Trinh quả sinh

Một phần của tài liệu KHẢO sát đặc TÍNH KHÔNG hột và đặc điểm HÌNH THÁI THỰC vật của QUÝT ĐƯỜNG KHÔNG hột ở ĐỒNG BẰNG SÔNG cửu LONG (Trang 36 - 39)

Hột là điều kiện có của trái, nhưng có vài trường hợp trái phát triển mà không có hột. Hiện tượng đó là trinh quả sinh, sự trinh quả sinh có thể xảy ra theo

hai cách: hoặc không có thụ tinh (trinh quả sinh thật), hoặc có thụ tinh song hợp tử

hoại đi rất sớm và noãn cũng vậy (trinh quả sinh giả) (Phạm Hoàng Hộ, 1972) [21]. Theo Vũ Văn Vụ và ctv. (1999) [43], có hai kiểu không hột trong tự nhiên: - Trái được tạo nên không qua thụ tinh như chuối, dứa,… Một số loại trái

không hột xảy ra nhờ sự kích thích của các hạt phấn rơi trên nướm nhụy, nhưng sau đó không có quá trình thụ tinh như nho, táo,…

- Trái không hột được tạo nên qua thụ tinh nhưng sau đó phôi không phát

triển mà bị thui đi như nho, anh đào, đào,…

Hiện tượng trinh quả sinh đặc biệt quan trọng cho cây trồng do sản phẩm thương mại là những trái không hột. Suốt thời gian ra hoa, điều kiện không thuận

lợi có thể ngăn cản hoặc giảm sự thụ phấn và sự thụ tinh từ đó làm giảm năng suất

nhưng lại hiện diện trái không hột (Rotino và ctv., 2005) [115]. Thụ phấn không

phải là điều kiện thiết yếu cho sự hình thành trái ở tất cả các giống cam quýt, bên cạnh đó còn có hiện tượng trinh quả sinh. Ở những giống trinh quả sinh mạnh có tỉ

lệ đậu trái gần như bằng với đậu trái do thụ phấn nhưng trái không hột (Jackson và Futch, 1997) [72].

Trinh quả sinh là khả năng sản xuất trái mà không cần thụ tinh, có 3 kiểu

trinh quả sinh trên các giống cam quýt (Purdure University, 2005) [108]:

- Trinh quả sinh yếu: chỉ một ít trái được tạo thành mà không cần thụ phấn như cam Navel.

- Trinh quả sinh trung bình: đạt năng suất trung bình nếu không thụ phấn nhưng đạt năng suất cao nếu được thụ phấn như tangelo Orlando.

- Trinh quả sinh mạnh: đạt năng suất cao nhưng không cần thụ phấn như

chanh Tahiti.

Smith (2000) [119] cho rằng sự hình thành trái trinh quả sinh có thể xảy ra ít

nhất 4 cách sau:

- Sự thay đổi nồng độ hormone tăng trưởng trong mô bầu noãn có thể kích

thích tạo trinh quả sinh.

- Sự biến đổi genFWF/ARF8 (Auxin Response Factor 8) được sử dụng như

một công cụ dùng để cải tiến khả năng và duy trì sự đậu trái cũng như tạo trái không

hột.

- Sự tổn thương làm tăng khả năng trinh quả sinh, có thể liên quan đến sự thụ

phấn đặc biệt.

- Sự đột biến gây sự tổn thương trong quá trình phát triển trên những mô đặc

Hiện tượng tự trinh quả sinh (autonomic parthenocarpus) là hiện tượng tạo

trái không hột (chuối, khóm, vài loài cam quýt) mà không cần có sự thụ phấn, thụ

tinh xảy ra nhưng trái vẫn đậu mà không cần sự kích thích bên ngoài (Spiegel-Roy và Goldschmidt, 1996) [125]. Ollitrault và ctv. (2007) [101] cho rằng tự trinh sinh

tạo nên trái không hột không do bất cứ một tác nhân kích thích nào (sự thụ phấn) là loại trinh sinh chủ yếu trên cam quýt, như cam Navel và quýt Satsuma. Đặc điểm tự (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

trinh sinh trên quýt Satsuma do 3 gen trội bổ sung quyết định.

Nhưng theo Vardi và ctv. (1988) [135], hầu hết các giống cam quýt không

hột cần có quá trình thụ phấn nhưng không có sự thụtinh xảy ra, hiện tượng này do

vài gen điều khiển. Sự phát triển của bầu noãn do có quá trình thụ phấn và sự hiện

diện của dấu hiệu sự tương hợp hạt phấn (compatible pollen mask) sẽ tạo ra trái

không hột.

Hiện tượng trinh quả sinh có kích thích (stimulative parthenocarpus) là hiện tượng trinh quả sinh nhưng cần có quá trình thụ phấn, hạt phấn nẩy mầm, ống phấn kéo dài ra để kích thích sự đậu trái nhưng không có quá trình thụ tinh xảy ra.

Nguyên nhân của hiện tượng là do tự bất tương hợp trong thụ tinh (self- incompatible fertilization). Nếu hạt phấn và noãn cùng kiểu gen thì không xảy ra

thụ tinh, ngược lại nếu hạt phấn và noãn khác kiểu gen thì xảy ra thụ tinh và tạo ra

trái có hột vì lúc đó cơ chế tự bất tương hợp thụ tinh không còn tác dụng. Các giống

cam không hột (Citrus tamurana) là do có sự thụ phấn nhưng không có sự thụ tinh

(Kitajima và ctv., 2001) [76].

Hiện tượng phôi bị thoái hoá (stenospermocarpus) là hiện tượng trinh quả

sinh có quá trình thụ phấn, thụ tinh xảy ra nhưng phôi bị hư sau đó đưa đến hột lép.

Hiện tượng này còn được gọi là hiện tượng trái có hột bị thoái hoá (Huang và ctv., 2001) [66]. Chen và ctv. (2002) [52] giải thích cơ chế không hột của cây bưởi ‘Jishou Shatianyou’ (Citrus grandis Osbeck) là có sự thụ tinh nhưng phôi trong hột

Theo Ollitrault và ctv. (2007) [101], vài giống bất dục đực và tự bất tương

hợp không thể cho trái không hột do không có khả năng trinh sinh. Vì vậy, khả năng

trinh sinh là đặc điểm không thể thiếu để sản xuất trái không hột và đặc điểm này

dường như hiện diện phổ biến trên cam quýt. Vài giống có hột cũng có thể cho trái

không hột (Nagai và Tanikawa, 1928; Sykes và Possingham, 1992) [92] [129].

Một phần của tài liệu KHẢO sát đặc TÍNH KHÔNG hột và đặc điểm HÌNH THÁI THỰC vật của QUÝT ĐƯỜNG KHÔNG hột ở ĐỒNG BẰNG SÔNG cửu LONG (Trang 36 - 39)