.2 Tỷ giá USD/VND và chênh lệch lạm phát Việt Nam – Mỹ

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) tác động chính sách tỷ giá hối đoái đến tình hình lạm phát ở việt nam , luận văn thạc sĩ (Trang 46 - 51)

Năm

CPI của USA (năm sau so voi

năm trước) % (1)

CPI của VN (năm sau so với

năm trước) % (2) Chênh lệch CPI (3)=(2)-(1) Tỷ giá BQLNH Tăng/giảm của tỷ giá (%) 2007 100% 100% 0 16,114 100% 2008 +3.84 + 22.97 +19.13 16,987 + 5.42 2009 -0.36 + 6.88 + 7.24 17,941 + 5.62 2010 +1.64 + 9.19 + 7.55 18,932 + 5.52 2011 +3.16 + 18.58 + 15.42 20,828 + 10.01

Nguồn : Tổng cục thống kê, NHNN VN, Bộ lao động Mỹ

Theo như thuyết ngang giá sức mua, thì tỷ giá hối đối sẽ biến động để bù đắp sự chênh lệch trong lạm phát giữa hai quốc gia để trạng thái ngang giá sức mua được duy trì. Nghĩa là

ΔE = π - π *

ΔE : Tỷ lệ thay đổi của tỷ giá sau 1 năm π : Lạm phát trong nước

π * : Lạm phát ở nước ngồi

- Năm 2008: tỷ giá tăng 5.42% , CPI VN so CPI Mỹ tăng 19.13% - Năm 2009: tỷ giá tăng 5.62%, CPI VN so CPI Mỹ tăng 7.24% - Năm 2010: tỷ giá tăng 5.52%, CPI VN so CPI Mỹ tăng 7.55% - Năm 2011: tỷ giá tăng 10.01%, CPI VN so CPI Mỹ tăng 15.42%

Nhìn vào số liệu trên cho thấy chỉ cĩ năm 2009 và năm 2010, giữa Việt Nam và Mỹ mới thể hiện tương quan sức mua. Cĩ nghĩa là, tỷ lệ tăng của tỷ giá hối đối USD/VND được bù đắp bằng sự tăng lên của giá cả trong nước. Tuy nhiên do PPP chỉ đúng nếu bỏ qua chi phí vận chuyển, hàng rào thương mại, các rủi ro và thị trường cạnh tranh hồn hảo.

2.3.2 Mối quan hệ tỷ giá và xuất nhập khẩu

Tỷ giá VNĐ luơn được gắn định với USD, đồng thời do tập quán giao dịch, thanh tốn quốc tế và tâm lý ưa chuộng USD, nên tỷ giá VNĐ/USD luơn cĩ ý nghĩa quan trọng và cĩ ảnh hưởng đến hầu hết các hoạt động kinh tế đối ngoại, mà chủ yếu là hoạt động xuất nhập khẩu.

Từ năm 2008, chính sách tỷ giá của Việt Nam đuợc điều hành một cách linh họat với xu hướng từng bước giảm giá VNĐ. Xét về mặt lý thuyết, biện pháp giảm giá tiền tệ thường được thực hiện để tăng sức cạnh tranh của hàng hĩa

Những năm gần đây Việt Nam luơn ở trong tình trạng nhập siêu, cán cân thương mại thâm hụt. Cụ thể tình hình xuất nhập khẩu của Việt Nam từ năm 2007 -2011 như sau:

Bảng 2.3 Tình hình xuất nhập khẩu Việt Nam (2007 – 2011) Năm khẩu ( tỷ Xuất

USD) Nhập khẩu ( tỷ USD) Cán cân thương mại (tỷ USD) 2007 22.53 27.74 -5.21 2008 30.73 45.11 -14.38 2009 27.76 30.03 -2.27 2010 32.49 38.94 -6.45 2011 43.06 49.5 -6.44

Nguồn: Tổng cục hải quan

Từ năm 2007 đến 2011, thì năm 2008 Việt Nam nhập siêu cao nhất lên. Những năm sau do chính sách tỷ giá tăng cùng các chính sách kinh tế vĩ mơ, nhập siêu từ năm 2009, 2010, 2011 đã giảm so với năm 2008.

Tuy nhiên sức cạnh tranh thương mại của một quốc gia là do ảnh hưởng của tỷ giá hối đối thực hơn là tỷ giá hối đối danh nghĩa. Tỷ giá hối đối thực giảm, làm cho sức mua tương đối của VNĐ tăng lên, nên VNĐ lên giá thực, lúc đĩ mỗi VNĐ sẽ mua được nhiều hàng hĩa hơn ở nước ngồi so với ở trong nước.

VNĐ định giá thực cao sẽ hạ thấp vị thế cạnh tranh thương mại của VNĐ so với với các nước bạn hàng, nên xuất khẩu ít, nhập khẩu tăng. Tỷ giá hối đối thực tăng sẽ khuyến khích xuất khẩu và hạn chế nhập khẩu, do hàng hĩa nước ngồi trở đắt hơn so với hàng hĩa Việt Nam.

Bảng 2.4 Chỉ số tỷ giá hối đối thực và tỷ lệ xuất nhập khẩu Việt Nam (2007-2011)

Năm VNĐ/USD Tỷ giá (bán ra NHNT) Chỉ số tỷ giá năm sau so năm trước ei CPI Mỹ (%) CPI VN (%) Chỉ số tỷ giá thực eri Tỷ lệ Xuất/Nhập 2007 16,030 1.0000 100 100 1.0000 2008 17,486 1.0908 103.84 122.97 0.9211 0.6812 2009 18,479 1.0568 99.64 106.88 0.9852 0.9244 2010 19,500 1.0553 101.64 109.19 0.9823 0.8344 2011 21,036 1.0788 103.16 118.58 0.9385 0.8699

Nguồn: Tổng cục thống kê, NHNN, Bộ lao động Mỹ

Trong các năm 2008 đến 2011, chỉ số tỷ giá hối đối thực luơn nhỏ hơn 1 đơn vị. Vì vậy mà làm suy yếu vị thế cạnh tranh thương mại của Việt Nam, điều này thể hiện rõ qua tỷ lệ Xuất/Nhập của Việt Nam luơn thấp hơn 1 đơn vị, tức là Việt Nam hiện nay là luơn nhập siêu.

