Khung phân tích của đề tài

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quyết định thành lập doanh nghiệp khoa học công nghệ, phân tích định tính trường hợp TP HCM (Trang 34 - 39)

Nhƣ vậy, khung lý thuyết này về căn bản chính là khung phân tích của lý thuyết về hành động đƣợc lên kế hoạch. Tuy nhiên điểm khác biệt so với đa phần các nghiên cứu khác dựa vào lý thuyết TPB là sự quan tâm, nhấn mạnh hơn vào nhóm các nhân tố kiểm soát việc thực hiện hành vi (Actual Behavior Control) đặc thù cho hành vi thành lập DN KH&CN – trong luận văn này đƣợc gọi là các nhân tố nguồn lực. Thành phần của nhóm nhân tố nguồn lực này, dựa vào sự tổng hợp từ các mơ hình kinh Doanh cơng nghệ của Baark (1994) và các kết quả

nghiên cứu thực nghiệm trƣớc, bao gồm: (1). Vốn con người- là các đặc điểm của người chủ

DN KH&CN; (2). Vốn Tài Chính; (3). Vốn Xã Hội; và (4). Thể Chế, Mơi trường

Nhƣ đã trình bày trong phần cơ sở lý luận, có nhiều yếu tố có thể xếp vào 4 nhóm nhân tố nguồn lực trên. Tuy nhiên trong giới hạn của luận văn này, chỉ một số yếu tố đƣợc xem xét vì khả năng có thể thu thập đƣợc thơng tin và vì một số các yếu tố sẽ khơng có ý nghĩa phân tích nếu chỉ xét trên một số lƣợng mẫu nhỏ. Cụ thể các yếu tố đƣợc xem xét trong nhóm các nhân tố nguồn lực đề tài này sử dụng bao gồm:

 Vốn Con Ngƣời: nhóm các nhân tố thể hiện đặc điểm của ngƣời chủ doanh nghiệp KH&CN

o Các đặc điểm nhân khẩu học: Tuổi; giới tính

o Trình độ học vấn

o Lĩnh vực nghiên cứu

o Kinh nghiệm nghiên cứu

o Kinh nghiệm quản lý

 Vốn Tài Chính:

o Các nguồn tài chính có thể tiếp cận

o Khả năng huy động vốn

 Vốn Xã Hội:

o Mạng lƣới mối quan hệ với các doanh nghiệp/doanh nhân

o Mạng lƣới mối quan hệ với các nhà nghiên cứu

 Thể Chế & Mơi trƣờng:

Vì phạm vi nghiên cứu của đề tài chỉ tại tp.HCM, các yếu tố thể chế và môi trƣờng xem nhƣ không đổi. Tuy nhiên tác giả nhận thấy các chính sách hỗ trợ cho loại hình DN KH&CN chƣa đƣợc phổ biến rộng. Vì vậy ở nhóm các nhân tố thể chế, mơi trƣờng đề tài này sẽ xem xét khía cạnh các nhà khoa học đã nhận biết đƣợc đƣợc chính sách nào và bao lâu.

3.1.2 Phương pháp phân tích

của mơ hình và của 3 nhóm nhân tố này đến ý định và việc thực hiện hành vi. Phƣơng pháp định tính ít đƣợc sử dụng hơn, tuy nhiên đối với những trƣờng hợp mà những niềm tin về hành vi là khá phức tạp hoặc những trƣờng hợp chỉ quan sát đƣợc trên một số lƣợng mẫu nhỏ thì phƣơng pháp định tính cũng chứng tỏ đƣợc hiệu quả của nó khi phân tích sâu đƣợc mối liên hệ khơng chỉ giữa 3 nhóm yếu tố: thái độ, chuẩn mực và khả năng kiểm soát đối với ý định và việc thực hiện hành vi mà còn khám phá đƣợc mối liên hệ giữa 3 nhóm yếu tố này. Một nghiên cứu nổi bật, đại diện cho việc sử dụng phƣơng pháp định tính và đạt kết quả cao là của Renzi (2008) với nghiên cứu về hành vi lựa chọn phƣơng pháp dạy học đại học.

Trong đề tài này tác giả chọn dùng phƣơng pháp định tính một phần vì số lƣợng mẫu tiếp cận đƣợc khơng đủ lớn, một phần vì muốn phát huy ƣu điểm của phƣơng pháp định tính trong việc khai thác sâu các thơng tin phần nhiều mang tính chất tâm lý, hành vi của các nhà khoa học đối với một quyết định không đơn giản là thành lập DN KH&CN.

3.1.3 Các bước thực hiện nghiên cứu

Dựa vào khung phân tích trên, bài nghiên cứu sẽ sử dụng phƣơng pháp định tính để phân tích tìm ra những điểm khác biệt giữa các mẫu có ý định thành lập DN KH&CN các mẫu khơng có ý định thành lập DN KH&CN và so sánh giữa những mẫu đã và chƣa quyết định thành lập DN KH&CN. Từ đó nhận diện các nhân tố có ảnh hƣởng đến khả năng một nhà khoa học có quyết định thành lập DN KH&CN hay không.

Các bước thực hiện nghiên cứu như sau:

B1a: Thực hiện phỏng vấn thực nghiệm trên một mẫu nhỏ kết hợp với việc tổng hợp

các kết quả nghiên cứu trƣớc để tìm ra 1 tập hợp các niềm tin nổi bật có khả năng tác động đến ý định thành lập DN KH&CN của các nhà khoa học.

