Các yếu tố về vốn tài chính

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quyết định thành lập doanh nghiệp khoa học công nghệ, phân tích định tính trường hợp TP HCM (Trang 30)

Chương 2 CƠ SỞ LÝ LUẬN

2.2.2 Một số kết quả thực nghiệm từ các nghiên cứu trƣớc

2.2.2.1.3 Các yếu tố về vốn tài chính

Vốn tài chính là một yếu tố rất quan trọng để giúp một doanh nghiệp thực hiện các nhiệm vụ kinh doanh (Marshall và Samal, 2006). Nhiều nghiên cứu đã khai thác rất nhiều khía cạnh của vốn tài chính và đạt đƣợc những bằng chứng về sự ảnh hƣởng của những khía cạnh này đến việc một cá nhân có xu hƣớng trở thành chủ doanh nghiệp nhiều hơn những ngƣời khác. Một vài thƣớc đo về vốn tài chính tiêu biểu là: có sở hữu nhà hay không; giá trị thu nhập ròng hàng tháng; những nguồn vốn có thể tiếp cận; …

2.2.2.2 Các nhân tố ảnh hưởng đến sự hình thành và phát triển của DN KH&CN

Nhƣ phần trên có nói đến, những tiềm năng, giá trị mà loại hình DN KH&CN có thể tạo ra cho nền kinh tế là rất lớn, xong việc phát triển loại hình DN này chƣa đạt hiệu quả nhƣ mong muốn. Đó là lý do rất nhiều đề tài nghiên cứu đã quan tâm tìm hiểu những đặc trƣng, những nhân tố có khả năng ảnh hƣởng đến sự hình thành và phát triển của loại hình Doanh nghiệp này. Nhiều hƣớng tiếp cận khác nhau đã đƣợc khai thác, xong nổi bật hơn, đa phần các nghiên cứu tiến hành theo dõi các giai đoạn phát triển hoặc thực hiện nghiên cứu điển hình các DN KH&CN thành công hoặc thất bại, từ đó chỉ ra những khó khăn mà các doanh nghiệp này thƣờng gặp phải và vai trò của từng nhóm chính sách hỗ trợ trong việc giúp đỡ các doanh nghiệp này phát triển vững mạnh.

Các mơ hình giai đoạn hình thành và phát triển của DN KH&CN đã đƣợc đặt ra rất đa dạng, trong đó mơ hình nhỏ nhất với 3 giai đoạn và nhiều nhất lên đến 11 giai đoạn, tuy nhiên phần lớn các mơ hình có 4 hoặc 5 giai đoạn. Điển hình, nghiên cứu của Ndonzuan và ctv (2002) đƣa ra 4 giai đoạn của quá trình hình thành và phát triển của DN KH&CN là: (1) Ý tƣởng kinh doanh từ kết quả nghiên cứu; (2): hình thành dự án từ ý tƣởng kinh doanh; (3): thành lập doanh nghiệp từ những dự án; và (4): hoàn thiện và khẳng định sự phát triển của DN KH&CN. Qua đó, nghiên cứu đã nhấn mạnh vai trò của quỹ mạo hiểm; vƣờn ƣơm, khu công nghệ cao; và vai trị của nhà khoa học có tinh thần kinh thƣơng. Nghiên cứu của Zabala (2012) chỉ ra chi

