Các yếu tố quyết định hệ số truyền dẫn

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) sự truyền dẫn tỷ giá hối đoái đến lạm phát tại việt nam giai đoạn 1999 2011 , luận văn thạc sĩ (Trang 56 - 59)

PHẦN III PHÂN TÍCH KẾT QUẢ THỰC NGHIỆM TRUYỀN DẪN TỶ GIÁ HỐI ĐOÁI VÀ CÁC NHÂN TỐ

3.5.2 Các yếu tố quyết định hệ số truyền dẫn

Việc phân tích tác động trực tiếp của nhiều biến kiểm soát lên hệ số truyền dẫn là

điều cần thiết. Liệu hệ số truyền dẫn có phụ thuộc vào sự định giá cao tỷ giá hối đoái

thực, mức chênh lệch sản lượng, độ mở cửa kinh tế hoặc giá dầu hay khơng? Cách tiếp cận trực tiếp để tính hệ số truyền dẫn là độ truyền dẫn bằng lạm phát trên NEER và hồi quy với các biến độc lập. Tuy nhiên, ở một số quốc gia, mức sụt giảm tỷ giá hối đoái gần

bằng 0 (như trong trường hợp tỷ giá hối đoái cố định) và tỷ lệ lạm phát dương, dẫn đến

hệ số truyền dẫn rất cao.

Trong thực tế, người ta cho rằng độ lệch tỷ giá hối đối thực đóng vai trị quan

trọng trong việc giải thích trực tiếp tỷ lệ lạm phát, và việc xác định hệ truyền dẫn thơng qua tác động gián tiếp của nó. Để đơn giản, người ta giả định tằng hệ số truyền dẫn là

một hàm tuyến tính bao gồm các biến đang nghiên cứu và được trình bày như cơng thức bên dưới:

Inflationt = αα + α1 Neer (-t) + α2 RER Misalignment (-t) + α3 GDP Devitaton (-t) + α4 Oil(-t)

+ α5 Openness(- t) + u (1)

Trong đó: α1 = α6 + α7 RER Misalignment (-t) + α8 GDP Devitaton (-t) + α9 Oil(-t)+

α10 Openness(- t)

(2) Inflationt = αα + α6 Neer (-t) + α7 Neer (-t)* RER Misalignment (-t) + α8 Neer (-t) *GDP

Devitaton (-t) + α9 Neer (-t)* Oil(-t) + α10 Neer (-t)* Openness(- t) + α2 RER Misalignment (-t)

+ α3 GDP Devitaton (-t) + α4 Oil(-t) + α5 Openness(- t) + u

Kết quả nghiên cứu được tóm tắt trong bảng 3.4, bao gồm có số liệu phân tích của 1, 2, 3 và 4 quý . Với số liệu từ quý đầu tiên cho thấy các biến độc lập đều có mối quan hệ đồng thuận với sự truyền dẫn, ngoại trừ biến độ mở cửa thương mại. Đồng thời, chúng ta cũng nhận thấy các biến đều có mức ý nghĩa về mặt thống kê, tuy nhiên ở độ trễ một

quý biến định giá cao tỷ giá thực khơng có mức ý nghĩa. Các tương tác giữa các biến là

đáng kể ngoại trừ biến giá dầu. Mức độ tác động của các biến đến sự truyền dẫn là khác

nhau, cụ thể ảnh hưởng của độ lệch GDP (30,9 %), kế đến là độ mở thương mại (16%). Trong khi đó, giá dầu ảnh hưởng khơng đáng kể đến sự truyền dẫn.

Với tỷ lệ tác động cao nhất, độ lệch GDP có tầm quan trọng đáng kể đến với sự

truyền dẫn tỷ giá, điều này là cơ sở cho việc xem xét vai trị của độ lệch GDP khi phân tích yếu tố lạm phát. Nếu mục tiêu tăng trưởng được quan tâm quá mức sẽ gây ra mức độ truyền dẫn tỷ giá hối đoái vào lạm phát cao, chúng sẽ tạo nguy cơ đẩy nhanh gia tốc tăng lạm phát. Với thực trạng diễn biến tăng trưởng kinh tế (về khía cạnh dự kiến/thực tế khoảng 7-8% mỗi năm) của Việt nam trong thời gian qua bằng kỳ vọng đẩy nhanh tốc độ phát triển của Chính phủ đã vơ hình chung ra tạo một cuộc rượt đuổi gia tăng về mục tiêu tăng trưởng và lạm phát. Nhìn chung trong quý 1, những dấu hiệu tác động của biến độ mở cửa thương mại và định giá cao tỷ giá thực lên sự truyền dẫn đã có sự thay đổi so với mong đợi ban đầu.

