Chương III KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN
3.1. KHÁI QUÁT ĐIỀU KIỆN TỰ NHIÊN, KINH TẾ XÃ HỘI VÀ TÌNH HÌNH SỬ
3.1.3. Đánh giá chung về điều kiện tự nhiên, kinh tế-xã hội
Huyện Bố Trạch có nhiều lợi thế về vị trí địa lý, tài nguyên khoáng sản, tài nguyên nước, biển và bờ biển, nguồn nhân lực, về truyền thống văn hoá giúp cho huyện đáp ứng các mục tiêu phát triển kinh tế.
Về vị trí địa lý: Bố Trạch nằm ngay cửa ngõ phía Bắc thành phố Đồng Hới - là
trung tâm chính trị, văn hóa, kinh tế và khoa học kỹ thuật của tỉnh, giáp sân bay dân dụng Đồng Hới và nằm về phía Nam khu kinh tế cảng nước sâu Hịn La là khu vực dự kiến sẽ là động lực phát triển công nghiệp dịch vụ của tỉnh trong tương lai gần. Có hệ thống đường quốc gia chạy dọc theo chiều dài của huyện từ Bắc vào Nam như đường Quốc lộ 1, hệ thống đường Hồ Chí Minh nhánh Đơng, nhánh Tây và đường tỉnh lộ 562 nối các xã phía Tây của huyện. Cùng với cảng Gianh, cửa khẩu Cà Rng hồn thành sẽ là lợi thế để khai thác các nguồn lực bên trong, giao lưu kinh tế - khoa học kỹ thuật trong bối cảnh tồn cầu hóa và hội nhập kinh tế thế giới hiện nay.
Về địa hình: Bố Trạch là một huyện có lãnh thổ nằm theo chiều ngang hẹp nhất
của nước ta từ biên giới với Lào xuống Biển Đơng, địa hình vùng núi của huyện dốc, chia cắt mạnh bởi rất nhiều sông suối nhỏ. Giao lưu đi lại giữa các xã vùng núi cao với các vùng khác trong huyện có nhiều khó khăn. Việc xây dựng và phát triển giao thông đường bộ ở khu vực này địi hỏi vốn đầu tư lớn.
Về khí hậu - thời tiết: Bố Trạch có khí hậu đậm nét đặc trưng của vùng nhiệt đới
gió mùa Bắc Trung Bộ, mùa hè chịu ảnh hưởng của gió mùa Tây Nam rất khơ và nóng, mùa đơng lạnh mưa nhiều. Đây là một vùng có khí hậu khắc nghiệt. Hàng năm thường có nhiều trận bão lụt, nước biển dâng gây thiệt hại không nhỏ đến sản xuất, đời sống và con người.
Về tài nguyên: Huyện Bố Trạch có nguồn tài ngun khống sản khá phong phú,
có tiềm năng về đất đai, biển, sơng hồ nước lợ và nước ngọt, có đồng bằng phì nhiêu, có vùng gị đồi rộng lớn… là lợi thế để phát triển đa dạng cây trồng, vật nuôi. Đây là điều kiện để tạo thành những vùng sản xuất chun canh một số nơng sản phẩm có giá trị hàng hóa cao, ổn định, có giá trị xuất khẩu như cao su, hồ tiêu, thủy hải sản, gia súc, nhựa thông…
đặc biệt là ảnh hưởng của sự cố môi trường biển, nhưng với quyết tâm cao trong việc điều hành và tổ chức thực hiện các mục tiêu trọng yếu mà HĐND đề ra, cùng với sự chỉ đạo kịp thời của các cấp uỷ Đảng, chính quyền; sự phối hợp chặt chẽ của các đồn thể chính trị; sự nỗ lực phấn đấu của tồn thể nhân dân trong huyện nên tình hình kinh tế nhìn chung vẫn duy trì được đà phát triển, nơng nghiệp tiếp tục được mùa, thu ngân sách đúng tiến độ, du lịch - dịch vụ có bước phát triển khá. Tuy vậy, kinh tế Bố Trạch vẫn đang trong tình trạng phát triển chưa có bước đột phá, chuyển dịch cơ cấu chưa mạnh, thiếu bền vững, chưa phát huy hết tiềm năng và lợi thế sẵn có của huyện; sản xuất kinh doanh gặp nhiều khó khăn, chất lượng, hiệu quả và sức cạnh tranh thấp; tiến độ thực hiện một số chương trình, dự án còn chậm; cơ sở hạ tầng chưa đồng bộ và tốc độ cải thiện chưa đáp ứng u cầu đơ thị hóa.
Về văn hóa - xã hội: Các lĩnh vực văn hố - xã hội có nhiều tiến bộ, an sinh xã
hội được đảm bảo; công tác giải quyết việc làm và thực hiện các chính sách xã hội đạt nhiều kết quả; chính trị - xã hội ổn định, quốc phịng - an ninh được tăng cường, trật tự an tồn xã hội được giữ vững, cải cách hành chính, cải cách tư pháp có nhiều tiến bộ. Hiệu lực, hiệu quả quản lý, điều hành của chính quyền tiếp tục được nâng cao.
Tóm lại, Bố Trạch có rất nhiều tiềm năng và lợi thế để có thể xây dựng nên một huyện văn minh, giàu đẹp và hiện đại nếu có sự đồng sức, đồng lịng và đồng thuận của cả hệ thống chính trị và của tồn thể nhân dân.