Sự sinh trưởng

Một phần của tài liệu KHẢO sát đặc TÍNH KHÔNG hột và đặc điểm HÌNH THÁI THỰC vật của QUÝT ĐƯỜNG KHÔNG hột ở ĐỒNG BẰNG SÔNG cửu LONG (Trang 119 - 158)

3.4.1.1Đường kính gốc tháp

Hình 3.27 cho thấy đường kính gốc tháp (cam Mật) của quýt Đường không

hột số1 và quýt Đường không hột số 2 có xu thếsinh trưởng trội hơn quýt Đường

có hột. Tuy nhiên, tại những thời điểm quan sát, đường kính gốc tháp giữa các

nghiệm thức khác biệt không có ý nghĩa thống kê. Kết quả trên cho thấy sự sinh trưởng gốc tháp(cam Mật)của quýt Đường không hộtsố 1 và 2 tương đương với sự sinh trưởng gốc thápcủa quýt Đường có hột.

0 10 20 30 40 50 60 70 0 3 6 9 12 15 18 21 24 27 30

Thời gian sau khi trồng (tháng)

Đ ư n g k ín h g c th á p ( m m )

Quýt Đường không hột số 1 Quýt Đường không hột số 2 Quýt Đường có hột (đ/c)

Hình 3.27Đường kính gốc tháp của quýt Đường không hộttheo thờigian

3.4.1.2 Đường kính thân tháp

Đường kính thân tháp của 3 nghiệm thức khác biệt có ý nghĩa thống kê tại

vài thời điểm quan sát (quýt Đường không hột số 1 và 2 sinh trưởng trội hơn quýt

Đường có hột) (Hình 3.28). Vào thời điểm 6 tháng sau khi trồng, đường kính thân

không ý nghĩa thống kê với quýt Đường không hột số 2, và đường kính thân tháp

giữa quýt Đường không hột số 2 và quýt Đường có hột lại tương đương nhau. Vào thời điểm 9 và 12 tháng sau khi trồng, đường kính thân tháp của quýt Đường không

hột số 1 và quýtĐường không hột số 2 cùng cao hơn quýt Đường có hột. Trong khi đó, ở hầu hết các thời điểm còn lại (3, 15, 18, 21, 24, 27 và 30 tháng sau khi trồng) đường kính thân tháp không có sự khác biệt giữa 3 nghiệm thức. Như vậy, sự sinh trưởng thân tháp của quýt Đường không hột số 1 và quýt Đường không hột số 2

tương đương với sự sinh trưởng thân thápcủa quýt Đường có hột.

0 10 20 30 40 50 0 3 6 9 12 15 18 21 24 27 30

Thời gian sau khi trồng (tháng)

Đ ư ờn g nh t n th áp ( m m )

Quýt Đường không hột số 1 Quýt Đường không hột số 2 Quýt Đường có hột (đ/c)

Hình 3.28Đường kính thân tháp của quýt Đường không hộttheo thời gian

3.4.1.3 Tỷ số thân tháp/ gốc tháp

Dựa vào 7 mức độ đánh giá sự tiếp hợp giữa thân tháp và gốc tháp củaAubert và Vullin (2001) [1], kết quả quan sát cho thấy mức độ tiếp hợp giữa thân tháp và gốc tháp của các nghiệm thức đều ở mức 5 - mức tiếp hợp trung bình. Tuy tỷ số

thân tháp và gốc tháp tại một vài thời điểm có biến động (Hình 3.29), nhưng qua

phân tích thống kê khác biệt này không có ý nghĩa giữa quýt Đường không hột số1 và 2 với nhau và với quýt Đường có hột.Bên cạnh đó, xu thế tỷ số đường kính thân tháp/đường kính gốc tháp càng tiến dần về 1, nghĩa là gốc tháp và thân tháp tiếp

hợp tốt với nhau. Theo Phạm Văn Côn (2007) [23], tỷ số đường kính gốc tháp/đường kính thân tháp bằng 1, cây phát triển bình thường do thế sinh trưởng thân tháp tương đương thế sinh trưởng gốc tháp. Từ đó cho thấy mức tiếp hợp đối

với gốc tháp cam Mật của quýt Đường không hột số 1 và 2 tương đương với quýt Đường có hột. 0.6 0 0.6 5 0.7 0 0.7 5 0 3 6 9 1 2 1 5 18 2 1 24 2 7 30

