Đánh giá biến động sử dụng đất huyện Bố Trạch tỉnh Quảng Bình giai đoạn

Một phần của tài liệu Nghiên cứu khả năng tích lũy cacbon của một số loại hình sử dụng đất nông nghiệp tại huyện bố trạch, tỉnh quảng bình (Trang 91 - 101)

Chương III KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN

3.2. ĐÁNH GIÁ SỰ THAY ĐỔI CÁC LOẠI HÌNH SỬ DỤNG ĐẤT GIAI ĐOẠN

3.2.2.1. Đánh giá biến động sử dụng đất huyện Bố Trạch tỉnh Quảng Bình giai đoạn

đoạn 2005 – 2010

Trên cơ sở dữ liệu bản đồ sau khi phân loại ảnh sử dụng phần mềm ArcGIS 10.3 chồng xếp bản đồ của huyện giai đoạn 2005 – 2010 thể hiện bản đồ biến động sử dụng đất ở hình 3.7.

Hình 3.7. Hình ảnh thu nhỏ của bản đồ biến động các lớp phủ huyện Bố Trạch, tỉnh

Quảng Bình giai đoạn năm 2005 – 2010

Sau khi chồng xếp bản đồ tác giả tiến hành tính tốn để có được ma trận biến động sử dụng đất giai đoạn 2005 - 2010 như bảng 3.4.

Bảng 3.4. Ma trận biến động diện tích các loại hình sử dụng đất giai đoạn 2005-2010

Loại đất

Tổng diện tích đất tự nhiên Đất trồng cây hàng năm Đất trồng cây lâu năm & Rừng trồng sản xuất Đất rừng tự nhiên Đất khác

Cộng tăng

Tổng diện tích tự nhiên của giai đoạn năm 2005 - 2010 là 211.548,88 ha. Sau khi tính tốn thì các loại hình sử dụng đất có sự thay đổi được thể hiện ở bảng 3.5.

Bảng 3.5. Thống kê tổng diện tích các loại hình biến động sử dụng đất giai đoạn

2005-2010

Dựa trên ma trận ở bảng 3.5 cho thấy diện tích các loại hình sử dụng đất từ năm 2005 đến năm 2010 biến động khá lớn cụ thể:

- Đất trồng cây hàng năm phần lớn khoảng 1.142,38 ha đã chuyển sang đất khác (chủ yếu sử dụng vào mục đích xây dựng), chuyển sang Đất trồng cây lâu năm & Rừng trồng sản xuất khoảng 1.111,73 ha, giữ lại 16.856,93 ha.

- Đất trồng cây lâu năm & Rừng trồng sản xuất giữ lại khoảng 93,14 % (143.923,69 ha); 6,86 % chuyển sang các loại hình cịn lại, trong đó nhiều nhất là đất trồng cây hàng năm khoảng 941,15 ha (3,75%), chuyển sang đất khác khoảng 779,46 ha (3,11%).

- Đất rừng tự nhiên phần lớn khoảng 3,4 % (5.083,55 ha) đã chuyển sang đất trồng cây lâu năm & Rừng trồng sản xuất; chuyển sang đất khác khoảng 0,58% (865,89 ha), giữ lại 143.923,69 ha (95,96%), một số ít chuyển sang đất trồng cây hàng năm khoảng 106,78 ha (3,46 %).

- Đất khác phần lớn khoảng 36,16 % (6.279,24 ha) đã chuyển sang đất trồng cây lâu năm & Rừng trồng sản xuất; chuyển sang đất trồng cây hàng năm khoảng 2,52% (437,59 ha), giữ lại 10.647,22 ha (chủ yếu là chuyển mục đích nội bộ trong nhóm đất khác).

Kết quả của sự biến động về diện tích của các loại hình sử dụng đất giai đoạn 2005-2010 cho thấy diện tích đất trồng cây lâu năm & Rừng trồng sản xuất tăng mạnh nhất khoảng 10.763,91 ha.

Hình 3.8. Biểu đồ thống kê tổng diện tích các loại hình biến động giai đoạn 2005-

2010

Từ kết quả phân tích biến động cho thấy giai đoạn 2005-2010 các nhóm đất nơng nghiệp chủ yếu biến động nội bộ, cụ thể là từ nhóm đất rừng tự nhiên sang nhóm đất trồng cây lâu năm & Rừng trồng sản xuất và từ nhóm đất trồng cây lâu năm & Rừng trồng sản xuất sang nhóm đất trồng cây hàng năm. Ngồi ra, có một phần diện tích đất nông nghiệp chuyển sang đất khác (đất xây dựng, chưa sử dụng…). Việc chuyển đổi này phù hợp với xu thế phát triển kinh tế xã hội của huyện Bố Trạch trong giai đoạn 2005 – 2010, tập trung khai hoang, phát triển nông nghiệp, chuyển đổi rừng nghèo kiệt sang cây cơng nghiệp có giá trị cao như cao su và xây dựng hạ tầng cơ bản trên toàn địa bàn huyện; điều này góp phần tạo động lực thúc đầy cho nền kinh tế huyện tuy nhiên mặt trái của nó là nguy cơ ảnh hưởng đến khả năng tích lũy Cacbon của các loại hình sử dụng đất nếu khả năng tích lũy Cacbon của các nhóm này có sự chênh lệch.

3.2.2.2. Đánh giá biến động sử dụng đất huyện Bố Trạch tỉnh Quảng Bình giai đoạn 2010 – 2018 đoạn 2010 – 2018

Trên cơ sở dữ liệu bản đồ sau khi phân loại ảnh sử dụng phần mềm ArcGIS 10.3 chồng xếp bản đồ của huyện giai đoạn 2010 – 2018 thể hiện bản đồ biến động sử dụng đất ở hình 3.9.

