Đặc điểm cây và thân cành

Một phần của tài liệu KHẢO sát đặc TÍNH KHÔNG hột và đặc điểm HÌNH THÁI THỰC vật của QUÝT ĐƯỜNG KHÔNG hột ở ĐỒNG BẰNG SÔNG cửu LONG (Trang 67 - 79)

Kết quả khảo sát hai cây quýt Đường không hột được phát hiện ở ĐBSCL ở

Bảng 3.1 cho thấy đều có dạng tán cây hình elip, dáng cây thẳng đứng, mật độ cành

thưa, hướng ngọn và phân cành nhiều, mật độ gai thưa, dạng gai thẳng và ngắn, cây có cấu trúc thân láng và góc độ phân cành vừa phải (Hình 3.1). Nhìn chung, đặc

tính bên ngoài của hai cây quýt Đường không hột không có gì khác biệt so với cây quýt Đường có hột bình thường theo mô tả của Trần Thế Tục và ctv. (1998) [32], Trần Thượng Tuấnvà ctv. (1999) [38] và Đường Hồng Dật (2003) [4].

Bảng 3.1Đặc tính câyvà thân cànhquýt Đường không hột

Cây quýt Đường Dạng tán cây Dáng cây Góc độ phân cành Mật độ cành Cấu trúc thân Mật độ, dạng, dài gai

Không hộtsố1 Elip Thẳng Vừa Thưa Láng Thưa, thẳng, ngắn

Không hộtsố2 Elip Thẳng Vừa Thưa Láng Thưa, thẳng, ngắn

Có hột (đ/c) Elip Thẳng Vừa Thưa Láng Thưa, thẳng,

ngắn

Hình 3.1 Đặc tính thân cành của quýt Đường không hột

10 cm

Kết quả khảo sát vào thời điểm cây khoảng 8 năm tuổi (Bảng 3.2), cho thấy

không khác biệt đáng kể giữa hai cây quýt Đường không hột với nhau và với cây quýt Đường có hột về các đặc tính nông học như chiều cao cây(3,5 - 4,3 m), chiều

rộng tán (2,4 - 2,6 m), đường kính gốc (14,3 - 15,9 cm). Theo Trần Thượng Tuấn

và ctv., (1999) [38], cây quýt Đường bình thường 5 năm tuổi ổn định có chiều cao

trung bình là 4,1 m vàđường kính tán trung bình là 2,5 m (Đường Hồng Dật, 2003) [4].

Bảng 3.2 Chiều cao, đường kính tán và đường kính gốc của quýt Đường không hột

Cây quýt Đường Chiều cao cây (m) Đường kính tán (m) Đường kính gốc (cm) Không hột số 1 4,20 2,62 15,50 Không hột số 2 3,50 2,40 14,30 Có hột (đ/c) 4,30 2,51 15,90 3.1.2 Đặc điểmlá

Bảng 3.3 cho thấyhình thái lá của hai cây quýt Đường không hột đều giống

nhau và không khác biệt với cây quýt Đường có hột đối chứng. Lá thuộc kiểu lá đơn, phiến lá có màu xanh, không có tai lá, kết quả này tương tự với mô tả của

Phạm Hoàng Hộ (2003) [22] và Trần Thượng Tuấnvà ctv. (1999) [38] trên cây quýt

Đường bình thường. Lá có nhiều hình dạng khác nhau (mác, elip và trứng) nhưng

hình mác là phổ biến. Lá của cả ba cây đều có màu xanh đậm ở mặt trên và màu xanh sáng ở mặt dưới, bề mặt lá đều không có điểm màu. Ngoài ra, lá của hai cây quýt Đường không hột đều có rìa lá dạng răng cưa, đỉnh đầu lá có khía, kết quả này giống với phần mô tả đặc tính lá của Đường Hồng Dật (2000) [3], ông cũng cho

rằng các loài quýt thường có đuôi lá chẻ lõm xuống ở phía mút lá. Chúng đều có

gân lá không nổi ở bề mặt trên tạo sự bằng phẳng ở mặt trên phiến lá và đều có

Bảng 3.3 Hình dạnglá, màu sắclá và gân lá củaquýt Đường không hột

Cây quýt Đường Đặc tính

Không hột số 1 Không hột số 2 Có hột (đ/c)

