Xây dựng bản đồ Cacbon tại huyện Bố Trạch, tỉnh Quảng Bình

Một phần của tài liệu Nghiên cứu khả năng tích lũy cacbon của một số loại hình sử dụng đất nông nghiệp tại huyện bố trạch, tỉnh quảng bình (Trang 130 - 135)

Chương III KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN

3.3. ĐÁNH GIÁ KHẢ NĂNG TÍCH LŨY CACBON CỦA MỘT SỐ LOẠI HÌNH SỬ

3.3.4.3. Xây dựng bản đồ Cacbon tại huyện Bố Trạch, tỉnh Quảng Bình

Khi đã có bản đồ sinh khối của khu vực nghiên cứu kết hợp với công thức ở phương pháp nghiên cứu, nghiên cứu đã xây dựng được bản đồ Cacbon của huyện Bố Trạch thể hiện ở hình 3.17.

Bản đồ Cacbon của Đất cây lâu năm & Rừng sản xuất Bản đồ Cacbon của Đất cây hàng năm

Bản đồ Cacbon của Đất Rừng tự nhiên

Hình 3.17. Hình ảnh thu nhỏ của các bản đồ Cacbon tại huyện Bố Trạch

Sử dụng công cụ Pixel Locator trong ENVI nghiên cứu thu được giá trị Cacbon trung bình trên bản đồ Cacbon của từng loại hình sử dụng đất tại các điểm thể hiện ở các bảng 3.20, 3.21 và 3.22.

Bảng 3.20. Giá trị Cacbon của loại hình đất trồng cây lâu năm và rừng trồng sản xuất Giá trị Min Max Trung bình Độ lệch chuẩn (Nguồn: Xử lý số liệu từ bản đồ, 2020) Bảng 3.21. Giá trị Cacbon của loại hình đất trồng cây hàng năm

Giá trị Min Max Trung bình Độ lệch chuẩn (Nguồn: Xử lý số liệu từ bản đồ, 2020) Bảng 3.22. Giá trị Cacbon của loại hình đất rừng tự nhiên

Giá trị

Min Max Trung bình Độ lệch chuẩn

Sau khi tính tốn được giá trị Cacbon của từng loại hình sử dụng đất nơng nghiệp, nghiên cứu tiến hành khoanh vùng ranh giới sử dụng đất của loại hình sử dụng đất trồng cây lâu năm và rừng trồng sản xuất, đất trồng cây hàng năm, đất rừng tự nhiên và các loại khác trên bản đồ hiện trạng sử dụng đất năm 2018. Sau đó, tiến hành cắt bản đồ Cacbon từng loại hình sử dụng đất theo ranh giới loại hình sử dụng đất tương ứng đã có. Cuối cùng, tiến hành ghép bản đồ Cacbon từng loại hình theo ranh giới sử dụng đất, kết quả xây dựng được bản đồ giá trị Cacbon cho các loại hình sử dụng đất nơng nghiệp ở huyện Bố Trạch. Kết quả thu được ở hình 3.18.

Hình 3.18. Hình ảnh thu nhỏ của bản đồ Cacbon các loại hình sử dụng đất nông

nghiệp tại huyện Bố Trạch

Qua các bảng giá trị Cacbon từ bảng 3.20, 3.21, 3.22 và phân bố khơng gian giá trị Cacbon của từng loại hình sử dụng đất nơng nghiệp ở hình 3.18 cho thấy giá trị Cacbon của của đất rừng tự nhiên là lớn nhất đạt từ 152,45 tấn/ha – 306,22 tấn/ha, trung bình đạt 239,30 tấn/ha. Tiếp đến, là đất trồng cây lâu năm và rừng trồng sản xuất có giá trị tích lũy Cacbon nhiều thứ hai với giá trị từ 14,45 tấn/ha – 36,95 tấn/ha, trung bình đạt 28,79 tấn/ha. Nhóm đất có giá trị Cacbon thấp nhất trong khu vực là đất trồng cây hàng năm chỉ đạt từ 7,02 tấn/ha – 9,45 tấn/ha, trung bình đạt 8,44 tấn/ha.

Bảng 3.23. Thống kê diện tích các loại hình sử dụng đất nơng nghiệp và giá trị

Cacbon tại huyện Bố Trạch

Loại hình sử dụng đất

Đất trồng cây hàng năm Đất trồng cây lâu năm & Rừng trồng sản xuất

Đất rừng tự nhiên

(Nguồn: Tổng hợp xử lý số liệu, 2020)

