Đặc điểm của các loại hình sử dụng đất nông nghiệp tại huyện Bố Trạch

Một phần của tài liệu Nghiên cứu khả năng tích lũy cacbon của một số loại hình sử dụng đất nông nghiệp tại huyện bố trạch, tỉnh quảng bình (Trang 101 - 102)

Chương III KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN

3.3. ĐÁNH GIÁ KHẢ NĂNG TÍCH LŨY CACBON CỦA MỘT SỐ LOẠI HÌNH SỬ

3.3.1. Đặc điểm của các loại hình sử dụng đất nông nghiệp tại huyện Bố Trạch

a. Đặc điểm của loại hình sử dụng đất trồng cây lâu năm và rừng trồng sản xuất

Đất trồng cây lâu năm và rừng trồng sản xuất trên địa bàn huyện Bố Trạch, tỉnh Quảng Bình phân bố không đều, đa số nằm ở trung tâm huyện, thuộc các xã: Hưng Trạch, Tây Trạch, Sơn Lộc, Cự Nẫm, Hòa Trạch, Phú Định, Thị Trấn Nông Trường Việt Trung, Lý Trạch. Chủ yếu là đất trồng cây công nghiệp lâu năm, cụ thể là cao su, có một phần diện tích nhỏ trồng hồ tiêu. Ngoài ra còn có cây ăn quả lâu năm nhưng diện tích không đáng kể.

b. Đặc điểm của loại hình sử dụng đất trồng cây hàng năm

Đất trồng cây hàng năm (đất trồng lúa, rau màu, ngô, khoai…) trên địa bàn huyện Bố Trạch, tỉnh Quảng Bình phân bố tại các xã Tây Trạch, Đồng Trạch, Bắc Trạch, Mỹ Trạch, thị trấn Hoàn Lão, Phú Trạch, Hạ Trạch, Lý Trạch, Hoàn Trạch, Vạn Trạch, Trung Trạch, Đại Trạch. Vùng này địa hình tương đối bằng phẳng, thỉnh thoảng có một vài đồi gò thấp độ dốc nhỏ. Nơi cao nhất là 60 mét so với mặt biển. Ngoài ra còn phân bố tại các xã Nhân Trạch, Đại Trạch, Trung Trạch, Đức Trạch, Hải Trạch và Thanh Trạch. Vùng này địa hình bằng và thấp, có nhiều cồn cát giáp vùng đồng bằng. Đây là các dạng địa hình rất thuận tiện cho việc phát triển trồng lúa nước và phát triển cây trồng hàng năm.

c. Đặc điểm của loại hình sử dụng đất rừng tự nhiên

Loại hình sử dụng đất rừng tự nhiên là loại hình có sẵn trong tự nhiên hoặc phục hồi bằng tái sinh tự nhiên, phân bố chủ yếu tại các xã ở miền núi như Thượng Trạch, Tân Trạch, Xuân Trạch, Sơn Trạch (nay là TT Phong Nha) và Phúc Trạch, khu vực này gồm các khối núi đá vôi liên tục, địa hình chia cắt rất mạnh, với những vách đá dựng đứng, đỉnh lởm chởm, thường kéo theo quá trình karst hình thành nên các nhũ đá, mảng đá, nấm đá, chuông đá, cột đá đa dạng, phức tạp, đẹp kỳ diệu trong các hang động. Trong vùng núi đá vôi hầu như không có sông suối trên bề mặt mà chỉ thấy ở vành ngoài. Các mắt hút rãi rác trong các thung đưa nước thoát theo các sông ngầm. Dọc biên giới Việt - Lào là những vùng đất trũng hẹp có độ cao trên dưới 700 mét.

Một phần của tài liệu Nghiên cứu khả năng tích lũy cacbon của một số loại hình sử dụng đất nông nghiệp tại huyện bố trạch, tỉnh quảng bình (Trang 101 - 102)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(187 trang)
w