Kiểu lá Đơn Đơn Đơn

Màu lá Xanh đậm Xanh đậm Xanh đậm (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Sự điểm màu

trên lá Không Không Không

Dạng lá phổ biến Mác Mác Mác

Tai lá Không Không Không

Màu mặt trên

so mặt dưới Tối hơn Tối hơn Tối hơn

Rìa lá Răng cưa Răng cưa Răng cưa

Đỉnh đầu lá Có khía Có khía Có khía

Gân chìm hay

nổiở mặt trên Bằng phẳng Bằng phẳng Bằng phẳng

Hình 3.2 Lá của quýt Đường không hột

Mặt trên

Không hột số 1 Không hột số 2 Có hột (đ/c) Mặt dưới

Kết quả trình bày ở Bảng 3.4 cho thấy chiều dài phiến lá (7,87 – 8,11 cm), chiều rộng phiến lá (3,86 - 4,04 cm), bềdày lá (0,33 - 0,34 mm) khác biệt không có ý nghĩagiữa hai cây quýt Đường không hột với nhau và với cây quýt Đường có hột

(đối chứng), tương tự với mô tả lá quýt Đường của Trần Thượng Tuấn và ctv. (1999) [38]. Bên cạnh đó,số gân lá (21,0 - 22,5), chiều dài cuống lá (1,23- 1,3 cm) và mậtsố túi dầu (72,1 - 74,6/cm2) cũng không có sự khác biệt.

Bảng 3.4Kích thướclá và sốtúi dầu/cm2lá của quýt Đường không hột

Dài lá (cm) Rộng lá (cm) Dày lá (mm) Số gân lá Dài cuống (cm) Số túi dầu/cm2 TT Cây quýt Đường X Sd X Sd X Sd X Sd X Sd X Sd 1 Không hột số 1 8,11 0,54 3,86 0,34 0,33 0,06 22,5 2,81 1,23 0,22 74,6 19,2 2 Không hột số 2 7,87 0,78 3,93 0,33 0,34 0,05 21,8 2,93 1,30 0,23 72,1 14,7 3 Có hột (đ/c) 8,08 0,75 4,04 0,37 0,33 0,05 21,0 2,93 1,25 0,26 73,9 19,8 T (1 so với 2) ns ns ns ns ns ns T (1 so với 3) ns ns ns ns ns ns T (2 so với 3) ns ns ns ns ns ns

X: trung bình; Sd: độ lệch chuẩn; đ/c: đối chứng.

ns: khác biệtkhông ý nghĩaqua kiểm địnhStudent test (T) từng cặp trung bình.

Tóm lại, đặctính hình thái lá giữahai cây quýt Đườngkhông hột giốngnhau và không khác vớicây quýt Đườngcó hột.

3.1.3 Đặc điểmhoa

3.1.3.1 Đặc tính hình thái của hoa

Bảng 3.5 cho thấy các đặc tính về hoa củahaicây quýt Đường không hột đều

giống nhau và giống với cây quýt Đường có hột. Bảng 3.5 cũng cho thấy hoa dạng

phát hoa gồm nhiều hoa hoặc chỉ có một hoa (biến thiên từ 1 - 10 hoa), màu trắng,

mọc ở nách lá hoặc tận ngọn, đều là hoa lưỡng tính, bao phấn màu vàng thấp hơn so

với nướm, số cánh hoa cũng biến thiên từ 4 - 6 cánh. Tuy nhiên, thường 5 cánh là phổ biến (Hình 3.3). Trần Thế Tục và ctv. (1998) [32] cho rằng hoa cam quýt biến

thiên từ 3 - 7 cánh hoa, có màu trắng, ngoại trừ ở loài chanh có màu tím ở phía

(2004) [12] cũng nhận thấy hoa cam quýt thường có 5 cánh hoa màu trắng luân

phiên với các lá đài, cánh hoa dầy, gắn xen kẽ với nhau. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Bảng 3.5 Loạihoa, bao phấn và màu sắchoa quýt Đườngkhông hột

Cây quýtĐường Đặc tính

Không hột số 1 Không hột số 2 Có hột (đ/c)

Sắp xếp hoa Đơn độc, thành cụm Đơn độc, thành cụm Đơn độc, thành cụm

Vị trí hoa Nách lá, tận ngọn Nách lá, tận ngọn Nách lá, tận ngọn

Loại phát hoa Đơn,cành Đơn, cành Đơn,cành

Số hoa/phát 1-10 1-10 1-10

Loại hoa Lưỡng tính Lưỡng tính Lưỡng tính

Vị trí bao phấn

so với nướm Thấp hơn Thấp hơn Thấp hơn

Màu bao phấn Vàng Vàng Vàng

Màu hoa búp Trắng Trắng Trắng

Màu hoa nở Trắng Trắng Trắng

Hình 3.3Hoa của quýt Đường không hột

Kết quả khảo sát hoa nởtrình bàyở Bảng3.6 và Bảng 3.7cho thấy chiều dài cuống hoa (1,95 - 1,99 mm), đường kính đài hoa (2,98 - 3,03 mm), số cánh hoa

