Bảng thống kê này cho thấy rõ sự vƣợt trội về mặt kinh nghiệm ở tất cả các công việc giảng dạy, nghiên cứu, cố vấn, kinh doanh và quản lý của những mẫu Có Ý định và Đã Quyết định so với các mẫu Khơng có Ý định và Chƣa Quyết định. Điều này một lần nữa cũng cho thấy yêu cầu rất cao đặt ra cho những ngƣời chủ DN KH&CN – họ cần phải có sự vững vàng kinh nghiệm trong cả 2 lĩnh vực nghiên cứu chun mơn và quản lý, kinh doanh.
Tóm lại: với kết quả khảo sát trên 12 mẫu (có 3 mẫu trong số 15 mẫu khảo sát không cung
cấp thông tin về các nguồn lực), chƣa thấy rõ đƣợc mối liên hệ giữa những đặc điểm nhƣ giới tính, độ tuổi và học vị của cá nhân các nhà khoa học với ý định và quyết định thành lập DN KH&CN. Tuy nhiên có những dấu hiệu khá rõ về sự ảnh hƣởng của lĩnh vực nghiên cứu và số năm kinh nghiệm trong giảng dạy, nghiên cứu, lẫn quản lý, kinh doanh đến việc hình thành ý định và ra quyết định thành lập DN KH&CN.
4.2.2 Vốn tài chính
Đề tài chƣa nhìn thấy rõ sự khác biệt về nguồn lực tài chính giữa các nhóm mẫu Đã Quyết định và Có Ý định với nhóm Chƣa Quyết định và Khơng Có Ý định. Tuy nhiên có thể thấy những mẫu Khơng có Ý định thì phƣơng thức huy động vốn của họ chủ yếu dựa vào nguồn tài chính của bản thân, gia đình và ngân hàng. Trong khi đó những mẫu Có Ý định và Đã Quyết định thành lập DN KH&CN thì tiếp cận với đa dạng các nguồn hơn, đặc biệt là có thêm nguồn
từ bạn bè/đồng nghiệp và nhà nƣớc. Điều này thể hiện việc các nhóm Có Ý định thành lập DN KH&CN sẵn sàng mời gọi sự tham gia góp sức thêm từ bên ngồi để phát triển DN KH&CN và qua đó cho thấy phần nào độ khó, cần có sự hợp lực giữa nhiều bên để phát triển một DN KH&CN.
4.2.3 Vốn xã hội
Từ kết quả khảo sát thấy rõ sự khác biệt về vốn xã hội giữa các nhóm mẫu (xem chi tiết thơng tin ở phần Phụ Lục). Những mẫu thuộc nhóm Đã Quyết định có số lƣợng các mối quan hệ nhiều và mức độ gắn kết rất chặt ở cả 3 mối quan hệ mà đề tài này xem xét: với Doanh nghiệp, với các nhà khoa học và với các tổ chức khác. Số lƣợng các mối quan hệ và mức độ gắn kết có phần giảm dần đối với nhóm Chƣa Quyết định và Có Ý định thành lập DN KH&CN.
4.2.4 Nhận biết chính sách
So sánh thơng tin về sự nhận biết chính sách giữa các nhóm mẫu (xem chi tiết phần Phụ Lục) thấy đƣợc việc nhận biết các chƣơng trình, chính sách về loại hình DN KH&CN có thể hiện phần nào ảnh hƣởng đối với quyết định thành lập DN KH&CN. Cụ thể:
Các chính sách Vƣờn ƣơm đƣợc nhận biết nhiều hơn so với các nghị định và thông tƣ về những chính sách khuyến khích cho sự phát triển của loại hình DN KH&CN. Đa phần các mẫu đều có biết đến những hỗ trợ của Vƣờn Ƣơm thông qua nhiều kênh khác nhau. Nhƣng chỉ có các mẫu Có Ý định và Đã Quyết định mới biết đến những văn bản chính thức quy định về loại hình DN này.