nhƣ sau: (1) - giai đoạn phát triển ý tƣởng (conception & Development): là giai đoạn nhận diện cơ hội thị trƣờng và thiết kế ý tƣởng kinh doanh. Trong giai đoạn này ngoài lý do khách quan là thiếu cơ hội thị trƣờng cho các sản phẩm KH&CN, vai trị của các nhà khoa học có tinh thần kinh thƣơng là cực kì quan trọng: thiếu kinh nghiệm nhận biết cơ hội thị trƣờng; thiếu doanh nhân giỏi; thiếu văn hóa kinh doanh và thiếu kinh nghiệm quản lý; (2) - giai đoạn thƣơng mại hóa sản phẩm (commercialization): đây là giai đoạn chuẩn bị cơ sở vật chất, xây dựng mạng lƣới phân phối và phát triển sản phẩm & dịch vụ. Những khó khăn chính trong giai đoạn này thƣờng là: thủ tục thành lập doanh nghiệp rƣờm rà; khả năng tiếp cận các nguồn lực (nhƣ tài chính, trang thiết bị nhà xƣởng, các dịch vụ hỗ trợ) hạn chế; (3) - giai đoạn phát triển (growth): đây là giai đoạn tăng trƣởng mạnh về nhân sự và bán hàng để thực hiện gia tăng sản xuất, phân phối sản phẩm đảm bảo đƣợc có lãi cho doanh nghiệp. Khó khăn thƣờng gặp nhất trong giai đoạn này là nguồn lực tài chính khơng đủ mạnh và khả năng quản lý của doanh nghiệp cịn yếu khi có sự tăng trƣởng lớn trong doanh nghiệp; và (4) - giai đoạn phát triển ổn định (stability): khó khăn chính trong giai đoạn này là làm thế nào duy trì đƣợc sự tăng trƣởng và giữ vững đƣợc thị trƣờng. Lúc này kỹ năng quản trị doanh nghiệp và khả năng sáng tạo, hội nhập quốc tế đóng vai trị quan trọng.

Một hƣớng nghiên cứu khác về chủ đề DN KH&CN là nghiên cứu hiệu quả, vai trò của các chƣơng trình, chính sách hỗ trợ cho DN KH&CN. Đa phần các nghiên cứu trong mảng này đều cho rằng vai trị của hệ thống Vƣờn ƣơm và Cơng viên khoa học là quan trọng nhất. Ví dụ, theo Storey và Tether (1998) có 5 nhóm chính sách hỗ trợ cho DN KH&CN ở châu Âu trong những năm 1980 – 1990 là: (1) cơng viên khoa học; (2) những chính sách gia tăng số lƣợng tiến sĩ khoa học & công nghệ; (3) những chính sách giúp gia tăng sự kết nối giữa các DN KH&CN với các trƣờng đại học, tổ chức nghiên cứu; (4) những hỗ trợ tài chính trực tiếp cho DN KH&CN; và (5) dịch vụ tƣ vấn kỹ thuật. Trong đó vai trị của cơng viên khoa học là lớn nhất.

Đáng chú ý, một số nghiên cứu đã chỉ ra rằng những cơ chế hỗ trợ của nhà nƣớc trực tiếp cho DN KH&CN chỉ đóng vai trị thứ yếu nhƣ: Bollinger và ctv (1983) nói rằng chƣa có bằng chứng rõ ràng chứng tỏ hiệu quả của những chƣơng trình chính phủ đối với sự phát triển của

loại hình DN KH&CN; theo Meyer (2003), những cơ chế hỗ trợ của nhà nƣớc khơng có tác động nhiều đến “tinh thần doanh nhân khoa học” (academic entrepreneurship).

Qua những nghiên cứu trên thấy đƣợc rất nhiều nhân tố có vai trị quan trọng đối với việc hình thành DN KH&CN đã đƣợc chỉ ra và có thể phân chúng vào một trong hai nhóm: (1) bản thân ngƣời chủ doanh nghiệp: nổi bật là đặc tính nhà khoa học có tinh thần kinh thƣơng cao và đƣợc trang bị kỹ năng và kinh nghiệm quản lý tốt; và (2) các điều kiện từ môi trƣờng kinh doanh: nổi bật là những yếu tố chính sách, những thể chế trung gian giúp khuyến khích và hỗ trợ việc tiếp cận các nguồn lực xây dựng DN KH&CN thuận lợi hơn.

Chương 3. THIẾT KẾ NGHIÊN CỨU

3.1. Mơ hình phân tích 3.1.1 Khung phân tích 3.1.1 Khung phân tích

Trên cơ sở lý thuyết về hành vi đƣợc lên kế hoạch (Theory of Planed Behavior); các mơ hình kinh doanh cơng nghệ của Baark (1994) và một số kết quả nghiên cứu thực nghiệm từ những nghiên cứu trƣớc về các nhân tố tác động đến sự hình thành và phát triển của DN KH&CN, tác giả đã xây dựng một khung phân tích bao gồm hay nhóm nhân tố: (1) các nhân tố niềm tin ảnh

hưởng đến việc hình thành ý định thành lập DN KH&CN; và (2) các nhân tố nguồn lực ảnh hưởng đến việc thực hiện thành lập DN KH&CN - nhƣ sau:

