Ảnh hưởng của chính sách tỷ giá hối đối lên cung cầu ngoại tệ tại Việt Nam

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) tác động chính sách tỷ giá hối đoái đến tình hình lạm phát ở việt nam , luận văn thạc sĩ (Trang 53 - 56)

Chương 1 : Tổng quan lý thuyết về tỷ giá và lạm phát

2.3 Phân tích tác động chính sách tỷ giá năm 2008-2011 đến lạm phát Việt Nam

2.3.3 Ảnh hưởng của chính sách tỷ giá hối đối lên cung cầu ngoại tệ tại Việt Nam

tại Việt Nam 2008-2011

Năm 2008 là một năm khởi đầu thời kỳ khủng khoảng kinh tế tại Việt Nam, lạm phát tăng cao, đồng Việt Nam thì mất giá dẫn đến hiện tượng tích trữ và găm giữ ngoại tệ USD trong dân. Hậu quả trên làm cho cung cầu ngoại tệ mất cân đối, cầu USD lớn, cung USD hạn chế đã làm cho thị trường ngọai hối căng thẳng.

NHNN cho rằng việc các nhà xuất khẩu găm giữ ngoại tệ là một trong những lý do chính đẩy tình hình căng thẳng ngoại tệ trên thị trường lên cao. Do các nhà xuất khẩu đang đặt kỳ vọng vào tỷ giá trong tương lai sẽ tăng lên xét theo viễn cảnh các yếu tố kinh tế vĩ mơ trong nước. Khi ấy, việc nắm giữ ngoại tệ khơng những giúp cho họ chủ động hơn trong việc nhập khẩu sau này, phịng tránh được rủi ro tỷ giá mà cịn là một hạng mục đầu tư sinh lợi tốt hiện nay. Mặc khác, nguồn thu ngoại tệ từ hoạt động xuất khẩu từ trước đến nay chưa bao giờ đủ bù đắp cho nhu cầu nhập khẩu do cán cân thương mại của Việt Nam hàng năm luơn thâm hụt. Cầu ngoại tệ nhập khẩu trong điều kiện đĩ cần được tài trợ từ các nguồn khác như vay thương mại (sẽ tạo cầu ngoại tệ kỳ hạn), đầu tư nước ngồi, và dự trữ ngoại hối của NHNN. Cần phải thừa nhận rằng sự căng thẳng ngoại tệ khơng thể khơng cĩ yếu tố đầu cơ. Các nhà đầu cơ tin rằng tỷ giá sẽ phải tăng trong tương lai, nên họ gom ngoại tệ và tích trữ.

Thị trường ngoại tệ căng thẳng, các nhà nhập khẩu gặp khĩ khăn để mua ngoại tệ thanh tốn tiền hàng nhập khẩu, để cĩ ngoại tệ, họ buộc phải thỏa thuận giá vượt trần niêm yết của NHTM với nhà xuất khẩu. Kết quả là làm tăng giá thành hàng hĩa tiêu dùng, vì nhà nhập khẩu chuyển hết chi phí thỏa thuận mua ngoại tệ vào giá bán, làm lạm phát ngày càng trầm trọng.

Để giải quyết tình trạng căng thẳng trên thị trường ngoại tệ, NHNN đã nhiều lần điều chỉnh tăng tỷ giá, một mặt khuyến khích các doanh nghiệp cĩ

USD bán lại cho ngân hàng thương mại, mặt khác tăng tỷ giá để hạn chế các doanh nghiệp nhập khẩu. Tuy nhiên, chính sách trên chỉ cĩ tác dụng trong thời gian ngắn, sau đĩ thị trường ngoại tệ lại căng thẳng do giới đầu cơ tiếp tục gây áp lực buộc NHNN tăng tỷ giá. Để chống lại giới đầu cơ, nhiều lần NHNN đã tung dự trữ ngoại hối để tăng cung ngoại tệ cho thị trường. Tuy nhiên, biện pháp này khơng thể kéo dài vì dự trữ ngoại hối Việt Nam mỏng, khơng đủ sức can thiệp thị trường. Vì vậy mà NHNN đã sử dụng biện pháp tuyên truyền động viên các nhà xuất khẩu để họ nhận thức được vấn đề, từ đĩ hy vọng rằng họ sẽ bán lại lượng ngoại tệ từ xuất khẩu cho ngân hàng, gĩp phần làm giảm nhẹ tính căng thẳng ngoại tệ hiện nay.

Ngày 26/11/2009, Thủ tướng Chính phủ đã ký văn bản yêu cầu Tập đồn Dầu khí quốc gia, Tập đồn Cơng nghiệp than - khống sản và các tổng cơng ty nhà nước khi cĩ nguồn thu ngoại tệ phải bán ngay cho Ngân hàng Nhà nước để nơi này cĩ ngoại tệ can thiệp thị trường. Thủ tướng cũng chỉ đạo các ngân hàng phải bán ngoại tệ cho hai tập đồn và tổng cơng ty trên khi các đơn vị này cĩ nhu cầu. Các nguồn ngoại tệ hiện nay trên thị trường xuất phát từ hoạt động xuất khẩu, từ việc bán những tài sản được tạo ra hoặc tài nguyên thiên nhiên, từ lúa gạo, cà phê, hồ tiêu, cao su, đến than, dầu, khí... Xét về mặt kinh tế xã hội, nguồn ngoại tệ đĩ là cơng sức, tài nguyên quốc gia được tích lũy trong cả q trình phát triển kinh tế. Vì thế, việc đưa nguồn lực này quay về phuc vụ lợi ích cộng đồng, đất nước, cụ thể là tập đồn, tổng cơng ty sở hữu nhà nước đang nắm giữ nguồn ngoại tệ từ nguồn lực đất nước là hành động cĩ trách nhiệm với sự ổn định của nền kinh tế, ổn định thị trường ngoại hối, đồng thời vì cả lợi ích của chính họ. Hiện tại, khu vực doanh nghiệp nhà nước đang nắm giữ một lượng ngoại tệ khoảng 1/3 tổng lượng tiền gửi ngoại tệ trên thị trường, nếu họ chia sẻ khĩ khăn với Chính phủ, việc bình ổn thị trường ngoại hối sẽ dễ dàng hơn.