(4,93 - 5,03) , chiều dài cánh hoa (11,33 - 11,48 mm), chiều rộng cánh hoa (4,23 - 4,27 mm), số nhị đực (18,9 - 19,4 nhị/hoa), chiều dài bao phấn (1,29 - 1,32 mm) khác biệt không ý nghĩa giữa hai cây quýt Đường không hột với nhau và với cây

Không hột số 1 Không hột số 2 Có hột (đ/c)

quýt Đường có hột (đối chứng). Các kết quả khảo sát trên tương tự với mô tả hoa quýt Đường của Trần Thượng Tuấnvà ctv. (1999) [38].

Bảng 3.6Kích thướcmột số bộ phận của hoa quýt Đường không hột

Dài cuống (mm) Đường kính đài (mm) Số cánh/ hoa Dài cánh hoa (mm) Rộng cánh hoa (mm) TT Cây quýt Đường X Sd X Sd X Sd X Sd X Sd 1 Không hột số 1 1,99 0,27 2,98 0,34 5,00 0,26 11,39 0,51 4,24 0,39 2 Không hột số 2 1,95 0,29 3,01 0,32 4,93 0,45 11,33 0,44 4,23 0,37 3 Có hột (đ/c) 1,97 0,41 3,03 0,25 4,97 0,32 11,48 0,52 4,27 0,37 T (1 so với 2) ns ns ns ns ns T (1 so với 3) ns ns ns ns ns T (2 so với 3) ns ns ns ns ns

X: trung bình; Sd: độ lệch chuẩn; đ/c: đối chứng.

ns: khác biệt không ý nghĩa qua kiểm địnhStudent test (T) từng cặp trung bình.

Bảng 3.7Kích thước và số nhị hoa của quýt Đường không hột

Số chỉ nhị Dài chỉ nhị (mm)

Dài bao phấn (mm) TT Cây quýt Đường

X Sd X Sd X Sd 1 Không hột số 1 19,2 1,21 6,41 0,50 1,31 0,26 2 Không hột số 2 18,9 1,18 6,13 0,52 1,32 0,30 3 Có hột (đ/c) 19,4 1,28 6,02 0,39 1,29 0,26 T (1 so với 2) ns * ns T (1 so với 3) ns * ns T (2 so với 3) ns ns ns

X: trung bình; Sd: độ lệch chuẩn; đ/c: đối chứng.

ns: khác biệt không ý nghĩa , *: khác biệt với mức ý nghĩa 5% qua kiểm định Student test (T) từng cặp trung bình.

Cây quýt Đường không hột số 1 có chiều dài chỉ nhị là 6,41 mm, dài hơn so

với cây quýt Đường không hột số 2 là 6,13 mm và cây quýt Đường có hột đối (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

chứng là 6,02 mm, nhưng giữa cây quýt Đường không hột số 2 khác biệt không ý nghĩa với cây quýt Đường có hột. Tuy nhiên, chiều dài chỉ nhị của cây quýt Đường

không hột số 1 có khác biệt khônglớn và trong khoảng biến động số liệu về chiều

dài chỉ nhịhoa củanhững cây quýt Đường có hột ở ĐBSCL.

Tóm lại, các đặc điểm hình thái về hoa của hai cây quýt Đường không hột cơ bảngiống nhau và không khác vớicâyquýt Đường có hột.

3.1.3.2 Sự phát triển của hoa

Bảng 3.8 cho thấy thời gian từ khi xuất hiện nụ đến khi hoa nở giữa các cây

quýt Đường được khảo sát biến thiên không nhiều (từ 11,5 ngày đến 11,7 ngày) và khác biệt không có ý nghĩa qua kiểm định T. Thời gian từ khi hoa nở đến khi hoa

tàn biến thiên từ 2,3 ngày đến 2,4 ngày và sự khác biệt này cũng không có ý nghĩa

qua kiểm định T.

Thời gian từ khi xuất hiện nụ đến khi nở của hai cây quýt Đường không hột

trong khoảng 11 - 12 ngày, từ khi nở đến hoa tàn trong khoảng 2 - 3 ngày, tương đương với cây quýt Đường có hột (đối chứng). Điều đó cho thấy thời gian phát triển

hoa và thời giancó khả năng nhận phấn của hoa ở hai cây quýt Đường không hột là bình thường, không khác biệt với cây quýt Đường có hột (đối chứng).

Bảng 3.8 Thời gian từ có nụ đến khi hoa nở và từ hoa nở đến hoa tàn của quýt

Đường khônghột

Thời gian từ có nụ đến hoa nở (ngày)

Thời gian từ hoa nở đếnhoa tàn (ngày) TT Cây quýt Đường

X Sd X Sd 1 Không hột số 1 11,73 0,98 2,37 0,56 2 Không hột số 2 11,50 0,90 2,30 0,53 3 Có hột (đ/c) 11,63 1,03 2,33 0,61 T (1 so với 2) ns ns T (1 so với 3) ns ns T (2 so với 3) ns ns

X: trung bình; Sd: độ lệch chuẩn; đ/c: đối chứng.

ns: khác biệt không ý nghĩa qua kiểm địnhStudent test (T) từng cặp trung bình.

Theo Bustan và Goldschmidt (1998) [49], ở thời kỳ hoa nở có sự phát triển

các bộ phận của hoa ngoại trừ bầu noãn. Cánh hoa, bao phấn, vòi nhụy lớn hơn làm cho kích thước hoa tăng lên. Kết quả khảo sát cũng cho thấy từ khi nhú mầm đến

khi hoa nở, chiều dài và đường kính hoa tăng nhanh, nhất là giai đoạn cuối, lúc hoa

sắp nở.

Kết quả trình bàyở Bảng 3.9 cho thấycó sự khác biệt về chiều dài hoa ở một vài giai đoạn khảo sát (2, 4 và 8 ngày sau khi nhú hoa), nhưng không theo một xu

Đường không hột số 1 là nhỏ nhất, kế đến là cây quýt Đường có hột và lớn nhất ở cây quýt Đường không hột số 2. Khi hoa được 4 ngày, chiều dài hoa ở cây quýt Đường không hột số 2 lớn hơn cây quýt Đường không hột số 1 và câyquýt Đường

có hột. Vào thời điểm 8 ngày sau khi nhú hoa, chiều dài hoa của cây quýt Đường

không hột số 1 nhỏ hơn cây quýt Đường không hột số 2 qua kiểm định T, nhưng

không khác biệt không ý nghĩa với cây quýt Đường có hột, và giữa hai cây quýt Đường không hột số 2 và cây quýt Đường có hột lại tương đương với nhau. Ở các giai đoạn còn lại (6, 10 và 12 ngày sau khi nhú hoa), thì khác biệt về chiều dài hoa không có ý nghĩa giữa hai cây quýt Đường không hột với nhau và với cây quýt

Đường có hột đối chứng.

Bảng 3.9 Chiều dài (mm) hoa quýtĐường không hộttheo thời gian (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Ngày sau khi nhú hoa (ngày)

2 4 6 8 10 12 TT Cây quýt Đường X Sd X Sd X Sd X Sd X Sd X Sd 1 Không hột số 1 2,20 0,19 3,87 0,17 5,49 0,31 6,55 0,27 8,03 0,27 11,6 0,69 2 Không hột số 2 2,63 0,19 4,10 0,24 5,69 0,40 6,86 0,38 7,92 0,18 11,5 0,59 3 Có hột (đ/c) 2,33 0,26 3,90 0,21 5,49 0,42 6,71 0,39 7,81 0,53 11,7 0,40 T (1 so với 2) * * ns * ns ns T (1 so với 3) * ns ns ns ns ns T (2 so với 3) * * ns ns ns ns

X: trung bình; Sd: độ lệch chuẩn; đ/c: đối chứng.

ns: khác biệt không ý nghĩa , *: khác biệt với mức ý nghĩa 5% qua kiểm định Student test (T) từng cặp trung bình.

Bảng 3.10 cho thấy đường kính hoa tăng dần theo thời gian và khác biệtcó ý nghĩa ở một số giai đoạn khảo sát (2, 4, 6 và 8 ngày sau khi nhú hoa). Ở 2, 4 và 8 ngày sau khi nhú hoa, đường kính hoa củacây quýt Đường không hột số 1 nhỏ hơn cây quýt Đường không hột số 2, nhưng khác biệtkhông ý nghĩavới cây quýt Đường

có hột (đối chứng) và đường kính hoa giữa cây quýt Đường không hột số 2 và cây

quýt Đường có hột (đối chứng) cũng khác biệt không có ý nghĩa. Ở giai đoạn 4 ngày sau khi nhú hoa, đường kính hoa của cây quýt Đường không hột số 2 lớn hơn cây quýt Đường không hột số 1 và cây quýt Đường có hột (đối chứng). Vào giai

không hột tương đương nhau và khác biệtkhông ý nghĩavới cây quýt Đườngcó hột

(đối chứng).

