Kết quả hồi quy mơ hình biên ngẫu nhiên (SFA)

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) tác động của chính sách đất đai đến hiệu quả sử dụng nước trong sản xuất lúa tại đồng bằng sông cửu long (Trang 40)

4.3. Kết quả phân tích biên ngẫu nhiên (SFA)

4.3.2. Kết quả hồi quy mơ hình biên ngẫu nhiên (SFA)

Trong bảng Phụ lục 2, các tham số trong mơ hình phân tích biên ngẫu nhiên giá trị

dương trong khoảng 0 đến 1. Các giá trị log likelihood có giá trị âm và khơng đổi cho thấy rằng đầu ra cận biên và giảm dần tại điểm tính tốn. Ngồi ra, đa số các biến độc lập trong mơ hình mang giá trị dương và có ý nghĩa ở mức ý nghĩa 5% hoặc 10%. Sự giải thích của mơ hình lên đến 86.4% bởi các đầu vào cho đầu ra sản lượng, phần còn lại do các yếu tố nằm ngồi kiểm sốt của nông dân như thời tiết, bệnh tật.

Các giả thuyết mơ hình phân tích biên được trình bày trong Phụ lục 2, cho rằng sản

lượng sản xuất lúa trung bình chưa hiệu quả về mặt kỹ thuật dựa trên đầu ra, bị bác bỏ ở 0 10000 20000 30000 40000 50000 60000 70000 2008 2010 2012 2014 Chi phí lao động Chi phí tưới tiêu Chi phí khác Chi phí phân thuốc Chi phí giống

mức ý nghĩa 5%, hay giá trị sigma_u = 0 bị bác bỏ bằng kiểm định chi bình phương với mức ý nghĩa 5%. Sản xuất lúa có sự khác biệt trong biến đổi sản lượng một cách ngẫu nhiên chưa hiệu quả có thể do các hộ nơng dân sản xuất lúa chưa sử dụng hiệu quả các yếu tố đầu vào.

Kết quả tính tốn được trong Bảng 4.2 cho thấy các giá trị độ co giãn các yếu tố sản

xuất và hiệu suất thay đổi theo quy mơ trên diện tích canh tác lúa ở ĐBSCL. Các giá trị này đa phần đều tích cực ở cả năm yếu tố cho tất cả các quan sát. Trong tất cả các diện tích có thể thấy được phân thuốc góp phần quan trọng trong sản xuất, bên cạnh các yếu tố khác như giống, tưới tiêu, lao động và vốn khác (do vốn khác tập trung nhiều yếu tố khác). Trong đó, tưới tiêu có độ co giãn gần như thấp nhất, trung bình khoảng 0.074, được giải thích là nếu giảm 1% tưới tiêu sẽ làm cho sản lượng đầu ra giảm 0.074%. Độ co giãn của nước tăng dần theo diện tích, nếu dưới 1 hécta thì độ co giãn là 0.07 thì diện tích lớn hơn 20 hécta có độ co giãn 0.141. Mặt khác, hiệu suất thay đổi theo quy mô không đổi bị bác bỏ với mức 5% (Phụ lục 8), và hiệu suất thay đổi theo quy mô tăng lên (1.1635).

Bảng 4.2- Độ co giãn các yếu tố sản xuất và hiệu suất thay đổi theo quy mơ theo diện tích của trồng lúa ở ĐBSCL.

Độ co giãn Trung bình <1ha 1-5ha 5-10ha 10-20ha >20ha

Lao động 0.050 0.073 0.048 0.031 0.015 0.046

Tưới tiêu 0.074 0.070 0.073 0.082 0.072 0.141

Giống 0.145 0.175 0.143 0.118 0.106 0.147

Phân thuốc 0.481 0.467 0.484 0.490 0.508 0.367

Vốn khác 0.885 0.819 0.888 0.945 0.982 1.015

Hiệu suất theo quy mô 1.635 1.604 1.636 1.665 1.682 1.715

Nguồn: Tác giả tự tính từ VHLSS.