Thời gi an sau khi trồ ng (tháng)

T s t h â n t h á p / g c t h á p

Quýt Đường không hột số 1 Quýt Đường khô ng hột số 2 Quýt Đường có hột (đ/c)

Hình 3.29 Tỷ số thân tháp/gốc tháp của quýt Đường không hộttheo thời gian

3.4.1.4 Chiều cao cây

Chiều cao cây của quýt Đường không hột số 1 và 2 khác biệt có ý nghĩa

thống kê với quýt Đường có hột ở vài thời điểm quan sát (Hình 3.30). Vào thời điểm 15 tháng sau khi trồng, chiều cao cây của quýt Đường không hột số 1 cao hơn

chiều cao cây của quýt Đường không hột số 2 và quýt Đường có hột. Vào thời điểm

21 và 24 tháng sau khi trồng,chiều cao cây của quýt Đường không hột số 1 cao hơn quýt Đường có hột, trong khi chiều cao cây của quýt Đường không hột số 1 và quýt

Đường không hột số 2 khác biệt không có ý nghĩa thống kê, tương tự như vậy giữa quýt Đường không hột số 2 và quýt Đường có hột. Trong khi đó, ở tất cả các thời điểm quan sát còn lại (3, 6, 9, 12, 18, 27 và 30 tháng sau khi trồng), chiều cao cây

của quýt Đường có hột có xu thế thấp hơn quýt Đường không hột số 1 và 2, nhưng

sự khác biệt không có ý nghĩa thống kê giữa 3 nghiệm thức. Vì vậy, sự sinh trưởng

về chiều cao cây là tương đương nhau giữa quýt Đường không hột số 1 với quýt

100 150 200 250 300 0 3 6 9 12 15 18 21 24 27 30

Thời gian sau khi trồng (tháng)

C hi ều c ao c ây ( cm )

Quýt Đường không hột số 1 Quýt Đường không hột số 2 Quýt Đường có hột (đ/c)

Hình 3.30 Chiều cao cây của quýt Đường khônghộttheo thời gian

3.4.1.5 Chiều rộng tán

Hình 3.31 cho thấy, quýt Đường có hột có xu hướng phát triển chiều rộng tán kém hơn so với quýt Đường không hộtsố1 và 2. Tuy nhiên qua phân tích thống kê, hầu hết ở các thời điểm quan sát, khác biệt trên không có ý nghĩa. Kết quả trên cho thấysự sinh trưởng về chiều rộng tán câycủa quýt Đường không hộtsố 1 và quýt

Đường không hột số 2 tương đươngvớinhau và không khác biệt với quýt Đường có

0 50 100 150 200 250 300 0 3 6 9 12 15 18 21 24 27 30

Thời gian sau khi trồng (tháng)

C hi ều r ộn g n (c m )

Quýt Đường không hột số 1 Quýt Đường không hột số 2 Quýt Đường có hột (đ/c)

Hình 3.31 Chiều rộng tán của quýt Đường không hột theo thời gian

Từ các kết quả về đường kính gốc tháp, đường kính thân tháp, tỷ số thân

tháp/gốc tháp, chiều cao cây, chiều rộng tán theo thời gian đều cho thấy không có

sự khác biệt giữa 3 nghiệm thức. Do đó, sự sinh trưởng của quýt Đường không hột

số 1 và quýt Đường không hột số 2 là tương đương nhau và không khác biệt với quýt Đường có hột được trồng phổ biến ở vùng ĐBSCL.