Bảng 3.10Đường kính (mm) hoa quýt Đường không hộttheo thời gian

Ngày sau khi nhú hoa (ngày)

2 4 6 8 10 12 TT Cây quýt Đường X Sd X Sd X Sd X Sd X Sd X Sd 1 Không hột số 1 2,14 0,14 2,95 0,18 3,41 0,13 3,75 0,14 4,26 0,18 5,00 0,29 2 Không hột số 2 2,49 0,19 3,17 0,22 3,56 0,19 3,90 0,19 4,17 0,07 5,00 0,27 3 Có hột (đ/c) 2,24 0,21 2,99 0,16 3,48 0,18 3,84 0,20 4,18 0,23 5,07 0,24 T (1 so với 2) * * * * ns ns T (1 so với 3) ns ns ns ns ns ns T (2 so với 3) ns * ns ns ns ns

X: trung bình; Sd: độ lệch chuẩn; đ/c: đối chứng.

ns: khác biệt không ý nghĩa , *: khác biệt với mức ý nghĩa 5% qua kiểm định Student test (T) từng cặp trung bình.

Trong một số giai đoạn khảo sát, chiều dài và đường kính hoa khác biệt có ý

nghĩa giữa các cây được khảo sát, nhưng sự khác biệt không lớn và không theo một

xu thế nhất định. Vì vậy, với kết quả khảo sát sự phát triển về chiều dài và đường

kính hoaở các giai đoạn, và nhất là với kết quả ở giai đoạn 10 và 12 ngày sau khi nhú hoa,xu hướng chung cho thấy sự phát triển hoa của cây quýt Đường không hột

số 1 tương đương với cây quýt Đường không hột số 2 và khác biệt không ý nghĩa

với cây quýt Đường có hột(đối chứng).

Tỷ số chiều dài/đường kính hoa tăng dần theo thời gian (Bảng 3.11), điều đó

cho thấy sựphát triển của chiều dài nhanh hơn đường kính, nhất là giai đoạn sắp nở.

Ngoài ra, khi so sánhở từng thời điểm, chỉ trừ giai đoạn 2 ngày sau khi nhú hoa có sự khác biệt giữa các cây, ở cây quýt Đường không hột số 1 và cây quýt Đường có

hột có tỷ số chiều dài/đường kính hoa (1,03 và 1,04) nhỏ hơn cây quýt Đường

không hột số 2 (1,05). Còn tất cả các giai đoạn còn lại (4, 6, 8, 10 và 12 ngày sau khi nhú hoa), sự khác biệt về tỷ số chiều dài/đường kính hoa của hai cây quýt

Đường không hột với nhau và với cây quýt Đường có hột đối chứng đều không có ý

nghĩa. Điều đó cho thấy sựphát triển hoa của cây quýt Đường không hột số 1 giống

Bảng 3.11 Tỷ số chiều dài/ đường kính hoa quýt Đường không hột theo thời

gian

Ngày sau khi nhú hoa (ngày) (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

2 4 6 8 10 12 TT Cây quýt Đường X Sd X Sd X Sd X Sd X Sd X Sd 1 Không hột số 1 1,03 0,05 1,31 0,07 1,61 0,10 1,75 0,06 1,89 0,10 2,32 0,14 2 Không hột số 2 1,05 0,02 1,29 0,05 1,60 0,06 1,76 0,09 1,90 0,04 2,30 0,08 3 Có hột (đ/c) 1,04 0,04 1,31 0,07 1,58 0,07 1,75 0,07 1,87 0,09 2,32 0,12 T (1 so với 2) * ns ns ns ns ns T (1 so với 3) ns ns ns ns ns ns T (2 so với 3) * ns ns ns ns ns

X: trung bình; Sd: độ lệch chuẩn; đ/c: đối chứng.

ns: khác biệt không ý nghĩa , *: khác biệt với mức ý nghĩa 5% qua kiểm định Student test (T) từng cặp trung bình.

Tóm lại, từ những kết quả trên cho thấy sự phát triển hoa của cây quýt

Một phần của tài liệu KHẢO sát đặc TÍNH KHÔNG hột và đặc điểm HÌNH THÁI THỰC vật của QUÝT ĐƯỜNG KHÔNG hột ở ĐỒNG BẰNG SÔNG cửu LONG (Trang 67 - 79)