B1b: Nghiên cứu tài liệu để tìm ra các nhân tố nguồn lực có khả năng ảnh hƣởng đến

việc thành lập DN KH&CN.

B2: Xây dựng bảng câu hỏi để khảo sát, đo lƣờng thông tin về những nhân tố niềm tin

B3: Thực hiện khảo sát các nhà khoa học đã quyết định và chƣa quyết định thành lập

DN KH&CN.

B4: Thực hiện phân tích định tính bằng cách thống kê, mơ tả và so sánh giữa các mẫu

có ý định / khơng có ý định; quyết định thành lập DN KH&CN và chƣa quyết định thành lập DN KH&CN, qua đó tìm ra ảnh hƣởng của từng nhân tố đến quyết định thành lập DN KH&CN của một nhà khoa học.

B5: Tổng kết và nêu nhận định, đề xuất.

3.2. Dữ liệu

3.2.1 Dữ liệu thứ cấp

Những thông tin thứ cấp đề tài này thu thập bao gồm: (1) Tình hình phát triển của các doanh nghiệp khoa học cơng nghệ ở Việt Nam và trên thế giới; những khó khăn, thuận lợi trong việc hình thành và phát triển loại DN này; và (2) Tổng quan bằng chứng về các nhân tố có khả năng tác động đến việc một nhà khoa học có quyết định lựa chọn thành lập DN KH&CN hay không. Phƣơng pháp thu thập đƣợc thực hiện bằng các cách sau:

 Xin thông tin, số liệu tại sở khoa học công nghệ / bộ khoa học công nghệ về danh sách các DN KH&CN và các báo cáo tổng hợp về tình hình phát triển của loại hình doanh nghiệp này.

 Phỏng vấn các ban quản lý vƣờn ƣơm7 tại Tp.HCM về tình hình hoạt động của vƣờn ƣơm và các doanh nghiệp đang ƣơm tạo.

 Nghiên cứu các chính sách, chƣơng trình hỗ trợ DN KH&CN hiện tại ở Việt Nam.

 Nghiên cứu các bài báo, bài nghiên cứu về loại hình DN KH&CN trên thế giới và tại VN.

7 Hiện tại Tp.HCM có 5 vƣờn ƣơm là: (1) Vườn ươm Doanh nghiệp Nông nghiệp Công nghệ cao; (2) Vườn ươm

Doanh nghiệp KH&CN trường Đại học Bách Khoa; (3) Vườn ươm Doanh nghiệp tại trường Đại học Nông Lâm; (4) Vườn ươm Doanh nghiệp công nghệ cao tại Khu Công nghệ cao Q.9; và (5) Vườn ươm DN CNTT tại Khu

3.2.2 Dữ liệu sơ cấp

3.2.2.1 Tập dữ liệu tổng

Hiện tại chƣa có bộ số liệu thống kê đầy đủ nào về những DN KH&CN đã đƣợc chứng nhận cũng nhƣ những đối tƣợng tiềm năng có khả năng thành lập DN KH&CN, vì vậy tập mẫu dữ liệu tổng phục vụ cho luận văn này đƣợc xây dựng bằng cách tổng hợp thông tin từ nhiều nguồn khác nhau: các cơ quan, đơn vị quản lý, từ danh sách công bố các giải thưởng, bằng sáng chế đến sự giới thiệu của những người quen biết và thu thập đƣợc 48 mẫu với cấu trúc

phân bổ nhƣ sau:

Loại mẫu Phương án pháp thu thập và nguồn Số lượng mẫu

Các chủ doanh nghiệp KH&CN hiện tại ở tp.HCM

Xin thông tin thống kê từ Phòng Quản lý khoa học của Sở KH&CN Tp.HCM

8

Các chủ doanh nghiệp đang ƣơm tạo trong Vƣờn ƣơm DN KH&CN Đại học Bách Khoa

Xin thông tin thống kê từ Ban quản lý Vƣờn Ƣơm DN KH&CN Đại học Bách Khoa

12

Các chủ doanh nghiệp đang ƣơm tạo trong Vƣờn ƣơm DN Nông nghiệp Công nghệ Cao Tp.HCM

Tìm thơng tin doanh nghiệp trên website, chọn lọc và xin thông tin liên hệ từ Ban quản lý Vƣờn Ƣơm DN Nông nghiệp Công nghệ cao

6

Các chủ sáng chế là cá nhân / tổ chức / doanh nghiệp đang sở hữu ít nhất 1 bằng phát minh sáng chế (do tự nghiên cứu) trong 3 lĩnh vực đề tài quan tâm từ năm 2008 đến nay.

Tìm kiếm danh sách từ nguồn thông tin của Cục sở hữu trí tuệ. Sau đó dị tìm thơng tin liên hệ trên mạng internet.

3

Các chủ doanh nghiệp đang có hoạt động liên quan đến KH&CN

Từ sự giới thiệu của các nhà khoa học và chủ DN KH&CN

3

Các cá nhân đang tham gia hoạt động giảng dạy và có tham gia nghiên cứu tại các trƣờng đại học trong 3 lĩnh vực mà đề tài quan tâm.

Từ một vài nhà khoa học hỏi xin thông tin về các nhà khoa học khác.

16

Tổng 48

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quyết định thành lập doanh nghiệp khoa học công nghệ, phân tích định tính trường hợp TP HCM (Trang 34 - 39)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(99 trang)