Bảng 2.4 cho thấy:

- Năm 2008: chỉ số tỷ giá thực là 0.9211 và tỷ lệ X/N là 0.6812 - Năm 2009: chỉ số tỷ giá thực là 0.9852 và tỷ lệ X/N là 0.9244 - Năm 2010: chỉ số tỷ giá thực là 0.9823 và tỷ lệ X/N là 0.8344 - Năm 2011: chỉ số tỷ giá thực là 0.9385 và tỷ lệ X/N là 0.8699

Từ năm 2008-2011 thì năm 2008 là năm cĩ chỉ số tỷ giá thực thấp nhất, cĩ nghĩa là trong năm 2008 Việt Nam đã định giá quá cao VNĐ, đã khuyến khích nhập khẩu, xuất khẩu giảm do suy yếu vị thế cạnh tranh thương mại. Nguyên nhân là do năm 2008, lạm phát tăng rất cao 22,97% trong khi đĩ lạm phát ở Mỹ

lại thấp 3.84%, trong khi đĩ tỷ giá lại điều chỉnh tăng 9.08% thấp hơn mức tăng của lạm phát.

Từ năm 2009, tỷ giá hối đối thực tăng dần lên, cải thiện được sức cạnh tranh thương mại quốc tế của Việt Nam, tỷ lệ Xuất/Nhập tăng lên so với năm 2008. Nguyên nhân là do năm 2009 Việt Nam kiềm chế được lạm phát cịn 6.88%, đồng thời tỷ giá hối đối tăng 5.68%

Hình 2.5 Mối quan hệ giữa tỷ giá thực và tỷ lệ X/N

Từ năm 2010 -2011 tỷ giá thực giảm lại so với năm 2009, kết quả là nhập siêu tăng so với năm 2009. Nguyên nhân làm cho tỷ giá thực giảm trong thời gian này là do lạm phát ở Việt Nam sau khi được kiềm ở mức 6.88% trong năm 2009, tăng trở lại và lạm phát tăng cao trong 2011 đạt mức 18.58%. Từ những phân tích trên cho thấy rằng tỷ giá thực cĩ tác động nhanh và mạnh đến trạng thái cán cân thương mại.

Chính sách tỷ giá mà Việt Nam đang thực hiện là từng bước điều chỉnh tăng tỷ giá, đưa VNĐ về đúng sức mua của nĩ, nhằm khuyến khích xuất khẩu, hạn chế nhập siêu, cải thiện cán cân thương mại. Tuy nhiên, điểm yếu của tăng tỷ

0.0 0.2 0.4 0.6 0.8 1.0 1.2 2007 2008 2009 2010 2011

giá là sẽ làm tăng giá hàng hĩa trong nước, ảnh hưởng lên lạm phát. Do giá cả nhập khẩu tăng, nên giá cả nội địa cũng thường tăng lên sau khi thực hiện giảm giá tiền tệ. Ảnh hưởng này sẽ càng lớn nếu nhập khẩu chiếm một tỉ trọng lớn trong tiêu dùng nội địa và nếu nhà xuất khẩu đặt giá nội địa cào bằng với giá xuất khẩu sang nước ngồi.

Bảng 2.5 Danh sách mặt hàng xuất khẩu chiếm tỷ trọng lớn trong xuất khẩu

Nhìn vào cơ cấu xuất khẩu, các mặt hàng xuất khẩu chủ lực của Việt Nam như gỗ và sản phẩm gỗ, dệt may, giày dép và điện tử máy tính vẫn phụ thuộc nguồn nguyên liệu nhập khẩu nên giá trị gia tăng thấp. Cho nên, chính sách tỷ giá tăng để tăng sức cạnh tranh của hàng xuất khẩu chưa phát huy tác dụng. Do nguồn nguyên liệu phải nhập khẩu, nên tăng tỷ giá cũng sẽ tăng chi phí, và vì thế giá thành sản phẩm cũng tăng lên gây áp lực cho lạm phát ở Việt Nam

Trong nhập khẩu của Việt Nam, nhĩm hàng tư liệu sản xuất vẫn chiếm tỷ trọng lớn. Cơ cấu này cho thấy nhập khẩu của ta chủ yếu là để phục vụ sản xuất nên những biện pháp kiềm chế nhập khẩu hiện nay tập trung vào các nhĩm hàng hĩa tiêu dùng đặc biệt như ơ tơ, xa xỉ phẩm... sẽ chỉ cĩ thể cĩ những tác động nhỏ đến tình trạng nhập siêu hiện nay. Hơn thế nữa, tỷ lệ nhập khẩu trong sản phẩm xuất khẩu của nước ta ở mức cao (theo một số tính tốn là khoảng 70%)

dẫn tới thực tế là muốn tăng xuất khẩu thì nhất thiết phải tăng nhập khẩu, làm hạn chế khả năng gia tăng xuất khẩu nhanh hơn so với nhập khẩu.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) tác động chính sách tỷ giá hối đoái đến tình hình lạm phát ở việt nam , luận văn thạc sĩ (Trang 46 - 51)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(81 trang)