Qua bảng 3.23 cho thấy, trong các nhóm đất nghiên cứu thì đất rừng tự nhiên có giá trị trung bình Cacbon lớn nhất (239,30 tấn/ha) so với các nhóm đất khác, tuy nhiên nhóm đất này cũng có diện tích bị giảm nhiều nhất trong giai đoạn 2010-2018 với hơn 6.184,09 ha đất. Các vùng có trữ lượng Cacbon lớn đối với đất rừng tự nhiên tập trung chủ yếu ở các xã Hưng Trạch, Thượng Trạch, Sơn Trạch, Tân Trạch. Như đã biết rừng là các kho chứa đựng Carbon hấp thụ được trong khơng khí, mặc dù có một số chu trình ln chuyển về cơ bản loại khí này diễn ra hàng ngày. Một trong những chu trình luân chuyển (sản xuất) sẽ làm Carbon quay trở lại bầu khí quyển, nhưng một phần sẽ đi vào chuỗi thức ăn hoặc được giữ lại trong đất. Carbon đất thường tồn tại ổn định trong đất trong một thời gian dài. Vì vậy, việc bảo vệ rừng và lớp thảm phủ rừng có ý nghĩa, vai trị quan trọng trong việc tích lũy Cacbon, hạn chế biến đổi khí hậu.

Đối với nhóm đất đất trồng cây lâu năm & đất rừng sản xuất có giá trị Cacbon ở mức trung bình với 28,79 tấn/ha, điều đáng ghi nhận là nhóm đất này có khả năng tích lũy Cacbon ở mức trung bình nhưng diện tích đất của nhóm này có xu hướng tăng đáng kể trong giai đoạn 2010-2018. Qua khảo sát thực tế cho thấy nhóm đất trồng cây lâu năm& đất rừng sản xuất trên địa bàn huyện Bố Trạch, tỉnh Quảng Bình phân bố khơng đều, đa số nằm ở trung tâm huyện, thuộc các xã: Hưng Trạch, Tây Trạch, Sơn Lộc, Cự Nẫm, Hịa Trạch, Phú Định, Thị Trấn Nơng Trường Việt Trung, Lý Trạch. Cây trồng chủ yếu của nhóm đất này là cao su, có một phần diện tích nhỏ trồng hồ tiêu. Ngồi ra cịn có cây ăn quả lâu năm nhưng diện tích khơng đáng kể. Qua sự phân bố Cacbon trên bản đồ cho thấy 2 xã là xã Hịa Trạch và Lý Trạch có diện tích đất trồng cây cao su nhiều trong huyện có giá trị sinh khối và trữ lượng Cacbon lớn nhất.

Đối với đất trồng cây hàng năm ở huyện Bố Trạch gồm đất trồng cây hàng năm khác và đất trồng lúa, phân bố ở toàn khắp các xã trong huyện. Đất trồng cây hàng năm khác bao gồm các loại cây trồng điển hình như: Dưa hấu, ngơ, sắn, kê… phân bố ở vùng

phía Tây và phía Nam của huyện Bố Trạch. Trữ lượng sinh khối và Cacbon ở thực tế của đất trồng cây hàng năm ở mức thấp hơn với 2 nhóm đất cịn lại với 8,44 tấn/ha. Các giá trị tính tốn trên ảnh viễn thám và trên thực địa cho thấy đất trồng cây hàng năm có khả năng tích lũy Cacbon ở mức trung bình với giá trị Cacbon cao nhất xác định được trên ảnh viễn thám là 9,45 tấn/ha, với đặc điểm sinh trưởng của cây hàng năm, giá trị này là phù hợp, cho thấy cây hàng năm có khả năng tích lũy Cacbon khá tốt. Tuy nhiên, qua bảng biến động diện tích đất thì nhóm đất này có diện tích giảm rất lớn trong giai đoạn 2010-2018 là 1.173,3ha. Vì vậy, định hướng sử dụng đất trong tương lai huyện cần xem xét và cân nhắc việc chuyển đổi quỹ đất này sang các loại hình sử dụng đất khác mà khơng làm giảm đi sự tích lũy Cacbon của nhóm đất trồng cây hàng năm này.

Như vậy, việc xác định sinh khối và trữ lượng Cacbon của các loại hình sử dụng đất nơng nghiệp giúp các nhà quản lý xác định được loại hình sử dụng đất nào có khả năng tích lũy Cacbon tốt nhất để có giải pháp tăng diện tích; đồng thời việc xây dựng bản đồ Cacbon các loại hình sử dụng đất cũng giúp các nhà quy hoạch có cái nhìn tổng qt khu vực nào có trữ lượng Cacbon cao nhất, từ đó xây dựng chiến lược phát triển kinh tế mà vẫn duy trì khả năng tích lũy Cacbon góp phần ứng phó với biến đổi khí hậu. Điều này cung cấp cơ sở khoa học cho việc xây dựng phương án quy hoạch sử dụng đất huyện Bố Trạch trong thời gian tới nhằm nâng cao khả năng tích lũy Cacbon trong đất hướng đến hạn chế biến đổi khí hậu.

Một phần của tài liệu Nghiên cứu khả năng tích lũy cacbon của một số loại hình sử dụng đất nông nghiệp tại huyện bố trạch, tỉnh quảng bình (Trang 130 - 135)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(187 trang)
w