Mối quan hệ tỷ giá và lạm phát

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) tác động chính sách tỷ giá hối đoái đến tình hình lạm phát ở việt nam , luận văn thạc sĩ (Trang 44 - 47)

Chương 1 : Tổng quan lý thuyết về tỷ giá và lạm phát

2.3 Phân tích tác động chính sách tỷ giá năm 2008-2011 đến lạm phát Việt Nam

2.3.1 Mối quan hệ tỷ giá và lạm phát

Tỷ giá và lạm phát cĩ mối tương quan với nhau, tăng tỷ giá sẽ làm mức giá chung của nền kinh tế bị ảnh hưởng bởi hàng nhập khẩu tăng lên, do đĩ lạm phát của một nước tăng lên. Khi tỷ giá giảm, mức giá chung của nền kinh tế ổn định, nên lạm phát sẽ giảm.

Bảng 2.1 Tỷ giá và lạm phát Việt Nam (2008 – 2011) Năm quân liên NH Tỷ giá bình

VNĐ/USD

Tăng/ giảm so với năm trước

(%) Chỉ số lạm phát(%) 2007 16,114 100% 100% 2008 16,987 + 5.42 + 22.97 2009 17,941 + 5.62 + 6.88 2010 18,932 + 5.52 + 9.19 2011 20,828 + 10.01 +18.58 Nguồn NHNN và Tổng cục thống kê

Nhìn vào bảng số liệu ta thấy :

- Năm 2008: tỷ giá bình quân tăng 5.42% và lúc đĩ lạm phát tăng 22.97% - Năm 2009: tỷ giá bình quân tăng 5.62% và lúc đĩ lạm phát tăng 6.88% - Năm 2010: tỷ giá bình quân tăng 5.52% và lúc đĩ lạm phát tăng 9.19% - Năm 2011: tỷ giá bình quân tăng10.01% và lúc đĩ lạm phát tăng 18.58% Điều này cho thấy, trong năm 2008 tốc độ tăng của tỷ giá khơng tương ứng với tốc độ tăng của lạm phát, do trong năm 2008 NHNN đã kìm tỷ giá để ổn định thị trường. Từ năm 2009 tới năm 2011 thì tốc độ tăng của tỷ giá hối đối dần dần sát với tốc độ tăng của lạm phát, tức là mức độ tăng của tỷ giá hối đối được bù đắp hồn tồn bằng sự gia tăng của lạm phát.

Tuy nhiên, mức độ gia tăng của tỷ giá USD/VND cịn phụ thuộc vào chênh lệch lạm phát giữa Việt Nam và Mỹ.

Bảng 2.2 Tỷ giá USD/VND và chênh lệch lạm phát Việt Nam - Mỹ

Năm

CPI của USA (năm sau so voi

năm trước) % (1)

CPI của VN (năm sau so với

năm trước) % (2) Chênh lệch CPI (3)=(2)-(1) Tỷ giá BQLNH Tăng/giảm của tỷ giá (%) 2007 100% 100% 0 16,114 100% 2008 +3.84 + 22.97 +19.13 16,987 + 5.42 2009 -0.36 + 6.88 + 7.24 17,941 + 5.62 2010 +1.64 + 9.19 + 7.55 18,932 + 5.52 2011 +3.16 + 18.58 + 15.42 20,828 + 10.01

Nguồn : Tổng cục thống kê, NHNN VN, Bộ lao động Mỹ

Theo như thuyết ngang giá sức mua, thì tỷ giá hối đối sẽ biến động để bù đắp sự chênh lệch trong lạm phát giữa hai quốc gia để trạng thái ngang giá sức mua được duy trì. Nghĩa là

ΔE = π - π *

ΔE : Tỷ lệ thay đổi của tỷ giá sau 1 năm π : Lạm phát trong nước

π * : Lạm phát ở nước ngồi

- Năm 2008: tỷ giá tăng 5.42% , CPI VN so CPI Mỹ tăng 19.13% - Năm 2009: tỷ giá tăng 5.62%, CPI VN so CPI Mỹ tăng 7.24% - Năm 2010: tỷ giá tăng 5.52%, CPI VN so CPI Mỹ tăng 7.55% - Năm 2011: tỷ giá tăng 10.01%, CPI VN so CPI Mỹ tăng 15.42%

Nhìn vào số liệu trên cho thấy chỉ cĩ năm 2009 và năm 2010, giữa Việt Nam và Mỹ mới thể hiện tương quan sức mua. Cĩ nghĩa là, tỷ lệ tăng của tỷ giá hối đối USD/VND được bù đắp bằng sự tăng lên của giá cả trong nước. Tuy nhiên do PPP chỉ đúng nếu bỏ qua chi phí vận chuyển, hàng rào thương mại, các rủi ro và thị trường cạnh tranh hồn hảo.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) tác động chính sách tỷ giá hối đoái đến tình hình lạm phát ở việt nam , luận văn thạc sĩ (Trang 44 - 47)