Thời gian nhận biết các chƣơng trình hỗ trợ cho loại hình DN KH&CN ở các mẫu Đã Quyết định có phần lâu hơn các mẫu Có Ý định.
Các mẫu Đã Quyết định cũng có sự chủ động nhiều hơn trong việc tìm đến thơng tin chính sách (biết đến thơng tin qua internet, báo chí) hơn so với các mẫu còn lại.
Chương 5. KẾT LUẬN, ĐỀ XUẤT & KIẾN NGHỊ
5.1. Kết luận
5.1.1 Những kết quả chính
Đề tài đã xây dựng đƣợc khung phân tích bao gồm các nhân tố thuộc cả 2 khía cạnh: tâm lý (các yếu tố thuộc về động lực) và nguồn lực (các yếu tố ngồi động lực) có khả năng tác động đến quyết định thành lập DN KH&CN của các nhà khoa học tại Tp.HCM.
Ở khía cạnh tâm lý:
Qua kết quả phỏng vấn thực nghiệm trên 18 mẫu (bao gồm 10 giảng viên; 3 chủ Doanh
nghiệp đang quan tâm hướng phát triển DN KH&CN; 2 chủ DN KH&CN; 2 chủ DN đang ươm tạo tại Vườn Ươm DN KH&CN Bách Khoa và 2 chủ DN đang ươm tạo tại Vườn Ươm NNCNC), đề tài đã khám phá đƣợc 31 niềm tin nổi bật về việc thành lập DN KH&CN. Những
niềm tin này tƣơng ứng thuộc 3 nhóm niềm tin theo mơ hình TPB là: (1) 16 niềm tin về những kết quả (bao gồm 12 kết quả tích cực và 4 kết quả tiêu cực) mà việc thành lập DN KH&CN có thể mang lại; (2) 2 niềm tin về chuẩn mực của các nhà khoa học đối với việc thành lập DN KH&CN; và (3) 13 niềm tin về khả năng tự chủ của các nhà khoa học đối với việc thành lập
DN KH&CN.
Việc phân tích kết quả khảo sát vòng 2 trên 15 mẫu (bao gồm 10 giảng viên; 2 chủ DN KH&CN; 2 chủ DN đang ươm tạo tại Vườn Ươm DN KH&CN Đại học Bách Khoa và 1 chủ DN đang ươm tạo tại Vườn Ươm NNCNC) cho thấy: chỉ có nhóm các niềm tin về những kết
quả do việc thành lập DN KH&CN mang lại là có ảnh hƣởng rõ ràng đến Ý định thành lập DN KH&CN của các nhà khoa học. Còn niềm tin vào chuẩn mực và khả năng tự chủ thể hiện sự ảnh hƣởng thấp. Cụ thể:
Niềm tin về các kết quả tích cực thể hiện rõ vai trị là động lực chính với 2 lợi ích đƣợc hầu hết các mẫu Có Ý Định và Đã Quyết Định quan tâm nhất là: (1) DN KH&CN là một hướng phát triển bền vững; (2) việc được phát triển đam mê NCKH nói riêng của
chủ thể và thúc đẩy được sự ứng dụng KH&CN vào đời sống. Cịn nhóm niềm tin vào
các điểm bất lợi và những chính sách hỗ trợ chỉ thể hiện sự ảnh hƣởng thấp.
Nhóm các niềm tin về những chuẩn mực: Các mẫu Chƣa Quyết Định và Khơng có Ý Định nhận đƣợc sự ảnh hƣởng tích cực cao hơn so với các mẫu Đã Quyết Định và CÓ Ý Định, nhƣng mức chênh lệch khơng nhiều và giá trị trung bình về sự ảnh hƣởng này là khá thấp. Điều đó phù hợp với ghi nhận của tác giả trong quá trình phỏng vấn và khẳng định các nhà khoa học có tính độc lập khá cao, những chuẩn mực của họ đối với việc thành lập DN KH&CN không tác động nhiều đến việc họ có ý định thành lập DN KH&CN hay khơng.