Hình 3-1: Khung phân tích của đề tài

Nhƣ vậy, khung lý thuyết này về căn bản chính là khung phân tích của lý thuyết về hành động đƣợc lên kế hoạch. Tuy nhiên điểm khác biệt so với đa phần các nghiên cứu khác dựa vào lý thuyết TPB là sự quan tâm, nhấn mạnh hơn vào nhóm các nhân tố kiểm soát việc thực hiện hành vi (Actual Behavior Control) đặc thù cho hành vi thành lập DN KH&CN – trong luận văn này đƣợc gọi là các nhân tố nguồn lực. Thành phần của nhóm nhân tố nguồn lực này, dựa vào sự tổng hợp từ các mơ hình kinh Doanh cơng nghệ của Baark (1994) và các kết quả

nghiên cứu thực nghiệm trƣớc, bao gồm: (1). Vốn con người- là các đặc điểm của người chủ

DN KH&CN; (2). Vốn Tài Chính; (3). Vốn Xã Hội; và (4). Thể Chế, Mơi trường

Nhƣ đã trình bày trong phần cơ sở lý luận, có nhiều yếu tố có thể xếp vào 4 nhóm nhân tố nguồn lực trên. Tuy nhiên trong giới hạn của luận văn này, chỉ một số yếu tố đƣợc xem xét vì khả năng có thể thu thập đƣợc thơng tin và vì một số các yếu tố sẽ khơng có ý nghĩa phân tích nếu chỉ xét trên một số lƣợng mẫu nhỏ. Cụ thể các yếu tố đƣợc xem xét trong nhóm các nhân tố nguồn lực đề tài này sử dụng bao gồm:

 Vốn Con Ngƣời: nhóm các nhân tố thể hiện đặc điểm của ngƣời chủ doanh nghiệp KH&CN

o Các đặc điểm nhân khẩu học: Tuổi; giới tính

o Trình độ học vấn

o Lĩnh vực nghiên cứu

o Kinh nghiệm nghiên cứu

o Kinh nghiệm quản lý

 Vốn Tài Chính:

o Các nguồn tài chính có thể tiếp cận

o Khả năng huy động vốn

 Vốn Xã Hội:

o Mạng lƣới mối quan hệ với các doanh nghiệp/doanh nhân

o Mạng lƣới mối quan hệ với các nhà nghiên cứu

 Thể Chế & Mơi trƣờng:

Vì phạm vi nghiên cứu của đề tài chỉ tại tp.HCM, các yếu tố thể chế và môi trƣờng xem nhƣ không đổi. Tuy nhiên tác giả nhận thấy các chính sách hỗ trợ cho loại hình DN KH&CN chƣa đƣợc phổ biến rộng. Vì vậy ở nhóm các nhân tố thể chế, mơi trƣờng đề tài này sẽ xem xét khía cạnh các nhà khoa học đã nhận biết đƣợc đƣợc chính sách nào và bao lâu.

3.1.2 Phương pháp phân tích

của mơ hình và của 3 nhóm nhân tố này đến ý định và việc thực hiện hành vi. Phƣơng pháp định tính ít đƣợc sử dụng hơn, tuy nhiên đối với những trƣờng hợp mà những niềm tin về hành vi là khá phức tạp hoặc những trƣờng hợp chỉ quan sát đƣợc trên một số lƣợng mẫu nhỏ thì phƣơng pháp định tính cũng chứng tỏ đƣợc hiệu quả của nó khi phân tích sâu đƣợc mối liên hệ khơng chỉ giữa 3 nhóm yếu tố: thái độ, chuẩn mực và khả năng kiểm soát đối với ý định và việc thực hiện hành vi mà còn khám phá đƣợc mối liên hệ giữa 3 nhóm yếu tố này. Một nghiên cứu nổi bật, đại diện cho việc sử dụng phƣơng pháp định tính và đạt kết quả cao là của Renzi (2008) với nghiên cứu về hành vi lựa chọn phƣơng pháp dạy học đại học.

