Kiến nghị về chính sách tỷ giá hối đoái.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) sự truyền dẫn tỷ giá hối đoái đến lạm phát tại việt nam giai đoạn 1999 2011 , luận văn thạc sĩ (Trang 61 - 62)

PHẦN III PHÂN TÍCH KẾT QUẢ THỰC NGHIỆM TRUYỀN DẪN TỶ GIÁ HỐI ĐOÁI VÀ CÁC NHÂN TỐ

3.7.1 Kiến nghị về chính sách tỷ giá hối đoái.

Theo kết quả nhiên cứu cho thấy rằng độ lớn của mức truyền dẫn từ sự sụt giảm tỷ giá hối đoái đến lạm tại Việt Nam đang ở mức cao, có thời gian tác động kéo dài so với các quốc gia khác. Do đó, cú sốc về tỷ giá hối đoái chắc chắn ảnh hưởng lớn đến lạm

phát qua đó ảnh hưởng nhiều đến tình hình kinh tế vĩ mơ cũnh như ảnh hưởng đến đời

sống người dân.

Trải qua các thời điểm phá giá mạnh đồng VND từ năm 2008 đến nay với diễn

biến tình trạng kinh tế phức tạp hiện tại càng chứng tỏ tác động của sự phá giá đã gây ra một ảnh hưởng rất lớn lên mức lạm phát. Vì vậy, điều quan trọng mà các nhà hoạch định chính sách cần phải lưu ý khi quyết định phá giá thì phải nhận thức và dự báo được mức

ảnh hưởng, phạm vi lan tỏa, hậu quả tác động, lạm phát kéo dài và ảnh hưởng đến mọi

mặt đời sống kinh tế xã hội. Phá giá đồng VND là cần thiết, tuy nhiên các nhà hoạch định chính sách phải hết sức cân nhắc khi đưa ra quyết định về độ lớn của mức phá giá và thời gian đưa ra quyết định phá giá nhằm giảm sự tác động của các cú sốc.

Phải nhìn nhận rằng các biện pháp điều chỉnh tỷ giá tích cực trong thời gian qua từ phía các nhà hoạch định chính sách theo gần thị trường nhằm giảm bớt áp lực trên thị

trường ngoại hối bởi sự tác động của lạm phát cao trong nước và những biến động trên thị trường vàng trong nước và quốc tế. Điều này thể hiện một chính sách tỷ giá khá linh hoạt, theo hướng thị trường hơn. Tuy nhiên NHNN vẫn còn áp dụng khá nhiều các biện pháp hành chính trong điều hành tỷ giá đặc biệt trong thời gian gần đây.

Định giá cao tỷ giá thực hiệu lực REER cùng với lạm phát tăng cao cho thấy

chính sách quản lý tỷ giá hối đối hiện tai của Việt nam đang áp dụng có nhiều bất cập và khơng cịn hợp lý. Hiểu rõ vấn đề này, chủ động đặt ra một lộ trình phá giá VND với biên

độ và thời điểm hợp lý, đồng thời công bố định hướng điều chỉnh tỷ giá hối đoái để

doanh nghiệp và người dân cùng biết để có những kế hoạch điều chỉnh thích ứng . Định giá cao và biến động lớn đều có thể ảnh hưởng tiêu cực đến nền kinh tế. Đồng tiền bị định giá cao sẽ ảnh hưởng xấu đến năng lực cạnh tranh của Việt Nam trên thị trường

quốc tế trong khi đó dao động lớn trên thị trường ngoại hối sẽ ảnh hưởng đến nền kinh tế nói chung và giảm sút niềm tin của công chúng vào đồng Việt Nam. Vấn đề đặt ra ở đây

là: 1. liệu các nhà hoạch định chính sách có ý thức được mức độ sai lệch về tỷ giá như

vậy khơng và có những biện pháp gì để làm giảm nhẹ mức sai lệch, độ biến động của tỷ giá hoặc những tác động bất lợi của các sai lệch, biến động lớn đó khơng? 2. là việc sai lệch đó có ảnh hưởng như thế nào đến tình trạng kinh tế vĩ mơ nói chung?

Ngồi ra, mức độ chênh lệch tỷ giá khá cao trong thời gian dài cũng là những

minh chứng cho áp lực giảm giá trên thị trường ngoại hối vẫn còn mạnh và có chiều hướng tiếp tục gia tăng trong thời gian gần đây và có thể sẽ tiếp tục trong thời gian tới. Áp lực từ lạm phát, thâm hụt cán cân thương mại, tăng trưởng tín dụng bằng ngoại tệ và các biểu hiện đầu cơ sẽ ảnh hưởng sang năm 2012. Điều đó địi hỏi các nhà hoạch định chính sách cần tiếp tục cam kết đi theo hướng thị trường trong quản lý tỷ giá như những năm gần đây để khôi phục niềm tin của thị trường.

Ước lượng về cách tính REER cho thấy kết quả là khá tin cậy nên được khuyến

khích đưa vào áp dụng trong thời gian tới, đặc biệt để phục vụ cho các hoạt động giám

sát, thẩm định và đánh giá các chính sách.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) sự truyền dẫn tỷ giá hối đoái đến lạm phát tại việt nam giai đoạn 1999 2011 , luận văn thạc sĩ (Trang 61 - 62)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(84 trang)