Kết quả ước lượng dài hạn

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) sự phát triển tài chính và tăng trưởng kinh tế tại một số quốc gia đang phát triển đông nam á (Trang 41 - 43)

Quốc gia Biến hồi quy M Biến hồi quy DC

Hệ số p-value Hệ số p-value Indonesia 0,0384 0,3532 -0,0426** 0,0218 Malaysia 0,0552*** 0,0014 -0,0078 0,4178 Philippines -0,0155 0,3311 0,0361*** 0,0089 Thái Lan 0,0283 0,8237 0,0087 0,9393 Việt Nam -0,1909*** 0,0005 0,1866*** 0,0007

Nguồn: kết quả tính tốn của tác giả từ Eviews 10.

Bảng 4.8 trình bày kết quảước lượng dài hạn giữa tăng trưởng kinh tế và hai biến sốđo lường phát triển tài chính, như sau: Đối với biến tỷ lệ cung tiền M2/GDP, phát triển tài chính có tác động tích cực đến tăng trưởng ở Malaysia, trong khi đó ở

Việt Nam, phát triển tài chính lại có tương quan ngược chiều với tăng trưởng kinh tế. Bên cạnh đó, đối với biến tỷ lệ tín dụng trong nước tới khu vực tư nhân được cung cấp bởi ngân hàng/GDP, phát triển tài chính có tác động tích cực đến tăng trưởng ở Philippines và Việt Nam, ngược lại có ảnh hưởng tiêu lực lên tăng trưởng kinh tếở Indonesia.

4.5.Kết quả ước lượng mơ hình hiệu chỉnh sai số

Việc tồn tại mối quan hệ đồng liên kết đã khẳng định về sự tồn tại của mối quan hệ trong dài hạn giữa phát triển tài chính và tăng trưởng kinh tếở Việt Nam. Kết quảước lượng trong bảng 4.5 cho thấy hệ số của tăng trưởng kinh tế, hệ số của cung tiền M2/GDP và tín dụng nội địa/GDP đều có ý nghĩa thống kê ở mức 1% với các giá trị lần lượt là -2.618639; -0.190995; 0.186638. Từ đây chúng ta có thể xác

định được hệ số mối quan hệ dài hạn giữa cung tiền M2/GDP và tăng trưởng kinh tế

là –(0.190995/-2.618639) = -0,072 và hệ số mối quan hệ dài hạn giữa tín dụng nội

địa/GDP và tăng trưởng kinh tế là –(0.186638/-2.618639) = 0,071. Điều này thể

hiện ý nghĩa: cung tiền M2 có ảnh hưởng tiêu cực đến tăng trưởng kinh tế trong dài hạn và tương đương với một đơn vị gia tăng của chỉ số tỷ lệ cung tiền M2/GDP sẽ

dẫn tới 0,072 đơn vị suy giảm trong GDP thực. Trong khi đó, tín dụng nội địa có

ảnh hưởng tích cực đến tăng trưởng kinh tế trong dài hạn và tương đương với một

đơn vị gia tăng của chỉ số tỷ lệ tín dụng nội địa/GDP sẽ dẫn tới 0,071 đơn vị gia tăng trong GDP thực ở Việt Nam.

Sau khi đã xác định được mối quan hệ dài hạn, tác giả sử dụng mơ hình hiệu chỉnh sai số có giới hạn (restricted ECM) đểđo lường mối quan hệ năng động trong ngắn hạn của các biến số. Đầu tiên, chúng ta thực hiện hồi quy phương trình bằng phương pháp bình phương bé nhất OLS, sau đó lưu lại giá trị phần dư và sử dụng phần dư này như là biến giải thích trong mơ hình restricted ECM. Kết quả kiểm

định bảng 4.9 cho thấy hệ số của ECMt-1 là âm -0.556669 và có ý nghĩa thống kê ở

mức 1%. Điều này cho thấy trong 1 năm tốc độ điều chỉnh của GDP thực về trạng thái cân bằng là 55,6%.

Bên cạnh đó giá trị R2 và R2 hiệu chỉnh lần lượt là 0,99 và 0,98. Đồng thời giá trị thống kê F của các kiểm định LM và kiểm định White đều có giá trị p-value lớn hơn mức ý nghĩa 1%. Do đó, mơ hình ước lượng trên là khá phù hợp và khơng có tồn tại hiện tượng tự tương quan và phương sai sai số thay đổi trong mơ hình.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) sự phát triển tài chính và tăng trưởng kinh tế tại một số quốc gia đang phát triển đông nam á (Trang 41 - 43)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(107 trang)