ĐỘNG TẠI VIỆT NAM, 1999-2011 2.1 Diễn biến thực trạng lạm phát Việt nam trong giai đoạn 1999-2011.
2.3.2.2 mở cửa thương mại.
Hình 2.11 : Độ mở cửa thương mại của Việt nam, 1999-2011
Theo như kết quả tính tốn về độ mở cửa của nền kinh tế nước ta thông qua chỉ
tiêu tổng kim ngạch xuất, nhập khẩu ( hoặc kim ngạch xuất khẩu ) so với GDP, chúng ta nhận thấy rằng: độ mở cửa của Việt Nam khá cao và có xu hướng mở rộng qua qua các năm.
Theo hình 2.11, chúng ta thấy rằng xu hướng tăng giảm liên tục của độ mở cửa
thương mại qua các quý, có nghĩa là độ mở chịu tác động của yếu tố mùa vụ. Trong đó,
mức mở cửa lớn nhất của nền kinh tế diễn ra vào q một năm 2008 có hệ số 2.19. Điều này khẳng định nển kinh tế Việt nam định hướng phát triển theo hướng xuất khẩu.
Tuy nhiên có hai vấn đề cần lưu ý khi chúng ta tính độ mở cửa thương mại. Trước hết, GDP và kim ngạch xuất, nhập khẩu ( hay kim ngạch xuất khẩu) là hai chỉ tiêu khác nhau về phạm vi, về cách tính tốn nên đem so sánh với nhau là không đồng chất. GDP chỉ là một phần giá trị của sản phẩm, là giá trị tăng thêm, tức là bằng giá trị sản xuất (giá trị toàn bộ sản phẩm) trừ đi phần chi phí trung gian. Kim ngạch xuất khẩu là giá trị toàn bộ sản phẩm (tức là giá trị sản xuất, bao gồm cả chi phí trung gian và giá trị tăng thêm).
Vấn đề thứ hai là cơ cấu xuất, nhập khẩu của Việt Nam có một số đặc điểm đáng lưu ý. Tỷ trọng trong tổng kim ngạch xuất khẩu của những mặt hàng là nguyên liệu thơ cịn khá lớn, có giá trị gia tăng thấp.
Nếu tính tỷ lệ kim ngạch xuất, nhập khẩu so với GDP thì phần nguyên phụ liệu nhập khẩu đã tính trùng hai lần: một lần vào kim ngạch nhập khẩu, một lần vào kim
ngạch xuất khẩu. Tóm lại, độ mở cửa của nền kinh tế Việt Nam không cao như lâu nay một số người vẫn lầm tưởng và sẽ còn tai hại hơn nếu cơ cấu xuất, nhập khẩu vẫn chuyển biến chậm.