Nhóm các niềm tin về khả năng tự chủ: ảnh hƣởng của niềm tin về khả năng tự chủ đối với ý định thành lập DN KH&CN theo kết quả khảo sát là chƣa rõ ràng hoặc nếu có thì sẽ là ảnh hƣởng thấp vì các mẫu Chƣa Quyết Định và Khơng Có Ý Định thể hiện sự tự chủ cao hơn các mẫu Đã Quyết Định và Có Ý Định. Kết quả này có phần khác biệt so với ghi nhận của tác giả trong vòng khảo sát phỏng vấn.
Ở khía cạnh các nguồn lực:
Đề tài đã khẳng định đƣợc sự ảnh hƣởng của vốn xã hội và một vài yếu tố thuộc vốn con ngƣời là: lĩnh vực nghiên cứu và kinh nghiệm làm việc (bao gồm giảng dạy, nghiên cứu và quản lý, kinh doanh) đối với quyết định thành lập DN KH&CN.
Nhận thức về các chính sách, chƣơng trình hỗ trợ DN KH&CN cũng thể hiện ảnh hƣởng đến quyết định thành lập DN KH&CN nhƣng chỉ ở mức “có biết thì mới nghĩ đến”.
Những thơng tin về vốn tài chính chƣa đủ để đề tài nhìn thấy đƣợc mối liên hệ rõ ràng giữa yếu tố lƣợng vốn có thể huy động đến quyết định thành lập DN KH&CN. Thông tin về những nguồn vốn mà các mẫu có thể tiếp cận có cho thấy một dấu hiệu nhỏ rằng những mẫu tiếp cận đƣợc với đa dạng nguồn vốn hơn thì có khả năng quyết định thành lập DN KH&CN cao hơn. Dƣới đây là sơ đồ lƣợng hóa lại các kết quả trên. Mối quan hệ giữa các nhân tố đƣợc biểu thị bằng các dấu mũi tên với độ đậm nhạt khác nhau tƣợng trƣng cho 4 mức độ ảnh hƣởng (dựa vào sự ƣớc lƣợng của tác giả): dấu mũi tên với nét gạch đức, thể hiện mối quan hệ chƣa rõ;
các dấu mũi tên với độ đậm dần từ mức 1 đến mức 3 thể hiện có sự ảnh hƣởng ở mức độ từ yếu nhất (1) đến mạnh nhất (3).
Hình 5-1: Sơ đồ lƣợng hóa mối quan hệ giữa các nhân tố niềm tin và nguồn lực
với Quyết định thành lập DN KH&CN
5.1.2 Những hạn chế của đề tài
Việc thực hiện đề tài còn gặp một số những hạn chế nhƣ sau:
Số lƣợng mẫu phỏng vấn ít chƣa đại diện tốt cho tổng thể và chƣa thể hiện rõ đƣợc mối quan hệ giữa nhiều nhân tố với ý định và quyết định thành lập DN KH&CN.
Kinh nghiệm phỏng vấn thực nghiệm của tác giả chƣa nhiều, dẫn đến chƣa khám phá đƣợc nhiều thông tin chất lƣợng (nhiều đối tƣợng phỏng vấn còn e ngại chia sẻ quan điểm cá nhân).
Các nhân tố về nguồn lực chƣa đƣợc khai thác kỹ, còn nhiều yếu tố chƣa đƣợc đƣa vào xem xét. Ví dụ: những nhân tố thuộc vốn con ngƣời nhƣ: kỹ năng tiếng Anh; kinh nghiệm học tập và làm việc quốc tế; mức độ chịu rủi ro; khả năng chấp nhận sự mơ hồ; khả năng điều khiển đƣợc các sự kiện; …tác giả chƣa đủ điều kiện xây dựng bộ câu hỏi tốt để đo lƣờng; Vốn tài chính và vốn xã hội cũng chỉ mới đƣợc đại diện bởi những thông tin rất đơn giản.
