Mối quan hệ giữa độ mở cửa thương mại và lạm phát.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) sự truyền dẫn tỷ giá hối đoái đến lạm phát tại việt nam giai đoạn 1999 2011 , luận văn thạc sĩ (Trang 35 - 37)

ĐỘNG TẠI VIỆT NAM, 1999-2011 2.1 Diễn biến thực trạng lạm phát Việt nam trong giai đoạn 1999-2011.

2.3.2.3 Mối quan hệ giữa độ mở cửa thương mại và lạm phát.

Theo khuôn khổ lý thuyết và một số kết quả nghiên cứu thực nghiệm vể mối quan hệ giữa lạm phát và độ mở thương mại của một số tác giả như Sachsida (2003), Al-

Nasser (2009), Gurben và McLeon (2004) đểu cho rằng những quốc gia có độ mở cửa

càng cao thì mức lạm phát càng giảm, nghĩa là giữa chúng có quan hệ nghịch biến và mối quan hệ này thường tồn tại trong những nền kinh tế đang phát triển. Tuy nhiên, trong

những quốc gia phát triển thì mối quan hệ này có thể là đồng biến, tức là khi độ mở tăng thì lạm phát sẽ tăng và giảm khi lạm phát giảm. Các nghiên cứu khác cho rằng mối quan hệ đồng biến khi nền kinh tế có chế độ tỷ giá cố định như Alfaro (2005), hay cầu bên

không rõ ràng về mối quan hệ này như nghiên cứu Lane (1997), Campillo và Miron (1997).

Hình 2.12 : Độ mở cửa thương mại và CPI của Việt nam, 1999-2011

( Nguồn: GSO, IMF)

Hình 2.12 cho thấy rõ ràng lạm phát và độ mở cửa Việt nam có quan hệ tương

quan khá là đồng biến với nhau. Cụ thể, trong giai đoạn 2006-2008 khi độ mở tăng thì

lạm phát tăng, giai đoạn 2008-2009 khi độ mở giảm thì lạm phát cũng giảm và tiếp theo trong giai đoạn cuối năm 2009-2011 độ mở lại tăng thì lạm phát cũng tăng.

Vậy theo mơ hình nghiên cứu thì mối quan hệ giữa độ mở và lạm phát của Việt

Nam diễn ra theo chiều hướng nào? Nó có giống như các nghiên cứu trước đây đã khẳng

định không? Kết quả nghiên cứu trong phần tiếp theo sẽ giúp cho chúng ta hiểu rõ hơn

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) sự truyền dẫn tỷ giá hối đoái đến lạm phát tại việt nam giai đoạn 1999 2011 , luận văn thạc sĩ (Trang 35 - 37)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(84 trang)