Trong đề tài này tác giả chọn dùng phƣơng pháp định tính một phần vì số lƣợng mẫu tiếp cận đƣợc khơng đủ lớn, một phần vì muốn phát huy ƣu điểm của phƣơng pháp định tính trong việc khai thác sâu các thơng tin phần nhiều mang tính chất tâm lý, hành vi của các nhà khoa học đối với một quyết định không đơn giản là thành lập DN KH&CN.

3.1.3 Các bước thực hiện nghiên cứu

Dựa vào khung phân tích trên, bài nghiên cứu sẽ sử dụng phƣơng pháp định tính để phân tích tìm ra những điểm khác biệt giữa các mẫu có ý định thành lập DN KH&CN các mẫu khơng có ý định thành lập DN KH&CN và so sánh giữa những mẫu đã và chƣa quyết định thành lập DN KH&CN. Từ đó nhận diện các nhân tố có ảnh hƣởng đến khả năng một nhà khoa học có quyết định thành lập DN KH&CN hay không.

Các bước thực hiện nghiên cứu như sau:

B1a: Thực hiện phỏng vấn thực nghiệm trên một mẫu nhỏ kết hợp với việc tổng hợp

các kết quả nghiên cứu trƣớc để tìm ra 1 tập hợp các niềm tin nổi bật có khả năng tác động đến ý định thành lập DN KH&CN của các nhà khoa học.

B1b: Nghiên cứu tài liệu để tìm ra các nhân tố nguồn lực có khả năng ảnh hƣởng đến

việc thành lập DN KH&CN.

B2: Xây dựng bảng câu hỏi để khảo sát, đo lƣờng thông tin về những nhân tố niềm tin

B3: Thực hiện khảo sát các nhà khoa học đã quyết định và chƣa quyết định thành lập

DN KH&CN.

B4: Thực hiện phân tích định tính bằng cách thống kê, mơ tả và so sánh giữa các mẫu

có ý định / khơng có ý định; quyết định thành lập DN KH&CN và chƣa quyết định thành lập DN KH&CN, qua đó tìm ra ảnh hƣởng của từng nhân tố đến quyết định thành lập DN KH&CN của một nhà khoa học.

B5: Tổng kết và nêu nhận định, đề xuất.

3.2. Dữ liệu

3.2.1 Dữ liệu thứ cấp

Những thông tin thứ cấp đề tài này thu thập bao gồm: (1) Tình hình phát triển của các doanh nghiệp khoa học công nghệ ở Việt Nam và trên thế giới; những khó khăn, thuận lợi trong việc hình thành và phát triển loại DN này; và (2) Tổng quan bằng chứng về các nhân tố có khả năng tác động đến việc một nhà khoa học có quyết định lựa chọn thành lập DN KH&CN hay không. Phƣơng pháp thu thập đƣợc thực hiện bằng các cách sau:

 Xin thông tin, số liệu tại sở khoa học công nghệ / bộ khoa học công nghệ về danh sách các DN KH&CN và các báo cáo tổng hợp về tình hình phát triển của loại hình doanh nghiệp này.

 Phỏng vấn các ban quản lý vƣờn ƣơm7 tại Tp.HCM về tình hình hoạt động của vƣờn ƣơm và các doanh nghiệp đang ƣơm tạo.

 Nghiên cứu các chính sách, chƣơng trình hỗ trợ DN KH&CN hiện tại ở Việt Nam.

 Nghiên cứu các bài báo, bài nghiên cứu về loại hình DN KH&CN trên thế giới và tại VN.

7 Hiện tại Tp.HCM có 5 vƣờn ƣơm là: (1) Vườn ươm Doanh nghiệp Nông nghiệp Công nghệ cao; (2) Vườn ươm

Doanh nghiệp KH&CN trường Đại học Bách Khoa; (3) Vườn ươm Doanh nghiệp tại trường Đại học Nông Lâm; (4) Vườn ươm Doanh nghiệp công nghệ cao tại Khu Công nghệ cao Q.9; và (5) Vườn ươm DN CNTT tại Khu

3.2.2 Dữ liệu sơ cấp

3.2.2.1 Tập dữ liệu tổng

Hiện tại chƣa có bộ số liệu thống kê đầy đủ nào về những DN KH&CN đã đƣợc chứng nhận cũng nhƣ những đối tƣợng tiềm năng có khả năng thành lập DN KH&CN, vì vậy tập mẫu dữ liệu tổng phục vụ cho luận văn này đƣợc xây dựng bằng cách tổng hợp thông tin từ nhiều nguồn khác nhau: các cơ quan, đơn vị quản lý, từ danh sách công bố các giải thưởng, bằng sáng chế đến sự giới thiệu của những người quen biết và thu thập đƣợc 48 mẫu với cấu trúc

phân bổ nhƣ sau:

Loại mẫu Phương án pháp thu thập và nguồn Số lượng mẫu

Các chủ doanh nghiệp KH&CN hiện tại ở tp.HCM

Xin thông tin thống kê từ Phòng Quản lý khoa học của Sở KH&CN Tp.HCM

8

Các chủ doanh nghiệp đang ƣơm tạo trong Vƣờn ƣơm DN KH&CN Đại học Bách Khoa

Xin thông tin thống kê từ Ban quản lý Vƣờn Ƣơm DN KH&CN Đại học Bách Khoa

12

Các chủ doanh nghiệp đang ƣơm tạo trong Vƣờn ƣơm DN Nông nghiệp Cơng nghệ Cao Tp.HCM

Tìm thơng tin doanh nghiệp trên website, chọn lọc và xin thông tin liên hệ từ Ban quản lý Vƣờn Ƣơm DN Nông nghiệp Công nghệ cao

6

Các chủ sáng chế là cá nhân / tổ chức / doanh nghiệp đang sở hữu ít nhất 1 bằng phát minh sáng chế (do tự nghiên cứu) trong 3 lĩnh vực đề tài quan tâm từ năm 2008 đến nay.

Tìm kiếm danh sách từ nguồn thông tin của Cục sở hữu trí tuệ. Sau đó dị tìm thơng tin liên hệ trên mạng internet.

3

Các chủ doanh nghiệp đang có hoạt động liên quan đến KH&CN

Từ sự giới thiệu của các nhà khoa học và chủ DN KH&CN

3

Các cá nhân đang tham gia hoạt động giảng dạy và có tham gia nghiên cứu tại các trƣờng đại học trong 3 lĩnh vực mà đề tài quan tâm.

Từ một vài nhà khoa học hỏi xin thông tin về các nhà khoa học khác.

16

Tổng 48

Hình 3-2: Số lƣợng dữ liệu Tổng phân theo loại mẫu

3.2.2.2 Dữ liệu phỏng vấn thực nghiệm (vòng 1):

Tập mẫu phỏng vấn

Tác giả đã liên lạc với toàn bộ các mẫu trong tập mẫu dữ liệu tổng (48 mẫu) để xin cuộc hẹn phỏng vấn. Tuy nhiên, chỉ có 18 mẫu đƣợc phỏng vấn thực nghiệm vịng 1 trong đó: có 11 mẫu phỏng vấn trực tiếp; 1 mẫu phỏng vấn qua skype và 7 mẫu nhận đƣợc câu trả lời qua email. Phân bổ các mẫu trên các đối tƣợng khác nhau nhƣ sau:

Cách thức phỏng vấn và ghi nhận kết quả

Việc phỏng vấn thực nghiệm để tìm ra những quan điểm, niềm tin nổi bật của các nhà khoa học về việc thành lập DN KH&CN đƣợc thực hiện dựa vào một danh sách 10 câu hỏi định hƣớng về 3 khía cạnh: (1) niềm tin về những kết quả (tích cực lẫn tiêu cực) mà việc thành lập

DN KH&CN đem lại cho chủ thể; (2) niềm tin về những người có ảnh hưởng và sự ủng hộ của họ đối với việc chủ thể thành lập DN KH&CN; và (3) những niềm tin về khả năng tự chủ trong việc thực hiện thành lập DN KH&CN được thể hiện qua câu trả lời của chủ thể về những điều kiện thuận lợi và bất lợi khi thành lập DN KH&CN. Các câu hỏi này đƣợc đính

kèm trong phần phụ lục. Đối với những buổi phỏng vấn trực tiếp, tác giả không gửi trƣớc câu

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quyết định thành lập doanh nghiệp khoa học công nghệ, phân tích định tính trường hợp TP HCM (Trang 30)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(99 trang)