4.3.3. Mối quan hệ giữa đặc điểm đất đai đến hiệu quả kỹ thuật và hiệu quả sử dụng nước trồng lúa

4.3.3.1. Thống kê mô tả hiệu quả kỹ thuật và hiệu quả dùng nước

Kết quả trình bày trong Hình 4.8 chỉ ra hiệu quả kỹ thuật giữa đầu ra và đầu vào của lúa qua các năm giảm xuống. Trong năm 2008 và 2010 thì hiệu quả kỹ thuật khơng có sự khác biệt, hiệu quả giảm không nhiều từ mức trên 85% xuống gần 81% từ năm 2008 đến 2014. Điều này cho thấy xu hướng tiêu cực trong việc sử dụng các yếu tố đầu vào ngày càng giảm. Tương tự, hiệu quả sử dụng nước qua các năm cũng có xu hướng giảm, nếu

tính từ năm 2008, số liệu tính tốn được thì hiệu quả trung bình khoảng trên 58%, sau đó giảm xuống dưới 58% năm 2010 và đến năm 2012 giảm chỉ còn trên 50%, tuy nhiên, hiệu quả thay đổi tăng lên hơn 52% trong năm 2014. Hiệu quả giảm có thể giải thích bởi tác động của việc sản xuất liên tục không cho đất nghỉ tại một số vùng (Nguyễn Minh Phượng và đ.t.g, 2009) và thay đổi thời tiết, môi trường sản xuất tác động đến sử dụng các yếu tố đầu vào. Như vậy, tình hình chung cả hiệu quả kỹ thuật và hiệu quả dùng nước đều giảm qua các năm.

Hình 4.8- Hiệu quả kỹ thuật trung bình việc sử dụng đầu vào và nước từ năm 2008 đến 2014. từ năm 2008 đến 2014.

Nguồn: Số liệu tác giả thống kê và tính tồn từ dữ liệu VHLSS.

Mức hiệu quả sản xuất và dùng nước có sự khác biệt trong Hình 4.9. Cụ thể, trong hiệu quả sản xuất đa số các hộ có hiệu quả từ 70% trở lên. Đối với hiệu quả sử dụng nước thì mức độ hiệu quả chỉ nằm trong khoảng từ 30 – 40% đến 70 – 80%. Đặc biệt, chi phí tưới tiêu chiếm tỷ trọng nhỏ trong chi phí sản xuất nên hiệu quả tiết kiệm rất thấp.

0 0.1 0.2 0.3 0.4 0.5 0.6 0.7 0.8 0.9 2008 2010 2012 2014 H iệu quả ( %)

Hiệu quả kỹ thuật sản xuất lúa TE, IE

TE IE

Hình 4.9 – Thống kê mơ tả số hộ đạt hiệu quả kỹ thuật.

Nguồn: Số liệu tác giả thống kê và tính tồn từ dữ liệu VHLSS. 4.3.3.2. Tác động của phân mảnh, diện tích canh tác đến hiệu quả kỹ thuật, hiệu quả dùng nước:

Trong Bảng 4.3, hiệu quả kỹ thuật và dùng nước từ những hộ có một mảnh sẽ tốt hơn so với những hộ có nhiều mảnh đất. Cụ thể, hiệu quả nếu tính từ 70% trở lên đối với TE thì những hộ có một mảnh đất lớn nhiều hơn so với những hộ khác, và từ 30% trở lên đối với IE. Giá trị này giảm dần đối với những hộ nhiều mảnh hơn, gây chia cắt và tốn nhiều chi phí (Hoang Trieu Huy, 2013), hay tác động đến hiệu quả đầu vào lao động (Markussen, 2016). 0 200 400 600 800 1000 1200 TE IE ITCE

Bảng 4.3– Thống kê mô tả hiệu quả kỹ thuật và số mảnh đất hộ sử dụng. Hiệu quả Hiệu quả Số mảnh đất 1 2 3 4 TE IE TE IE TE IE TE IE <20% 0 1 0 1 0 0 0 0 20%-30% 0 6 0 3 0 1 0 0 30%-40% 0 15 0 12 0 10 0 4 40%-50% 0 21 1 11 0 9 0 12 50%-60% 0 34 0 28 1 19 0 19 60%-70% 5 28 0 16 3 18 8 8 70%-80% 27 8 20 4 13 3 10 0 80%-90% 77 4 52 0 40 0 25 0 >90% 8 0 2 0 3 0 0 0 Tổng 117 117 75 75 60 60 43 43

Nguồn: Số liệu tác giả thống kê và tính tồn từ dữ liệu VHLSS.

Các hộ diện tích càng lớn thì hiệu quả sản xuất càng lớn (Hình 4.10), nếu diện tích lớn hơn 20 ha cho hiệu quả cao lên đến hơn 70% thì diện tích thấp hơn 1 ha chỉ cho hiệu quả dưới 50%. Ngồi ra, diện tích từ 10 đến 20 ha cũng cho hiệu quả trên 60%, điều này cho thấy dùng nước qua các năm chưa có cải thiện mà cịn giảm đi. Diện tích lớn cho hiệu quả bơm tưới tốt hơn dẫn đến chi phí tiết kiệm hơn. Do đó, cần có những biện pháp tác động diện tích làm thay đổi hiệu quả sử dụng nước.