5.1.3 Hướng phát triển
Đề tài tiếp cận chủ đề về loại hình DN KH&CN ở khía cạnh rất tổng qt và có tính chất cơ sở nên từ đây còn rất nhiều hƣớng phát triển. Trong mối quan tâm hiện nay của tác giả, có hai hƣớng phát triển sau cho đề tài:
Hƣớng phát triển thứ nhất là khắc phục những hạn chế của đề tài - mở rộng tập điều tra; cải thiện bộ câu hỏi; sử dụng phƣơng pháp định lƣợng kết hợp định tính để kiểm định các mối quan hệ để đạt đƣợc những kết quả chính xác và có giá trị hơn. Qua đó tiến dần tới việc xây dựng một khung phân tích hồn chỉnh dùng làm bộ lọc để dự đốn khả năng một nhà khoa học có quyết định thành lập DN KH&CN hay không (quyết định và quyết tâm thực hiện). Bộ lọc này sẽ rất có giá trị trong việc: (1) phục vụ cho công tác ƣớc lƣợng nguồn DN KH&CN tiềm năng – là một cơ sở quan trọng để xây dựng các chính sách phát triển loại hình DN này; (2) cung cấp thêm một bộ lọc tham khảo cho các tổ chức Ƣơm tạo dùng để chọn lọc các ứng viên.
Hƣớng phát triển thứ hai là đi sâu nghiên cứu, phân tích vai trị của từng nhân tố trong nhóm các nhân tố niềm tin về khả năng tự chủ của nhà khoa học đối với việc thành lập DN KH&CN. Vì trong đề tài, ảnh hƣởng của nhóm nhân tố này chƣa đƣợc thể hiện rõ, trong khi ghi nhận của tác giả qua các buổi phỏng vấn lại nhận thấy có rất nhiều điểm đáng bàn.
5.2. Đề xuất & kiến nghị
Mặc dù đề tài còn nhiều hạn chế, song với kết quả đạt đƣợc, đề tài xin đƣa ra một số đề xuất và kiến nghị với mục đích giúp gia tăng khả năng lựa chọn thành lập loại hình DN KH&CN trong những năm sắp tới nhƣ sau:
Thứ nhất, ƣu tiên phát triển hai nhóm giải pháp tác động đến hai16 nhóm nhân tố có ảnh hƣởng rõ ràng và mạnh (theo kết quả nghiên cứu) đến quyết định thành lập DN KH&CN của các nhà khoa học là:
Gia tăng niềm tin vào những lợi ích mà DN KH&CN có thể mang lại bao gồm cả lợi ích về mặt kinh tế cho nhà đầu tƣ lẫn những lợi ích cho xã hội, cộng đồng. Ví dụ: chú ý khuyến khích và tơn vinh những nhà khoa học có tinh thần kinh thƣơng và những thành công của họ (academic entrepreuner) bằng cách giới thiệu các gƣơng điển hình; thƣờng xun cơng bố những tác động xã hội tích cực của việc phát triển và ứng dụng các kết quả KH&CN trong và ngoài nƣớc.
Giúp các nhà khoa học có điều kiện nâng cao Vốn xã hội. Cụ thể là cần tạo môi trƣờng giao lƣu, kết nối thƣờng xuyên và hiệu quả giữa các nhà khoa học đa ngành; giữa các nhà khoa học kỹ thuật với các nhà khoa học quản lý; giữa nhà khoa học với doanh nghiệp qua đó giúp các nhà khoa học phát triển mạng lƣới các mối quan hệ, gia tăng cơ hội cộng tác phát triển.
Bên cạnh đó cũng cần chú ý:
Truyền thông gia tăng sự nhận biết về loại hình DN KH&CN và những chính sách ƣu đãi hiện có.
