CHƯƠNG 4 : KẾT QUẢ THỰC NGHIỆM VÀ THẢO LUẬN
4.1. Thống kê mô tả
Phương pháp này được sử dụng để mô tả những đặc tính cơ bản của dữ liệu thu thập nhằm có cái nhìn tổng qt nhất về mẫu nghiên cứu. Bảng 4.1 cho thấy kết quả thống kê mô tả các biến ở Việt Nam trong giai đoạn từ quý 1 năm 2005 đến quý 4 năm 2017. Kết quả thống kê mô tả cho các biến ở Indonesia, Malaysia, Philippines, Thái Lan được trình bày trong phần Phụ lục.
Bảng 4.1: Thống kê mô tả dữ liệu các biến ở Việt Nam
GP M DC Trung bình 0,096229 4,339635 3,778040 Trung vị 0,164184 4,321686 3,868587 Tối đa 0,767037 7,559428 6,241117 Tối thiểu -0,553531 1,983994 1,690615 Độ lệch chuẩn 0,366539 1,287210 1,073346 Số quan sát 52 52 52
Nguồn: kết quả tính tốn của tác giả từ Eviews 10.
Trong giai đoạn này, các quốc gia trong mẫu có tốc độ tăng trưởng GDP thực bình quân đầu người trung bình hàng quý khoảng từ 0,85% đến 9,62%. Thấp nhất là
ở Việt Nam vào quý 1 năm 2008: -55,3%, do tác động của cuộc khủng hoảng kinh tế đến từ nước Mỹ, tiềm ẩn từ năm 2007 và bùng phát vào năm 2008, đã lan sang các nước trên thế giới. Cuộc khủng hoảng xảy ra trong điều kiện Việt Nam mới gia nhập WTO từđầu năm 2007. Nhờ vào sự linh hoạt ứng phó, áp dụng các biện pháp phù hợp, đưa ra các giải pháp xử lý kịp thời, nên Việt Nam đã không bị rơi vào vịng xốy của cuộc khủng hoảng tài chính – kinh tế thế giới, đã đạt được những kết quả tích cực từ giữa năm 2009 đến nay. Tốc độ tăng trưởng GDP thực bình quân
Đối với chỉ số đại diện cho phát triển tài chính: tỷ lệ cung tiền M2/GDP trung bình khoảng từ 149% đến 511%, trong đó tỷ lệ cao nhất thuộc về Việt Nam trong quý 1 năm 2017 là 755%. Tỷ số này của Việt Nam có xu hướng tăng lên từ
mức 314% vào quý 1 năm 2005 đến 463% vào quý 4 năm 2017, đạt mức cao nhất vào quý 1 năm 2017 ở mức 755%, cùng xu hướng với các nước trong khu vực. So với các quốc gia trong mẫu nghiên cứu, độ sâu tài chính của Việt Nam ở mức cao, tương đồng với các nước Malaysia, Thái Lan, cao hơn hẳn so với các nước Indonesia và Philippines.
Tỷ lệ tín dụng trong nước tới khu vực tư nhân được cung cấp bởi ngân hàng/GDP cao nhất là 624% cũng ở Việt Nam quý 1 năm 2017. Tỷ lệ này của Việt Nam đã tăng lên đáng kể tính từ quý 1 năm 2005, 277% đến 390% quý 4 năm 2017. Việt Nam nằm ở nhóm các nước có tỷ lệ vốn tín dụng ngân hàng trên GDP cao cùng với các nước Malaysia, Thái Lan, gấp đơi so với các nước cịn lại. Điều này có thể đến từ lý do: năm 2017, NHNN Việt Nam đã đặt ra mục tiêu tăng trưởng tín dụng từ mức 18% lên 21%. Với mục tiêu tăng trưởng tín dụng, NHNN cần có sự
thận trọng trong điều hành cung tiền M2, bởi vì khi phần tăng thêm của tăng trưởng tín dụng thấp hơn phần tăng thêm của M2 sẽ dẫn đến rủi ro lạm phát. Tỷ lệ cung tiền M2/GDP của Việt Nam cao hơn mức trung bình của các nước trong khu vực, cho thấy Việt Nam đang kém hiệu quả về tác động của cung tiền đối với tăng trưởng GDP.
Bảng 4.2: Hệ số tương quan giữa các biến ở Việt Nam
GP M DC
GP 1
M -0,6219 1
DC -0,6344 0,7481 1
Nguồn: kết quả tính tốn của tác giả từ Eviews 10.
Bảng 4.2 cho thấy một cái nhìn sơ lược về mối tương quan giữa các biến trong mơ hình ở Việt Nam. Tốc độ tăng trưởng kinh tế tỷ lệ nghịch với hai thước đo
tài chính. Hệ số tương quan giữa hai biến số tài chính và tăng trưởng kinh tếở Việt Nam đều mang dấu âm, nghĩa là trái với kỳ vọng ban đầu rằng phát triển tài chính sẽ thúc đẩy tăng trưởng kinh tế. Tuy nhiên, đây mới chỉ là quan sát thống kê ban
đầu, kết quả của phân tích định lượng sẽđược thảo luận ở phần tiếp theo.