CHƯƠNG 3 : PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
3.2. Mơ hình và các biến nghiên cứu
3.2.2. Các kiểm định thực hiện trong mơ hình
Bài nghiên cứu kiểm chứng mối quan hệ cân bằng dài hạn và quan hệ nhân quả giữa tăng trưởng kinh tế và phát triển tài chính tại một số quốc gia đang phát triển ở Đông Nam Á thông qua phương pháp tự hồi quy phân phối trễ (ARDL),
được giới thiệu bởi Pesaran và Smith (1998), Pesaran và cộng sự (2001). Tác giả sử
dụng phương pháp ARDL bởi những ưu điểm khác biệt so với các phương pháp khác: i) có thể được áp dụng bất kể tính dừng của các biến trong trong mẫu là bậc gốc I(0), bậc 1 I(1) hay hỗn hợp, chỉ cần đảm bảo bậc dừng tối đa là bậc 1 (Pesaran và cộng sự, 2001; Acaravci và Ozturk, 2012); ii) mơ hình ARDL có thể được sử
dụng đối với bất kỳ mẫu dữ liệu dù lớn hay nhỏ và cho ra kết quả đáng tin cậy (Pesaran và cộng sự, 2001; Ghatak và Siddiki, 2001); iii) có thể cùng lúc ước lượng
hệ số hồi quy ngắn hạn và dài hạn trong cùng một mơ hình và mơ hình hiệu chỉnh sai số có thể phản ánh sựđiều chỉnh ngắn hạn về cân bằng dài hạn mà khơng phải lo việc bỏ sót các thơng tin dài hạn (Ahmed và Long, 2013). Mơ hình hồi quy ARDL
được viết như sau: ) = + + + + + + + ! (4)
Trong đó: d là sai phân; t là thời gian; GPt là biến phụ thuộc; Mt, DCt là các biến độc lập; μ# là sai số; a0 là hệ số chặn; a1; a2; a3 lần lượt là các tham số ngắn hạn; b1, b2, b3 lần lượt là các tham số dài hạn; i là độ trễ của biến GP, i thay đổi từ 1
đến n1; j là độ trễ của biến M, j thay đổi từ 1 đến n2; k là độ trễ của biến DC, k thay
đổi từ 1 đến n3.
Để có thể trả lời cho câu hỏi nghiên cứu, luận văn sử dụng một số kiểm định
được thực hiện tuần tự như sau: