ĐỘNG TẠI VIỆT NAM, 1999-2011 2.1 Diễn biến thực trạng lạm phát Việt nam trong giai đoạn 1999-2011.
2.2.4 Tình trạng hai tỷ giá trên thị trường.
Hình 2.6 : Tỷ giá chính thức và tỷ giá thị trường tự do, 2009-2011
(Nguồn: NHNN, NH Vietcombank, UBKTQH & UNDP)
Tình trạng xuất hiện tỷ giá được giao dịch trên thị trường tự do và cùng tồn tại
song song với tỷ giá chính thức được cơng bố bởi NHNN trong thời gian qua đã gây
khơng ít khó khăn cho các doanh nghiệp ( nhất là doanh nghiệp nhập khẩu), các cá nhân có nhu cầu sử dụng đồng USD. Trước tình hình đó để thốt gỡ những nút thắt, Chính phủ
đã ra sức xây dựng một chính sách tỷ giá tối ưu, linh hoạt và phù hợp hơn với thực tế
nhưng với những diễn biến phức tạp của thị trường, tỷ giá thị trường tự do vẫn hiện diện như là một tất yếu mà nguyên nhân sâu xa của nó bắt nguồn từ:
Thứ nhất, tình trạng nhập siêu kéo dài và ngày càng tăng trong suốt giai đoạn
Thứ hai, chênh lệch lớn giữa giá vàng trong nước và giá vàng quốc tế đã khiến cho nhu cầu về USD càng tăng để phục vụ việc nhập khẩu vàng. Giá vàng và giá đô đều đã
tăng mạnh. Người dân đẩy mạnh mua ngoại tệ trên thị trường tự do, giá USD trên thị
trường chợ đen tăng mạnh. Do khan hiếm nguồn cung USD, các doanh nghiệp cũng phải nhờ đến thị trường chợ đen hoặc phải cộng thêm phụ phí khi mua ngoại tệ tại các Ngân hàng Thương mại.
Thứ ba, nguồn dự trữ ngoại tệ của Việt Nam không nhiều nên vẫn tồn tại vấn đề phân biệt trong việc mua bán ngoại tệ cho các loại hình doanh nghiệp: các doanh nghiệp hoặc cá nhân thuộc “đối tượng khơng khuyến khích” rất khó mua ngoại tệ tại hệ thống ngân hàng, họ phải tìm đến thị trường đôla tự do hoặc chấp nhận mua với giá cao tại các ngân hàng.
Cuối cùng, tâm lý hoang mang mất lòng tin vào VND làm tăng cầu và giảm cung về USD đã đẩy tỷ giá thị trường tự do tăng lên hàng ngày. Người dân lo ngại thực sự về
khả năng phá giá tiền VND, sau khi một số báo cáo của các định chế tài chính được công bố