Do đây chỉ là một biện pháp Chính phủ lựa chọn một số tập đồn, tổng cơng ty sở hữu nhà nước cĩ nguồn thu ngoại tệ lớn bán lại cho ngân hàng, tham gia gĩp phần ổn định thị trường ngoại hối, khơng hồn tồn là biện pháp kết hối. Việc này hồn tồn phù hợp với quy định pháp luật và thơng lệ quốc tế. Mặc dù

Pháp lệnh ngoại hối cho phép kết hối nhưng đĩ là vấn đề kỹ thuật hết sức phức tạp. Bởi vì khi thị trường biến động việc xử lý tỷ giá trên thị trường rất khĩ thực hiện. Hơn nữa, khi kết hối xong buộc phải kèm theo cơ chế hỗ trợ vì khi mua của người ta rồi thì phải hỗ trợ trở lại khi họ cần, dẫu rằng phải xác định nhu cầu đĩ hợp pháp hợp lệ hay khơng.

Theo số liệu tổng hợp từ hệ thống báo cáo của các tổ chức tín dụng, tính đến ngày 30/11/2009, số dư tiền gửi cĩ kỳ hạn của 7 tập đồn, tổng cơng ty lớn vào khoảng 1,2 tỷ USD và số dư tiền gửi khơng kỳ hạn là khoảng 700 triệu USD. Ngày 23/12/2009, Thủ tướng Chính phủ đã cĩ văn bản số 2578/TTg-KTTH yêu cầu 7 tập đồn, tổng cơng ty nhà nước bán ngay số ngoại tệ dưới dạng tiền gửi và các nguồn thu vãng lai cho các tổ chức tín dụng được phép hoạt động ngoại hối. Bảy tập đồn, tổng cơng ty này bao gồm: Tập đồn Dầu khí Quốc gia, Tập đồn Cơng nghiệp Than - Khống sản Việt Nam, Tổng cơng ty Lương thực miền Nam, Tổng cơng ty Lương thực miền Bắc, Tổng cơng ty Lắp máy Việt Nam, Tổng cơng ty Cảng hàng khơng miền Nam và Tổng cơng ty Hĩa chất Việt Nam. Đi cùng với yêu cầu trên, Thủ tướng Chính phủ lưu ý các tổ chức tín dụng, bao gồm cả tổ chức tín dụng đã mua ngoại tệ của 7 đơn vị trên, cĩ trách nhiệm đáp ứng đủ, kịp thời nhu cầu ngoại tệ cho các tập đồn và tổng cơng ty nhà nước khi họ cĩ nhu cầu thanh tốn. Thực hiện yêu cầu của Thủ tướng Chính phủ, nguồn ngoại tệ từ 7 tập đồn và tổng cơng ty lớn nĩi trên sẽ hỗ trợ một nguồn cung đáng kể cho các tổ chức tín dụng.

Cuối năm 2010, khi bắt đầu thực hiện chủ trương các Tập đồn, Tổng Cơng ty phải bán ngoại tệ cho ngân hàng, các ngân hàng đã gặp khơng ít khĩ khăn khi các doanh nghiệp khơng chịu hợp tác, đồng thời tìm mọi cách để chứng minh nhu cầu sử dụng để giữ lại càng nhiều USD càng tốt. Đầu năm 2011, Nghị quyết 11/NQ-CP của Chính phủ ban hành, ngày 24/2/2011, Ngân hàng Nhà nước phát đi 7 giải pháp triển khai, trong đĩ yêu cầu tất cả tập đồn, tổng cơng ty nhà nước bán ngoại tệ cho ngân hàng. Thay vì chỉ cĩ bảy đơn vị như Thơng tư 26 thì nay, tất cả tập đồn, tổng cơng ty nhà nước phải bán ngoại tệ cho ngân hàng, nhĩm đối tượng này bán cho ngân hàng cĩ thể tới 5 - 6 tỷ USD mỗi năm. Nguồn ngoại tệ phải bán cho các NHTM gồm ngoại tệ trên tài khoản tiền gửi, ngoại tệ

cĩ kỳ hạn và khơng kỳ hạn của các Tập đồn, Tổng Cơng ty gửi tại NHTM tại thời điểm tính từ ngày 01/07/2011. Đồng thời, phải bán cả ngoại tệ thu được từ nguồn thu ngoại tệ hợp pháp (trừ các nguồn thu từ giao dịch vốn) của Tập đồn, Tổng Cơng ty nhà nước phát sinh kể từ ngày 01/07/2011. Biện pháp trên của Chính phủ nhằm đảm bảo được yêu cầu quản lý ngoại hối của Nhà nước và tăng cường nguồn ngoại tệ phục vụ các nhu cầu của nền kinh tế. Đồng thời, thể hiện vai trị quan trọng cũng như trách nhiệm của các tập đồn, tổng cơng ty nhà nước đối với lợi ích quốc gia. Chính nhờ các biện pháp trên mà năm 2012 thị trường ngoại hối bớt căng thẳng, NHTM cĩ đủ ngoại tệ đáp ứng mọi nhu cầu hợp pháp của doanh nghiệp.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) tác động chính sách tỷ giá hối đoái đến tình hình lạm phát ở việt nam , luận văn thạc sĩ (Trang 53 - 56)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(81 trang)