3.4.2 Năng suất

3.4.2.1 Tỷ lệ đậu trái

Tỷ lệ đậu trái có thể được dùng để đánh giá khả năng cho trái của quýt Đường không hộtsố 1 và quýtĐường không hột số 2. Bảng 3.32 cho thấytỷ lệ đậu

tráiở cả 3 nghiệm thức có xu thế chung là giảm dần trong các giai đoạn từ 30- 90 ngày sau khi hoa nở,nhưngtỷ lệ đậutrái khác biệt không có ý nghĩa giữa 3 nghiệm

thức trong từng giai đoạn qua phân tích thống kê. Như vậy, khả năng đậu trái của quýt Đường không hột số 1 và 2 là tương đương với nhau và khác biệt không ý

Bảng 3.32 Tỷ lệ đậu trái (%) từ khi hoa nở đến 90 ngày sau khi hoa nở của quýt Đường không hột

Ngày sau khi hoa nở (ngày) Nghiệm thức (Quýt Đường) 30 45 60 75 90 Không hộtsố1 24,3 22,4 20,9 20,3 18,9 Không hộtsố2 25,4 23,5 22,4 20,8 19,3 Có hột (đ/c) 26,0 24,4 23,3 21,6 20,5 F ns ns ns ns ns CV (%) 66,8 70,2 86,0 74,1 73,7

Số liệu được chuyển đổi sang arcsin√x để phân tích phương sai, các giá trị bằng không được chuyển đổi sang 1/4n trước khi chuyển đổi sang arcsin√x; ns: khác biệt không ý nghĩa.

3.4.2.2 Tổng số trái, trọng lượng trái và năng suất

Kết quả về tổng số trái/cây, trọng lượng trái và năng suất (Bảng 3.33), được

sử dụng để đánh giá về khả năng cho trái của quýt Đường không hột số 1 và 2.

Bảng 3.33 Tổng số trái/cây, trọng lượng trái và năng suất của quýt Đường không

hột

Nghiệm thức

(Quýt Đường) Tổng số trái/cây Trọng lượng trái(g) Năng suất (kg/cây)

Không hột số 1 157 98,9 15,0 ab

Không hột số 2 131 88,0 11,3 b

Có hột (đ/c) 177 117,2 20,5 a

F ns ns *

CV (%) 45,5 18,7 39,5

ns: khác biệt không ý nghĩa; *: khác biệt ở mức ý nghĩa 5%.

Tổng số trái/cây khác biệt không có ý nghĩa thống kê giữa quýt Đường

không hột số 1 với quýt Đường không hột số 2 và với quýt Đường có hột (đối

chứng). Trọng lượng trái của quýt Đường không hột số 1 (98,9 g) và quýt Đường

không hộtsố2 (88,0 g) có xu thế thấp hơn quýt Đường có hột (117,2 g),nhưng qua

từ 11,3 - 20,5 kg/cây, kết quả phân tích thống kê cho thấy sự khác biệt có ý nghĩa

giữa các nghiệm thức, năng suất của quýtĐường không hộtsố 2 (11,3 kg/cây) thấp hơn quýt Đường có hột (20,5 kg/cây), lại tương đương với quýt Đường không hột

số 1 (15 kg/cây). Trong khi đó, năng suất quýt Đường không hột số 1 khác biệt

không ý nghĩa với quýt Đường có hột. Nhìn chung, năng suất của quýt Đường

không hột có khuynh hướng thấp hơn quýt Đường có hột (đối chứng).

Các chỉ tiêu như tỷ lệ đậu trái, số trái/cây, trọng lượng trái tuy khác biệt

không có ý nghĩa giữa các nghiệm thức, nhưng ở quýt Đường không hột số 1 và 2 có xu thế thấp hơn quýt Đường có hột (đối chứng) và có hệ số biến động (CV) khá

lớn. Điều đó cho thấy ngoài ảnh hưởng do tuổi cây còn tơ tập tính sinh sản chưa

thật ổn định, còn có thể do mức độ trinh quả sinh của quýt Đường không hột. Theo Purdure University (2005) [108], có ba mức độ trinh quả sinh trên cây cam quýt là yếu, trung bình và mạnh ảnh hưởng đến khả năng đậu trái. Mức độ đậu trái và sự

phát triển trái có liên quan đến kiểu trinh quả sinh. Trinh sinh có kích thích (có sự

thụ phấn) như ở quýt Clementine, những trái không hột của chúng thường nhỏ hơn

trái có hột và có khuynh hướng giảm sự đậu trái (Ollitrault và ctv. 2007) [101]. Vardi và ctv. (1988) [135] cho rằng hầu hết các giống cam quýt không hột cần có

quá trình thụ phấn nhưng không có sự thụ tinh xảy ra (trinh quả sinh có kích thích).

