Suốt thời gian ra hoa, điều kiện không thuận lợi có thể ngăn cản hoặc giảm
sự thụ phấn và sự thụ tinh từ đó làm giảm năng suất nhưng lại hiện diện trái không
hột (Rotino và ctv., 2005) [115]. Trái không hột có thể là do sự đực bất dục hoặc
noãn bất dục hoặc do sự bất tương hợp trong đó có sự tự bất tương hợp do tự thụ
phấn (Jackson và Gmitter, 1997; Jackson và Futch, 1997) [71] [72].
Các kết quả khảo sát đặc điểm của hạt phấn cho thấy khả năng nẩy mầm của
hạt phấn và chiều dài ống phấn của hai cây quýt Đường không hột cũng giống như ở cây quýt Đường có hột. Hạt phấn của hai cây quýt Đường này có khả năng thụ
Không hột số 1 Không hột số 2 Có hột (đ/c) Thụ phấn bổ sung quýt Đường có hột Thụ phấn bổ sung cam Sành Thụ phấn tự do
phấn, thụ tinh và tạo hột khi được tiếp xúc trên nướm hoa cây quýt Đường có hột. Vì vậy, hạt phấn của cây quýt Đường không hột là hữu dục. Do đó, đặc tính không
hột của hai cây quýt Đường không hột không có liên quan đến hạt phấn, đặc tính không hột của hai cây quýt Đường không hột không do bất dục đực gây ra.
Hiện tượng trinh quả sinh có kích thích, có quá trình thụ phấn, hạt phấn nẩy
mầm, ống phấn kéo dài ra để kích thích sự đậu trái nhưng không có quá trình thụ
tinh xảy ra, nguyên nhân của hiện tượng là do tự bất tương hợp trong thụ tinh
(Kitajima và ctv., 2001) [76]. Theo Karaya (1988) [74], trên cam quýt tự bất tương
hợp chỉ kết hột sau khi được thụ phấn chéo. Kahn và Chao (2004) [73], cho rằng
những giống cam quýt có hạt phấn và bầu noãn hữu thụ nhưng có tính tự bất tương
hợp sẽ không hột nếu trồng trong một vùng chỉ có một giống này. Tuy nhiên, những
giống này phát triển gần những giống cam quýt khác có thể thụ phấn chéo và sẽ có
hột. Theo Lê Văn Bé và Nguyễn Văn Kha (2010) [8], nguyên nhân gây ra bưởi Năm Roi có hột là do sự thụ phấn chéo. Khi hạt phấn của các cây cam quýt khác (bưởi Lông, bưởi Da Xanh, cam Sành) rơi trên nướm nhụy cái, ống phấn kéo dài
đến bầu noãn, xảy ra thụ tinh và tạo quả có nhiều hột. Ngược lại, hạt phấn của chính
nó nẩy mầm trên nướm nhưng không kéo dài đến bầu noãn, không xảy ra thụ tinh
và tạo trái không hột.Trong khi đó, ở hai cây quýt Đường không hột ống phấn của
chính nó vẫn hiện diện trong bầu noãn và vẫn cho trái không hộttrong điều kiện có thụphấn chéo với giống cam quýt khác nhưquýt Đườngcó hột và cam Sành. Điều đóchứngtỏ đặctính không hột của hai cây quýt Đường không hộtkhông phảido tự
bấttương hợp.
Ngoài ra, với khả năng thụ phấn và phát triển ống phấn bình thường trong
các bộ phận cái của hoa, cũng như khả năng hữu dục bình thường của hạt phấn ở hai cây quýt Đường không hột có lẽ đã giúp cho quá trình phát triển trái không hột
hột ở hai cây quýt Đường không hột là hiện tượng trinh quả sinh có kích thích, vấn đề này cần được nghiên cứu thêm.
Lúc hoa nở là thời điểm tốt nhất cho sự thụ phấn, thụ tinh và tạo hột. Vào lúc này, trên cây quýt Đường có hột, qua hình thái giải phẫu bầu noãn cắt ngang, hầu
hết tiểu noãn đã trưởng thành, có lẽ chính do đặc điểm này đã làm cho cây quýt
Đường nổi tiếng ở vùng ĐBSCL có khá nhiều hột. Trong khi đó, ở hai cây quýt
Đường không hột, tiểu noãn lại chưa phát triển. Đến thời điểm hoa tàn (khoảng 2- 3 ngày sau khi hoa nở) thì tiểu noãn trên hai cây quýt Đường không hột mới phát
triển, nhưng kích thước còn nhỏ chưa đạt đến kích thước của tiểu noãn trưởng
thành. Vì vậy, dù có thụ phấn vào thời điểm này (rất khó xảy ra do hoa đã tàn,
nướm nhụy đã khô, chuyển màu và không còn khả năng nhận phấn), thì việc thụ
tinh cũng khó thực hiện được do tiểu noãn chưa trưởng thành. Chính đặc điểm tiểu
noãn “phát triển muộn”, không đồng bộ với các bộ phận khác của hoa là nguyên nhân làm cho trái không hột trên hai cây quýt Đường không hột. Đặc điểm tiểu
noãn trưởng thành muộn hơn vài ngày so với thời điểm hoa nở cũng đã được ghi
nhận trên giống cam Washington Navel và quýt Satsuma (Jackson và Gmitter, 1997) [71], là những giống cam quýt không hột trên thế giới. Mặc dù có thể xảy ra
quá trình thụ phấn nhưng không thể thực hiện thụ tinh vì chưa có tiểu noãn trưởng thành, điều này đã dẫn đến sự không hột của trái.
Tóm lại,hai cây quýt Đường không hột có hạt phấn hữu dục bình thường, có
khả năng nẩy mầm, thụ tinh và tạo hột như cây quýt Đường có hột, do đó không có liên quan đến đặc tính không hột của nó. Đặc tính không hột của hai cây quýt Đường không hột không có liên quan đến tính tự bất tương hợp vìống phấn của nó
vẫn hiện diện trong bầu noãn của chính nó và hoàn toàn không hột khi được thụ
phấn chéo với giống cam quýt khác (quýt Đường có hột, cam Sành). Đặc điểm tiểu
noãn “phát triển muộn” chính là nguyên nhân cho việc tạo trái không hột của cây