8. Kết cấu luận văn
2.1. TIỀM NĂNG PHÁT TRIỂN KINH TẾ BIỂN CỦA HUYỆN GỊ CƠNG
2.1.3. Đặc điểm kinh tế xã hội
Tình hình phát triển kinh tế
Nền kinh tế huyện Gị Cơng Đông đến nay vẫn phát triển theo hướng nông ngư nghiệp, mặc dù vẫn có một bộ phận cơng nghiệp-tiểu thủ công nghiệp và thương mại dịch vụ quan trọng. Tuy nhiên, ngành công nghiệp phát triển còn khá chậm chạp do sự thiếu đồng bộ về cơ sở hạ tầng và nguồn vốn đầu tư. Hệ thống canh tác nơng nghiệp, mặc dù cịn chịu tác động mạnh từ điều kiện tự nhiên (nhất là điều kiện về thời tiết và chế độ thủy văn) nhưng nhìn chung, cả trồng trọt, chăn ni và đánh bắt thủy hải sản trên địa bàn tăng trưởng khá ổn định về cơ cấu mùa vụ, kỹ thuật canh tác, khai thác và hệ thống thu mua. Riêng lĩnh vực nuôi trồng thủy sản là ngành tăng trưởng nhanh nhất, song chưa thật sự ổn định về phương diện hệ thống canh tác và độ bền vững. Nền thương mại-dịch vụ tăng trưởng nhanh nhưng vẫn còn nhiều hạn chế cần phải khắc phục như: hệ thống chợ, vựa và cơ sở dịch vụ còn tương đối nhỏ, một số nơi đã bắt đầu quá tải.
Bảng 2.1: GDP huyện Gị Cơng Đơng từ năm 2010 – 2015 (Đơn vị: triệu đồng) Năm 2010 2011 2012 2013 2014 2015 GDP 2.322.186 2.937.579 3.040.092 3.172.435 3.257.294 3.429.191 (giá HH) GDP 1.070.952 1.196.912 1.759.230 1.774.639 1.857.033 1.973.292 (giáSS 94)
Nguồn: Niên giám thống kê năm 2015- Phịng thống kê huyện Gị Cơng Đơng
Bảng 2.1 cho thấy trong toàn nền kinh tế tỉnh Tiền Giang, nền kinh tế huyện Gị Cơng Đơng hiện phát triển khá nhanh, có quy mơ lớn so với tồn tỉnh, và đang có nhiều tiềm năng đột phá về thủy hải sản và công thương nghiệp.
Về cơ cấu thành phần trong GDP, kinh tế nhà nước chỉ còn chiếm tỷ trọng nhỏ trong ngành điện, nước và một số cơ sở cơng nghiệp, cịn lại tồn bộ là kinh tế ngoài quốc doanh. Trên địa bàn chưa có cơ sở kinh tế có vốn đầu tư nước ngồi.
Cơ cấu kinh tế huyện đã có sự thay đổi theo hướng tăng dần tỷ trọng khu vực 3, khu vực 2 và giảm dần tỷ trọng khu vực 1. Sự thay đổi này diễn ra chậm, song cũng thể hiện được sự chuyển mình trong quá trình phát triển kinh tế. Và cũng chính sự thay đổi trên đã thể hiện được phần nào sự quan tâm của các cấp lãnh đạo trong việc chăm lo đời sống người dân và bước đầu thực hiện hiệu quả công cuộc đổi mới đất nước trong q trình cơng nghiệp hóa hiện đại hóa đất nước.
Về cơ cấu kinh tế của Huyện nhìn chung đã có sự chuyển dịch đáng kể theo hướng phát triển tồn diện, trong đó nơng ngư nghiệp đóng vai trị chủ lực. Phát huy lợi thế của vùng kinh tế biển, cùng với chương trình ngọt hóa Gị Cơng đã khai thác tiềm năng và phát triển kinh tế.
Bảng 2.2: Cơ cấu kinh tế huyện Gị Cơng Đơng từ năm 2010 – 2015 ( Đơn vị: %) Năm 2010 2011 2012 2013 2014 2015 KV1 74,2 72,9 72,3 70,0 70,0 69,0 KV2 7,8 8,7 8,8 8,0 8,7 8,8 KV3 18 18,4 18,9 22,0 21,3 22,2
Nguồn: Niên giám thống kê năm 2015- Phịng thống kê huyện Gị Cơng Đơng
Bảng 2.2 cho thấy cơ cấu kinh tế của huyện Gị Cơng Đơng, huyện Gị Cơng Đông trước đây là một vùng đất nhiễm mặn phèn lâu đời, thường xuyên nên hàng năm chỉ sản xuất được 01 vụ lúa mùa năng suất thấp, bấp bênh do đó đời sống nhân dân vơ cùng khó khăn, thiếu thốn. Sau vụ mùa nhân dân phải đi làm thuê mướn nới khác để tìm nguồn thu nhập thêm. Trước tình hình đó, được Trung ương và Tỉnh quan tâm đầu tư thực hiện dự án ngọt hóa Gị Công đã tạo sự chuyển biến tột bậc cho vùng Gị Cơng, trong đó có huyện Gị Cơng Đơng.
Nhìn chung, tỷ trọng ngành nơng lâm ngư nghiệp giảm. Mặc dù tỷ trọng giảm nhưng ngành nông lâm ngư nghiệp vẫn còn chiếm một tỷ lệ cao. Tỷ lệ trên cho thấy đây là khu vực kinh tế trọng điểm của Huyện, có tác động mạnh mẽ đến đời sống người dân trong huyện và huyện Gị Cơng Đơng vẫn cịn là một huyện thuần nông. Tuy tỷ trọng của khu vực 1 có sự biến động qua các năm nhưng về giá trị đóng góp của ngành thì ln tăng.
Riêng ngành thủy sản có tốc độ tăng trưởng rất nhanh do phát triển nuôi trồng thủy sản. Trong đó ni tơm sú vẫn giữ vai trị chủ đạo với số lượng con giống thả nuôi gần 300 triệu con đã tạo nguồn thu nhập đáng kể. Hoạt động đánh bắt hải sản giảm số phương tiện do nguồn lợi thủy sản ven bờ cạn kiệt, ngư dân thiếu vốn tích lũy để đầu tư cải tạo, đóng mới phương tiện đánh bắt xa bờ. Diện tích ni tơm tăng lên một cách đáng kể đã góp phần tích cực trong vấn đề cải thiện đời sống người dân. Thêm vào đó là sự tăng giá một số mặt hàng được coi là chủ lực trong nuôi trồng thủy hải sản của Huyện là nghêu, tôm càng xanh…Và cũng do sự tăng nhanh của ngành thủy hải sản trong thời gian gần đây đã gây ảnh hưởng không nhỏ
đến sự phát triển của hệ thống rừng phòng hộ ven biển của huyện, hiện ngành lâm nghiệp chỉ chiếm một tỷ lệ rất nhỏ trong giá trị tăng thêm trong khu vực 1. Ngành chăn nuôi phát triển chậm và chiếm một tỷ lệ nhỏ, tốc độ tăng trưởng trong những năm gần đây có khuynh hướng chựng lại do sự giảm sút của đàn lợn và đàn gia cầm dưới tác động của tình hình giá cả thị trường, dịch bệnh. Các sản phẩm chính theo thứ tự là lợn, đại gia súc và gia cầm.
Gị Cơng Đơng đất chun thủy sản, đây là một lợi thế của huyện mà không phải huyện nào cũng có được và đây cũng là lí do để giải thích vì sao huyện được chọn là địa bàn trọng điểm phát triển kinh tế biển của Tỉnh.
Tình hình xã hội
Dân cư và nguồn lao động
Hiện trạng dân số huyện cho thấy, dân số huyện Gị Cơng Đơng tăng chậm. Nguyên nhân chính của sự biến động này chính là do một số đơng dân cư từ nơi khác đến đây lập nghiệp, chủ yếu là gia tăng cơ giới. Sự gia tăng trên đã cho thấy điều kiện kinh tế của huyện đã có nhiều khởi sắc tạo một sức hút lớn về dân số.
Tỷ lệ tăng dân số tự nhiên giảm. Đây là một tính hiệu vui trong cơng tác quản lý và việc thực hiện biện pháp kế hoạch hóa gia đình đã đạt kết quả khả quan. Thêm một nguyên nhân khác góp phần làm giảm tỷ lệ gia tăng dân số tự nhiên nơi đây là do trong dân số giảm cơ học rất lớn, chủ yếu là đi làm cơng nơi khác do điều kiện kinh tế cịn nhiều khó khăn.
Dân số đơ thị tăng rất chậm, dân số nông thôn tăng nhanh và tăng liên tục. Dân số nông thôn tăng đều k o theo sự gia tăng dân số của huyện. Sự thay đổi về dân số thành thị và nông thôn đã dẫn đến sự thay đổi trong cơ cấu dân số thành thị và nông thơn cho thấy huyện Gị Cơng Đơng có tốc độ đơ thị hóa rất chậm.
Trình độ dân trí.
Kết cấu dân số theo trình độ văn hố phản ánh trình độ dân trí và học vấn của dân cư, là một trong những tiêu chí để đánh giá chất lượng cuộc sống con người. Trình độ dân trí của dân cư cao là điều kiện thuận lợi cho sự phát triển, nâng cao
năng suất lao động và chất lượng sản phẩm, thúc đẩy các mặt khác của đời sống xã hội. Trên địa bàn huyện Gị Cơng Đơng, số xã phường được cơng nhận xóa mù chữ và phổ cập giáo dục tiểu họclà 100% (18 xã phường được công nhân). Song thực tế khơng hẳn tồn diện như vậy, tỷ lệ dân biết đọc-biết viết đạt 97,6%; tuy nhiên tỷ lệ nhập học các cấp phổ thông chỉ ạt 74,6%, tỷ lệ này thấp hơn nhiều so với các huyện khác trong tỉnh. Nhưng nhìn chung, tình trạng giáo dục của Huyện đã có sự tiến triển khá tích cực.
Về đào tạo hiện nay, huyện chưa có trường Trung học chuyên nghiệp và trường dạy nghề. Việc đào tạo tại huyện thông qua Trung tâm hướng nghiệp dạy nghề chủ yếu dành cho trường Trung học phổ thơng. Tuy nhiên hàng năm huyện đều có học viên theo học tại các trường dạy nghề tại Mỹ Tho, TX Gị Cơng, cũng như xuất khẩu lao động để được đào tạo.
Tóm tắt tình hình kinh tế - xã hội:
- Kinh tế của huyện phát triển theo hướng nông - ngư nghiệp - công nghiệp - tiểu thủ cơng nghiệp và thương mại dịch vụ, trong đó nơng ngư nghiệp đóng vai trị chủ lực. Tốc độ phát triển kinh tế hàng năm khá cao và ổn định, bình quân tăng 10,5%.
- Lĩnh vực nuôi trồng thủy sản với vật nuôi chủ lực là tôm sú, cá nước lợ và các lồi nhuyễn thể đang phát triển theo mơ hình ni cơng nghiệp. Huyện có 2.150 ha ni nghêu, sị, 618 ha ni tơm…là đặc sản biển của huyện. Với 701 phương tiện đánh bắt hải sản đã khai thác tạo nguồn nguyên liệu phục vụ cho sản xuất và chế biến làng nghề thủy sản của địa phương.
- Huyện đã triển khai xây dựng nông thôn mới ở 11 xã, trong đó có 02/11 xã điểm của tỉnh Tiền Giang (Bình Nghị, Tân Điền).
- Lĩnh vực công nghiệp – tiểu thủ công nghiệp tập trung chủ yếu vào công nghiệp chế biến thủy, hải sản và sản phẩm nơng nghiệp. Nhìn chung, lĩnh vực này đang trong giai đoạn chuyển mình, thu hút sự quan tâm của các nhà đầu tư.
- Theo quy hoạch huyện có trên 2.000 ha để phát triển khu công nghiệp, hiện tại trên địa bàn huyện có 01 khu cơng nghiệp với các dự án triển khai như:
+ Tổng kho xăng dầu của Công ty Cổ phần Thương mại Hiệp Phước + Khu công nghiệp Dịch vụ dầu khí Sồi Rạp
+ Nhà máy chế tạo ống th p (22,9ha) của công ty Cổ phần Sản xuất ống th p Dầu khí Việt Nam
+ Dự án Tổng kho của Công ty Cổ phần Lọc hóa dầu Nam Việt
+ Dự án Kho cảng của công ty TNHH Một thành viên Dầu khí TPHCM: đã hồn chỉnh hồ sơ, thủ tục xin cấp giấy chứng nhận đầu tư. Tổ liên ngành tỉnh đang xem x t, đề xuất UBND tỉnh.
+ Dự án Cảng quốc tế Nam Sài Gòn
- Lĩnh vực thương mại, dịch vụ đang từng bước phát triển với các loại hình kinh doanh nhỏ lẻ, nhà hành khách sạn. Huyện có nhiều tiềm năng phát triển về công nghiệp- dịch vụ phát triển kinh tế biển như: đóng tàu, khu cơng nghiệp, cảng biển, các loại hình dịch vụ hậu cần nghề cá, sơ chế và chế biến thủy sản, du lịch nghĩ dưỡng vùng ven biển.
- Trên địa bàn huyện có 01 khu du lịch sinh thái biển Tân Thành quy hoạch 80,36 ha. Trong đó, dự án Khu du lịch sinh thái biển Tân Thành giai đoạn 1 (11,7ha) của Công ty TNHH Một thành viên Vạn Bình An đã hồn thành các hạng mục chính và đưa vào hoạt động ổn định.
- Về cơ sở hạ tầng: Huyện có mạng lưới đường giao thơng khá thuận lợi: có 3 tuyến Tỉnh lộ, 07 tuyến Huyện lộ, cùng với tuyến đê biển đã kết nối phủ khắp toàn vùng. Đến nay cơ bản đường huyện được nhựa hóa, bêtơng hóa đạt trên 90%. Đường giao thơng nơng thơn được nhựa hóa, bêtơng hóa đạt trên 80%.
- Lĩnh vực văn hóa - xã hội được quan tâm thực hiện và đạt nhiều kết quả tích cực, an sinh xã hội được bảo đảm, tạo được sự đồng thuận trong nhân dân. Tồn huyện có 45 đơn vị trường học trực thuộc, trong đó có 10 trường đạt chuẩn quốc gia; có 04 xã đạt chuẩn quốc gia về y tế xã. Có 5/13 xã văn hóa và 101/101 ấp khu phố văn hóa. Tổng số hộ nghèo tồn huyện hiện có là 1.970 hộ/35.789 hộ, chiếm tỷ lệ 5,5%.