưa được đưa vào mơ hình nghiên cứu như giáo dục, tham nhũng, viện trợ ...
Các nghiên cứu có liên quan chủ yếu là chủ yếu là Các nghiên cứu trong nước về thu thuế rất hạn chế chủ yếu là các luận văn thạc sĩ chứ không phải các nghiên cứu