Trong khi đó, Ollitrault và ctv. (2007) [101] cho rằng tự trinh sinh tạo nên trái không hột không do bất cứ một tác nhân kích thích nào (sự thụ phấn) là loại trinh

sinh chủ yếu trên cam quýt, như cam Navel và quýt Satsuma. Vì vậy, việc tìm hiểu

mức độ trinh quả sinh của quýt Đường không hột cần được tiếp tục để có biện pháp

canh tác thích hợp. Đồng thời, nghiên cứu các biện pháp canh tác phù hợp là việc

làm cần thiết cho một giống cây trồng mới, nhất là đối với giống không hột, để có

thể phát huy hết khả năng của chúng.

Tuy khả năng cho năng suất của cây tơ chưa thật ổn định, nhưng với mục

tiêu đánh giá nhanh tiềm năng phát triển của hai dòng quýt Đường không hột, những kết quả liên quan về năng suất vẫn có giá trị tham khảo. Tuy năng suất của quýt Đường không hột có khuynh hướng thấp hơn quýt Đường có hột, nhưng với

năng suất 11,3 - 15 tấn/ha (mật độ trồng khoảng 1.000 cây/ha, với khoảng cách 3 x

3,5 m) vẫn có thể chấp nhận được trong sản xuất do đặc tính nổi trội là hoàn toàn không hột. Ngoài ra, do lúc này cây còn nhỏ, đường kính tán lúc cây ra hoa (khoảng

21 tháng sau khi trồng) chỉ khoảng 2 m, chưa kín tàng, vì vậy khi cây đến tuổi sinh

sản ổn định và phát triển đầy đủ, năng suất sẽ được cải thiện hơn là điều có thể suy

luận được (năng suất ở cây mẹ trong khoảng 20- 23 kg/cây).

Với những kết quả và thảo luận trên cho thấy quýt Đường không hột số 1 và 2 có khả năng cho năng suất tốt ở những vùng có điều kiện thích hợp trồng cam quýtở ĐBSCL.

3.4.3 Chất lượng

Chất lượngtrái là một trong những chỉ tiêu quan trọng để đánh giá giống cây

trồng. Bảng 3.34 và Hình 3.32 cho thấy màu sắc thịt trái quýt Đường không hột số

1, 2 vàquýt Đườngcó hột đều có màu cam, màu thịt trái có độ đồng đều nhau. Tim trái hơi bọng, nước trái rất ngọt và thơm. Kết quả này cũng phù hợp với mô tả của

Trần Thượng Tuấn và ctv. (1999) [38] trên trái quýt Đường.

Bảng 3.34 Màu thịt trái, tim trái và mùi vị trái quýt Đường không hột

Nghiệm thức (Quýt Đường)

Màu sắc

thịt trái Tim trái

Độ đồng đều màu thịt trái Vị nước trái Mùi thơm nước trái

Không hột số 1 Cam Hơi bọng Đồng đều Ngọt Thơm

Không hột số 2 Cam Hơi bọng Đồng đều Ngọt Thơm

Có hột (đ/c) Cam Hơi bọng Đồng đều Ngọt Thơm

Hình 3.32 Mặt cắt ngang trái của quýt Đường không hột

Kết quả ở Bảng 3.35 cho thấy độ Brix biến thiên trong khoảng 9,24% đến

9,47%, pH dịch trái trung bình từ 4,70 - 4,88 vàhàm lượng vitamin C dao động từ

35,2 - 36,5 mg/100g, đều có khác biệt không có ý nghĩa thống kê giữa các nghiệm

thức. Từ các kết quả trên cho thấy, chất lượng trái của quýt Đường không hột số 1 tương đương với quýt Đường không hột số 2 và không khác với quýt Đường có hột.