Trong giai đoạn hai quý, chúng ta thấy hầu hết sự tác động của các biến lên lạm phát đều gia tăng so với mức ảnh hưởng ở một quý , chắng hạn như biến định giá cao tỷ

giá thực, độ mở cửa thương mại, độ lệch GDP, ….và các biến cịn lại có mức tác động

ảnh hưởng của biến định giá cao tỷ giá thực (229,7%) có mức tác động lên sự truyền dẫn

là lớn nhất so với các giai đoạn khác. Tương tự như độ mở cửa thương mại, 16,5% là

mức tác động lớn nhất. Ở độ trễ hai quý này chúng ta khơng thể phủ nhận vai trị tác động

đáng kể của định giá cao tỷ giá thực lên sự truyền dẫn. Một lần nữa chứng minh rằng với

thực trạng đồng VND của Việt nam được định giá cao trong thời gian qua như phân tích từ hình 2.7 cho thấy khi đồng tiền được định giá càng cao sẽ càng góp phần làm cho sự

truyền dẫn tăng quá mức, và gia tăng quá mức này sẽ là nguy cơ đẩy lạm phát tăng cao. Kết quả này phù hợp với số liệu thống kê từ bảng 3.3

Ở giai đoạn ba và bốn quý, các biến độc lập đã khơng cịn tác động đến sự truyền

dẫn, chỉ có độ lệch GDP là ảnh hưởng đến sự truyền dẫn. Suốt cả bốn giai đoạn, ta nhận thấy một xu hướng giảm dần mức động ảnh hưởng của sự sụt giảm tỷ giá lên lạm phát. Điều này cho thấy là mức sụt giảm tỷ giá tạo ra cú sốc mạnh mẽ lên lạm phát ngay tại

thời điểm điểu chỉnh và sự đẩy giá tiêu dùng lên rất cao so với khoảng thời gian sau đó. Lập luận này giồng như nghiên cứu của Kara (2005), khi ông cho rằng các nước đang

phát triển thường là các nền kinh tế mới mở và có qui mơ nhỏ nên quyền áp đặt giá trên thị trường là rất hạn chế. Nghĩa là biến động tỷ giá hối đoái sẽ tác động mạnh đến giá

hàng hóa và khiến các chỉ số giá trong nước trở nên rất nhạy cảm đối với sự thay đổi của tỷ giá hối đoái danh nghĩa.

Bảng 3.4: Passthrough Regression

(Nguồn : GSO, IMF, và tính tốn của tác giả)

Tuy nhiên khi quan sát mức độ tác động của độ lệch GDP trong bốn giai đoạn thì chỉ thấy một xu hướng đi lên rõ rệt. Tức là khi GDP càng tăng thì càng làm gia tăng sự

3,09%; 6,33%; 13,18%; 14,69% lần lượt trong một, hai, ba, bốn quý. Điều này cho thấy vai trò quan trọng của chu kỳ kinh doanh. Do vậy, nếu Chính phủ muốn ưu tiên đạt mục tiêu tăng trưởng cao và ổn định thì phải nhận thức được tác động tiêu cực từ cơ chế

truyền dẫn tỷ giá cao cũng như hệ lụy tiềm ẩn của lạm phát để có phương pháp cân bằng nhằm kiểm soát nền kinh tế trong dài hạn.

Chúng ta tóm tắt lại các kết quả trong phần này như sau. Nhìn chung, các biến

định giá cao tỷ giá thực, độ mở cửa thương mại, độ lệch GDP, và giá dầu có sức ảnh

hưởng đến hệ số truyền dẫn nhưng ở mức độ khác nhau. Các yếu tố tác động mạnh mẽ

nhất là định giá cao tỷ giá thực và độ lệch sản lượng. Trong đó định giá cao tỷ giá hối đối thực có tầm ảnh hưởng đặc biệt đối với hệ số truyền dẫn trong giai đoạn nghiên cứu

và mức tác động của tỷ giá hối đối thực có xu hướng tăng lên và đạt đỉnh điểm trong

quí hai. Độ lệch sản lượng và độ mở thương mạ nhạy cảm hơn với khung thời gian và với mẫu đã chọn. Trong đó, mức chênh lệch sản lượng có ảnh hưởng quan trọng trong toàn bộ khung thời gian và có xu hướng gia tăng. Cịn độ mở cửa thương mại lại có mức ảnh

hưởng khơng ổn định trong toàn giai đoạn, tuy nhiên nó đạt mức ảnh hưởng tối đa

(16,5% lên lạm phát) trong giai đoạn hai quý. Đối với biến giá dầu thì sự ảnh hưởng lên

mức truyền dẫn là không đáng kể.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) sự truyền dẫn tỷ giá hối đoái đến lạm phát tại việt nam giai đoạn 1999 2011 , luận văn thạc sĩ (Trang 56 - 59)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(84 trang)