Thực trạng môi trường

Một phần của tài liệu Nghiên cứu khả năng tích lũy cacbon của một số loại hình sử dụng đất nông nghiệp tại huyện bố trạch, tỉnh quảng bình (Trang 75 - 77)

Chương III KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN

3.1. KHÁI QUÁT ĐIỀU KIỆN TỰ NHIÊN, KINH TẾ XÃ HỘI VÀ TÌNH HÌNH SỬ

3.1.1.2. Thực trạng môi trường

- Vùng ven biển: Mơi trường vùng này có cả mơi trường ven biển và mơi trường

mang phù sa thượng nguồn và bào mòn trên địa phận các huyện Bố Trạch, Minh Hóa, Tuyên Hóa ra biển. Hàng năm thường có bão làm nước biển dâng lên làm đất bị nhiễm mặn. Để phù hợp với nền kinh tế thị trường hiện nay nhiều nơi bị ngập úng và nhiễm mặn đang dần được chuyển sang xây dựng các khu nuôi trồng thuỷ sản. Các đầm phá cũng được cải tạo sử dụng vào mục đích ni trồng thuỷ sản như tơm sú, tơm he, cua. Vùng biển Bố Trạch nước không sâu nên nhiệt độ trong nước biển diễn biến ít phức tạp giữa tầng mặt và tầng đáy giữa vùng khơi và vùng lộng. Cũng như các vùng nông thơn khác của vùng đồng bằng ven biển tồn bộ nước thải trong sinh hoạt, sản xuất của dân cư trong vùng được thải trực tiếp ra mơi trường sống. Chưa có hệ thống thu gom nước thải, cũng như xử lí nước thải trước khi đổ ra biển hoặc sông.

- Vùng đồng bằng: Là vùng đất hẹp chạy dọc theo quốc lộ 1A hình thành bởi phù

sa các con sông lớn, là vùng sản xuất nông nghiệp, canh tác cây hàng năm chính của huyện. Ở vùng này một số xã do chỉ trồng trọt được cây hàng năm và độc canh cây lúa. Cuộc sống hoàn toàn phụ thuộc vào các hoạt động nơng nghiệp sơ cấp, trong khi đó bình qn diện tích đất sản xuất tính trên đầu người tương đối thấp. Vì vậy mức thu nhập bình qn thấp và cịn nhiều khó khăn lớn trong việc đáp ứng các nhu cầu thiết yếu. Điều đó gây ra sức ép đối với nhiều loại tài nguyên trong vùng.

Trong những năm vừa qua, nền kinh tế nước ta nói chung và của huyện Bố Trạch nói riêng phát triển mạnh, q trình cơng nghiệp hố nơng nghiệp nơng thơn đang được thúc đẩy, cơ sở sản xuất tiểu thủ công nghiệp, các làng nghề thủ cơng được hình thành và phát triển tại vùng đồng bằng vì vậy vấn đề ơ nhiễm mơi trường đang là thách thức lớn đối với chính quyền các cấp trong vấn đề quản lý. Nước thải trong hoạt động sản xuất và sinh hoạt thường được thải trực tiếp từ nơi sản xuất ra môi trường xung quanh mà phần lớn là ao hồ sông, suối hoặc tự thấm vào tầng đất mặt.

- Vùng gò đồi: Là vùng tiếp giáp giữa vùng núi và đồng bằng dọc đường Hồ Chí

Minh nhánh phía Đơng, gồm những đồi bát úp tạo nên những thung lũng nhỏ. Đây là địa bàn có tiềm năng về đất đai và nguồn lao động thuận lợi cho phát triển kinh tế, nhất là phát triển trồng cây công nghiệp lâu năm (cao su) và lâm nghiệp, kinh tế trang trại (trồng trọt và chăn ni). Tình trạng thối hố đất đai và tài nguyên rừng ở đây vẫn ngày càng gia tăng nếu như không quản lý và khai thác đúng mức. Địa hình gị đồi có độ dốc và do rừng bị tàn phá nên hiện nay đất bị xói mịn, sụt lở, ảnh hưởng trực tiếp đế sản xuất và đời sống của các xã vùng gị đồi. Ở vùng này, hàng năm có hàng trăm héc ta (ha) rừng bị phá huỷ, trong khi đó tốc độ trồng rừng, phát triển rừng chậm. Do suy thối mơi trường sống, đặc biệt do mất rừng và do khai thác quá mức, nên nhiều loại động vật, thực vật đang bị đe doạ. Việc khai thác, sử dụng tài nguyên rừng của vùng chưa kiểm sốt chặt chẽ nên đã gây ra tình trạng biến đổi mơi trường sinh thái ở một số nơi. Năng lực quản lý và bảo vệ mơi trường cịn kém, ý thức giữ gìn bảo vệ mơi trường chưa cao của người dân cũng là những thách thức to lớn đối với phát triển

bền vững của vùng gò đồi. Phát triển kinh tế gắn với bảo vệ tái tạo môi trường vùng gị đồi khơng những mang lại hiệu quả kinh tế xã hội cho dân cư trên địa bàn mà còn ảnh hưởng trực tiếp đến vùng đồng bằng và vùng ven biển của huyện.

Một phần của tài liệu Nghiên cứu khả năng tích lũy cacbon của một số loại hình sử dụng đất nông nghiệp tại huyện bố trạch, tỉnh quảng bình (Trang 75 - 77)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(187 trang)
w