Nghiên cứu các giải pháp, chƣơng trình hỗ trợ thiết thực, tạo mơi trƣờng thuận lợi cho sự phát triển của loại hình DN KH&CN, trong đó tập trung đặc biệt vào những mặt sau:
16 Theo kết quả nghiên cứu, nhóm nhân tố Vốn con ngƣời cũng thể hiện ảnh hƣởng rõ ràng và mạnh đến quyết định thành lập DN KH&CN, tuy nhiên những nhân tố này phụ thuộc nhiều vào bản thân và quá trình hoạt động
o Gia tăng hiệu quả truyền thơng về vai trị và chú trọng đào tạo kỹ năng làm việc đồng đội, và kỹ năng quản lý, điều hành đội nhóm cho đối tƣợng các nhà khoa học.
o Gia tăng hiệu quả hoạt động của các chƣơng trình Vƣờn Ƣơm và tăng cƣờng truyền thơng về giá trị, vai trị mà Vƣờn Ƣơm có thể mang lại đến cộng đồng nói chung và các nhà khoa học nói riêng.
o Gia tăng truyền thông về các hƣớng dẫn thủ tục hành chính, đồng thời chú trọng truyền thông nâng cao và thay đổi nhận thức của xã hội về “chất lƣợng” làm việc của các cơ quan hành chính. Nghiên cứu phát triển thị trƣờng dịch vụ trung gian cung cấp các hoạt động tƣ vấn, hỗ trợ thực hiện các thủ tục giấy tờ liên quan đến việc thành lập DN KH&CN.
o Nghiên cứu cải tiến các cơ chế về đánh giá hoạt động NCKH theo hƣớng khuyến khích việc ứng dụng, triển khai các kết quả nghiên cứu của các nhà khoa học.
o Nghiên cứu lại quy định về đối tƣợng đƣợc hƣởng những ƣu đãi chính sách từ việc phát triển DN KH&CN. Xem xét thêm về việc xây dựng những quy định, các điều kiện đặc thù và cụ thể để khuyến khích sự phát triển DN KH&CN hiệu quả trong từng lĩnh vực, đặc biệt đối với nhóm lĩnh vực Cơ khí & Tự động hóa.
o Nâng cao hiệu quả hoạt động của luật sở hữu trí tuệ và tăng cƣờng truyền thông, đào tạo kiến thức về luật sở hữu trí tuệ đến cộng đồng nói chung và các nhà khoa học nói riêng.
Nghiên cứu phát triển đa dạng các kênh cung cấp vốn cho đầu tƣ KH&CN, đồng thời cần chú trọng truyền thông đến các nhà khoa học và phát triển các tổ chức, dịch vụ tƣ vấn trung gian đi kèm.
TÀI LIỆU THAM KHẢO
TÀI LIỆU TRONG NƢỚC
1. Bạch Tân Sinh (2005). Nghiên cứu sự hình thành và phát triển doanh nghiệp KH&CN và
sự chuyển đổi một số tổ chức nghiên cứu và phát triển ở Việt Nam sang hoạt động theo cơ chế doanh nghiệp. Đề tài cấp bộ 2003-2004
2. Nguyễn Quân (2006). Doanh nghiệp Khoa học công nghệ - một lực lƣợng sản xuất mới.
Tạp chí Hoạt động Khoa học, số 10.2006: 18-20
3. Nguyễn Thành Độ (2009) và các cộng sự. Xây dựng mơ hình trung tâm ươm tạo doanh nghiệp trong các trường đại học ở Việt Nam. Đề tài cấp bộ. 10.2009.
4. Nguyễn Trọng (1999). Chuyên đề: Nghiên cứu tình hình Quốc tế về vấn đề thƣơng mại hóa các sản phẩm nghiên cứu. Nghiên cứu các biện pháp thương mại hóa các sản phẩm nghiên cứu KH-CN trên địa bàn Tp.HCM. Đề tài cấp Sở. 2009
5. Phạm Văn Dũng (2008). Một số giải pháp cơ bản nhằm phát triển thị trƣờng khoa học – cơng nghệ ở Việt Nam. Tạp chí Khoa học ĐHQGHN, Kinh tế - Luật, số 24 (2008): 35- 48
6. Trần Văn Bình (2010). Hoạt động chuyển giao cơng nghệ tại các trƣờng đại học ở Pháp.
Tạp chí Hoạt động khoa học, số 2 (2010)
<http://tintuc.tchdkh.org.vn/tchitiet.asp?code=3494 >