Sự thụ tinh

Một phần của tài liệu KHẢO sát đặc TÍNH KHÔNG hột và đặc điểm HÌNH THÁI THỰC vật của QUÝT ĐƯỜNG KHÔNG hột ở ĐỒNG BẰNG SÔNG cửu LONG (Trang 31 - 33)

Ortiz (2002) [103] cho rằng thụ phấn, sự phát triển của ống phấn, thụ tinh và sự phát triển hột tạo ra hormone làm ngăn hiện tượng rụng trái. Theo Phan Kim Ngọc và Hồ Huỳnh Thùy Dương (2000) [25], thụ tinh là kết quả bởi sự hợp nhất

Khi ống phấn chui vào lỗ noãn, hai tế bào tinh tử động thoát ra qua lỗ noãn, hai tế bào tinh tử thoát ra qua một lỗ ở trên vách của ống phấn: một tinh tử động hòa lẫn với noãn, tạo thành một hợp tử có nhân lưỡng bội; tế bào tinh tử động thứ hai

xuyên sâu vào tế bào trung tâm lớn chứa hai nhân cực, cả ba nhân này kết hợp lại

với nhau tạo ra nhân tam bội, tế bào nội nhũ tam bội sẽ phát triển thành nội nhũ,

nguồn dinh dưỡng đầu tiên cho cây phôi. Toàn bộ hiện tượng trên được gọi là hiện tượng thụ tinh kép (Spiegel-Roy và Goldschmidt, 1996) [125].

Nhiều nhà nghiên cứu cho rằng các chất điều khiển sinh trưởng (chất kích

thích và ức chế) có ảnh hưởng đến sự sinh trưởng ống phấn. Các chất này đã gây phản ứng hướng hóa của ống phấn. Các chất kích thích sự sinh trưởng có thể có

ngayở trong phấn hoa. Điều này được chứng dẫn rõ trong hiện tượng cho thụ phấn

nhiều lần. Cho thêm một số hạt phấn vào môi trường, sự nẩy mầm hạt phấn tăng rõ rệt so với lúc có ít phấn (Lê Văn Hòa và Nguyễn Bảo Toàn, 2004) [9].

Sau khi thụ phấn, hạt phấn hấp thu nước và dịch nhầy trên nướm nhụy cái sẽ trương lên về thể tích, từ nội mạc qua lổ nảy mầm sẽ mọc ra ống phấn có vách bằng

cellulose của nội mạc. Ống phấn mọc từ hạt phấn xuyên qua nướm, theo vòi nhụy đến bầu noãn và vào túi phôi qua phía noãn khổng (Hà Thị Lệ Ánh, 2005) [5]. Trong suốt tiến trình sinh lý, hạt phấn trên lớp chất nhầy của đầu nướm nhụy nẩy mầm và phát triển dọc theo vòi nhụy đến bầu noãn (Jackson và Futch, 1997) [72].

Ghi nhận sự phát triển của ống phấn trong vòi nhụy của hai loài tự bất tương

hợp Hyuganatsu và Citrus tamurana Hort. Ex Tanaka, Yamashita (1976) [150]

nhận thấy khi thụ phấn chéo xảy ra, ống phấn sẽ nẩy mầm trên nướm nhụy sau một ngày, đến giữa vòi nhụy sau 3 ngày và thâm nhập vào trong bầu noãn 5 ngày sau khi thụ phấn xảy ra. Trong khi đó, nếu tự thụ phấn xảy ra chỉ có một ít ống phấn

xâm nhập được xuống vòi nhụy sau một ngày, hầu hết ở lại trên nướm nhụy trong suốt 7 ngày sau khi thụ phấn và ống phấn không thâm nhập được vào trong bầu

thụ phấn dưới điều kiện thích hợp, nhưng trong một vài trường hợp sự thụ tinh có

thể kéo dài khoảng ba đến bốn tuần (Spiegel-Roy và Goldschmidt, 1996) [125]. Theo Jackson và Gmitter (1997) [71], quá trình giảm nhiễm xảy ra trong các

bao phấn và kết quả là các hạt phấn với bộ nhiễm sắc thể đơn bội được tạo thành.

Ống phấn thâm nhập vào các vòi nhụy và tinh tử được kết hợp với túi phôi. Một

tinh tửkết hợp với tế bào trứng tạo thành phôi và tinh tửthứ hai kết hợpvớinhân 2 cực hình thành một nội nhũ tam bội. Hợp tử đi vào một giai đoạnnghỉ ngơisau khi thụ tinhtrong vài tuần trước khi tiếp tục quá trình phân chia. Nhân nội nhũ nguyên phân nhiều lần tạo thành một nội nhũ đa nhân, nhưng không phát triển màng tế bào. Nội nhũ sẽ cung cấp nguồn dinh dưỡng cần thiết cho sự phát triển của phôi. Tiếp

theo là sự phát triển của hợp tử. Hợp tử thường phát triển theo một trình tự nhất định. Hợp tử sẽ ưu tiên phân chia theo chiều dài, sau đó sẽ phân chia theo chiều

ngang. Dần dần, phôi sẽ có dạng dùi cui. Phần ngoại biên của phôi trở thành trung tâm phân chia tế bào và phát triển thành dạng khối cầu. Tiếp theo của quá trình phân chia sẽ hình thành các cấu trúc chuyên biệt. Cuối cùng là quá trình phát triển

của hạt giống. Nội nhũ sẽ gia tăng kích thước. Nhânphôi có thểphát triển trước khi

quá trình phân chia tế bào trứng diễn ra. Túi phôi sẽ dần được thay thế bằng phôi và phôi nhũ, sau đó túi phôi sẽ được tiêu hóa. Các cấu trúc khác tiếp tục phát triển và trở nên hoàn thiện hơn.

Một phần của tài liệu KHẢO sát đặc TÍNH KHÔNG hột và đặc điểm HÌNH THÁI THỰC vật của QUÝT ĐƯỜNG KHÔNG hột ở ĐỒNG BẰNG SÔNG cửu LONG (Trang 31 - 33)