Hình 3.9. Hình ảnh thu nhỏ bản đồ biến động các lớp phủ của huyện

Bố Trạch, tỉnh Quảng Bình giai đoạn 2010 – 2018

Sau khi chồng xếp bản đồ nghiên cứu tiến hành tính tốn để có được ma trận biến động sử dụng đất giai đoạn 2010-2018 như bảng 3.6.

Bảng 3.6. Ma trận biến động diện tích các loại hình sử dụng đất giai đoạn 2010-2018

Loại đất

Tổng diện tích đất tự nhiên Đất trồng cây hàng năm Đất trồng cây lâu năm & Rừng trồng sản xuất Đất rừng tự nhiên Đất khác

Cộng tăng

Bảng 3.7. Thông kê tổng diện tích các loại hình biến động sử dụng đất giai đoạn

2010-2018

Loại hình sử dụng đất

Đất trồng cây hàng năm Đất trồng cây lâu năm &

Rừng trồng sản xuất Đất rừng tự nhiên

(Nguồn: Xử lý số liệu từ bản đồ, 2020)

Dựa trên ma trận ở bảng 3.7 cho thấy diện tích các loại hình sử dụng đất từ năm 2010 đến năm 2018 có sự biến động sử dụng đất cụ thể:

- Đất trồng cây hàng năm phần lớn khoảng 1.774,72 ha đã chuyển sang đất trồng cây lâu năm & Rừng trồng sản xuất; chuyển sang đất đất khác (chủ yếu sử dụng vào mục đích xây dựng) khoảng 1.424,32 ha, giữ lại 15.143,41 ha.

- Đất trồng cây lâu năm & Rừng trồng sản xuất giữ lại khoảng 90,82 % (32.556,45 ha); 9,18 % chuyển sang các loại hình cịn lại, trong đó nhiều nhất là đất khác khoảng 2.267,37 ha (6,32%), chuyển sang đất trồng cây hàng năm khoảng

1.023,97 ha (2,86%).

- Đất rừng tự nhiên phần lớn khoảng 3,49 % (5.020,0 ha) đã chuyển sang đất trồng cây lâu năm & Rừng trồng sản xuất; chuyển sang đất khác khoảng 0,62% (890,84 ha), giữ lại 137.739,60 ha (95,7 %), một số ít chuyển sang đất trồng cây hàng năm khoảng 273,25 ha (0,19 %).

- Đất khác phần lớn khoảng 10,92 % (1.467,47 ha) đã chuyển sang đất trồng cây lâu năm & Rừng trồng sản xuất; chuyển sang đất trồng cây hàng năm khoảng 5,42 % (728,52 ha), giữ lại 11.238,96 ha (chủ yếu là chuyển mục đích nội bộ trong nhóm đất khác).

Hình 3.10. Biểu đồ thống kê tổng diện tích các loại hình biến động giai đoạn 2010-

2018 (Đơn vị: ha)

Từ kết quả phân tích biến động cho thấy giai đoạn 2010-2018 việc chuyển đổi các nhóm đất khơng cịn tập trung trong nhóm đất nơng nghiệp nữa, bên cạnh việc chuyển đổi trong nội bộ nhóm đất nơng nghiệp, một diện tích lớn đất nơng nghiệp đã chuyển sang nhóm đất khác (đất xây dựng, chưa sử dụng…). Việc chuyển đổi này phù hợp với xu thế phát triển kinh tế xã hội của huyện Bố Trạch trong giai đoạn 2010 – 2018, tập trung đẩy mạnh xây dựng cơ sở hạ tầng trên toàn địa bàn huyện, từng bước chuyển dịch nền kinh tế từ nông nghiệp sang thương mại, dịch vụ và điều này cũng ảnh hưởng đến khả năng tích lũy Cacbon của các loại hình sử dụng đất nếu khả năng tích lũy Cacbon của các nhóm này có sự chênh lệch.

Qua q trình phân tích, đánh giá một cách tổng qt biến động về diện tích của các loại hình sử dụng đất giai đoạn 2005 - 2018 cho thấy diện tích đất trồng cây lâu năm và rừng trồng sản xuất tăng mạnh nhất, diện tích rừng tự nhiên giảm mạnh nhất. Tuy nhiên xu hướng chỉ tập trung vào giai đoạn 2005-2010, còn giai đoạn 2010-2018 bên cạnh việc chuyển đổi trong nội bộ các nhóm đất nơng nghiệp, việc chuyển đổi nhóm đất nơng nghiệp sang nhóm đất khác đã tăng mạnh. Mục đích của việc phân tích biến động các nhóm đất nơng nghiệp trong giai đoạn 2005-2018 ở huyện Bố Trạch để thấy được nhóm đất nào biến động nhiều nhất trong những năm qua, điều này có nguy cơ ảnh hưởng đến khả năng tích lũy Cacbon của các nhóm đất nghiên cứu nếu khả năng tích lũy Cacbon của các nhóm này có sự chênh lệch.

Như các nhà khoa học trên thế giới đã nhận định rằng sự chuyển đổi đất nông nghiệp là một trong những nguyên nhân gây ra sự mất mát Cacbon trong đất và thực

vật [77]. Đây cũng là cơ sở quan trọng giúp cho chính quyền địa phương khi thực hiện công tác quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất trong những năm tới có những định hướng sử dụng đất phù hợp, nên tăng giảm những nhóm đất như thế nào mà khơng ảnh hưởng nhiều đến sự tích lũy Cacbon trong đất của các nhóm đất này.

Một phần của tài liệu Nghiên cứu khả năng tích lũy cacbon của một số loại hình sử dụng đất nông nghiệp tại huyện bố trạch, tỉnh quảng bình (Trang 91 - 101)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(187 trang)
w