Bảng 3.35 Chất lượngtrái của quýt Đường không hột

Nghiệm thức

(Quýt Đường) Brix (%) pH

Vitamin C (mg/100 g) Không hột số 1 9,24 4,88 36,5 Không hột số 2 9,39 4,82 35,2 Có hột (đ/c) 9,47 4,70 35,3 F ns ns ns CV (%) 4,80 3,81 16,9 ns: khác biệt không ý nghĩa.

Tóm lại, sinh trưởng của quýt Đường không hột số 1 và quýt Đường không

hột số 2 là bình thường, tương đương nhau và giống như quýt Đường có hột. Cả quýt Đường không hột số 1 và quýt Đường không hột số 2 đều có chất lượng trái

ngon, tương đương nhau và không khác với quýt Đường có hột nổi tiếng thơm,

ngon và ngọt ở vùng ĐBSCL, lại nổi bật hơn là có trái hoàn toàn không hột. Tuy

năng suất của quýt Đường không hột có khuynh hướng thấp hơn quýt Đường có

hột, nhưng có khả năng cho năng suất và chất lượngtốt, vì vậy quýt Đường không

hột có tiềm năng phát triển ởnhững vùng có điều kiện thích hợp trồng cam quýt ở ĐBSCL.

4.1 KẾT LUẬN

- Đặc điểm hình thái thực vật về cây, thân cành, lá, hoa và trái của hai cây quýt Đường không hột là giống nhau và không khác với cây quýt Đường có hột.Có thể nhận diện được hai cây quýt Đường không hột bằng kỹ thuật RAPD với dấu

phân tử DNA. Hai cây quýt Đường không hột có mối quan hệ gần gũi với nhau và gần với quýt Đường có hột.

- Đặc điểm tiểu noãn phát triển muộn là nguyên nhân tạo trái hoàn toàn không hột của hai cây quýt Đường không hột.

- Đặc tính hoàn toàn không hột được duy trì ổn định theo thời gian, trong điều kiện trồng xen và có thụ phấn chéo với các giống cam quýt khác, ở ba vùng canh tác khác nhau của ĐBSCL,ở ba thế hệ tháp và trên ba loại gốc tháp khác nhau

(cam Mật, chanh Tàu và Hạnh).

- Quýt Đường không hột có khả năng cho năng suất và chất lượng tốt ở ĐBSCL.

4.2 ĐỀ NGHỊ

- Tiếp tục theo dõi năng suất và chất lượng trái của quýt Đường không hột ở

ba vùng canh tác, trên các gốc tháp khác nhau, … Xây dựng vườn cây đầu dòng và tiến hành khảo nghiệm trên diện rộng quýt Đường không hột ở những vùng có điều

kiện thích hợp cho phát triển cây cam quýt ở ĐBSCL theo quy trình công nhận

giống mới, để sớm phổ biến trong sản xuất.

- Nghiên cứu đánh giá mức độ trinh quả sinh của quýt Đường không hột. Đồng thời nghiên cứu các biện pháp kỹ thuật canh tác phù hợp cho quýt Đường

- Tìm hiểu các tác nhân (chất điều hòa sinh trưởng, phân bón vi lượng,…) có

thể ảnh hưởng đếnsự ổn định của đặc tính hoàn toàn không hột của trái quýt Đường

không hột.

- Trong những nghiên cứu tiếp theo để tìm hiểu sâu hơn về đặc điểm di

truyền của quýt Đường không hột, có thể sử dụng chỉ thị phân tử SSR và kết hợp

DANH MỤC CÁC CÔNG TRÌNHĐÃ CÔNG BỐ

LIÊN QUAN ĐẾN LUẬN ÁN

[1] Nguyễn Bá Phú, Nguyễn Bảo Vệ, Trần Thị Bích Vân (2011), “Đánh giá đặc điểm hình thái thực vật, nông học và sự ổn định tính trạng không hột theo

Một phần của tài liệu KHẢO sát đặc TÍNH KHÔNG hột và đặc điểm HÌNH THÁI THỰC vật của QUÝT ĐƯỜNG KHÔNG hột ở ĐỒNG BẰNG SÔNG cửu LONG (Trang 119 - 158)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(158 trang)