Hình 4.10 - Thay đổi diện tích trong mẫu dữ liệu và hiệu quả dùng nước qua các năm.

Nguồn: Số liệu tác giả thống kê và tính tồn từ dữ liệu VHLSS. 4.3.3.3. Tác động của diện tích đến chi phí tiết kiệm nước

Trong Hình 4.11 chi phí tiết kiệm do sử dụng nước hiệu quả ở các diện tích lớn vẫn cao hơn so với diện tích nhỏ. Với diện tích nhỏ hơn 1 hécta, nếu hoạt động hiệu quả thì tiền nước chỉ tiết kiệm được khoảng trên 100 nghìn đồng, nhưng nếu diện tích tăng lên 10 đến 20 hécta thì chi phí tiết kiêm đã tăng lên hơn 1,2 triệu đồng. Đối với diện tích lớn hơn 20 hécta thì chi phí bơm tưới tiết kiệm tăng nhiều hơn gần 8 triệu đồng.

0.000 0.100 0.200 0.300 0.400 0.500 0.600 0.700 0.800 2008 2010 2012 2014 <1ha 1-5ha 5-10 ha 10-20ha >20ha

Hình 4.11 - Tác động của diện tích đến chi phí tiết kiệm nước.

Nguồn: Số liệu tác giả thống kê và tính tồn từ dữ liệu VHLSS.

4.3.4. Kết quả phân tích sử dụng mơ hình Beta và OLS cho các yếu tố tác động đến hiệu quả sản xuất lúa và sử dụng nước hiệu quả sản xuất lúa và sử dụng nước

Kết quả hồi quy sử dụng phương pháp Beta so sánh với OLS để xác định các yếu tố tác động đến hiệu quả kỹ thuật sản xuất và sử dụng nước trong trồng lúa được trình bày trong bảng Phụ lục 10 và phụ lục 11. Qua quá trình thử và sai, kiểm tra tương quan và phương

sai sai số thay đổi, việc lựa chọn và loại bỏ biến trong mơ hình trình bày trong phụ lục.

4.3.4.1. Hiệu quả kỹ thuật (TE)

Với mức ý nghĩa 5%, hiệu quả kỹ thuật TE phụ thuộc bằng cấp, khu vực, diện tích, đặc điểm của đất canh tác như số thửa, chất lượng và địa hình đất. Theo số liệu hồi quy TE, kết quả Phụ lục 10 được trình bày như sau:

TE=1.309+0.210*tieuhoc+0.174*THCS-0.128*hotrokhuyennong+0.427*

tinhvinhlong+0.192*tinhdongthap+0.460*tinhangiang+0.137*tinhkiengiang+0.323*tinhh augiang+0.0329*dientich-0.0007*dientich2-0.098*sothuadat+0.137*tiemcan-

0.659*datdoc+0.284*dathoidoc (4.1)

Các biến giả tỉnh Vĩnh Long, Đồng Tháp, An Giang, Kiên Giang, Hậu Giang, trình độ tiều học, THCS tác động tích cực đến hiệu quả kỹ thuật. Việc phân mảnh ở các tỉnh này khơng khác biệt vì ở miền Nam mức độ phân mãnh không rõ ràng, đa phần là từ một đến

0 1000 2000 3000 4000 5000 6000 7000 8000 9000

<1ha 1-5ha 5-10ha 10-20ha >20ha

T iền tiết k iệm (n gh ìn đ ồn g)

hai ơ đất, các ơ đất và diện tích được giao cho các hộ gia đình có khả năng được giao trước năm 1975 trước khi đưa vào hợp tác xã (Marsh & Macaulay, 2006); nghiên cứu của Lê Cảnh Dũng (2010) việc tích tụ ruộng đất thay đổi và kết quả thống kiểm định trong Phụ lục

11 cho thấy số mảnh các tỉnh gần như không khác nhau. Từ phương trình (4.1), trình độ

tiểu học và THCS cao hơn trung bình với khơng trình độ khoảng 21% và 17.4%, điều này tương tự Markussen (2016). Điều này có thể giải thích rằng kinh nghiệm gieo trồng các hộ có trình độ thấp thì nhiều hơn các hộ có trình độ cao hơn nên hiệu quả hơn. Bên cạnh đó, tỉnh Vĩnh Long, Đồng Tháp, An Giang, Kiên Giang và Hậu Giang cao hơn so với tỉnh Cà Mau trung bình khoảng 42.7%, 19.2%, 46%, 13.7% và 32.3%. Các tỉnh như Đồng Tháp, Vĩnh Long, An Giang, Hậu Giang ít chịu tác động của xâm nhập mặn nên hiệu quả tốt hơn, còn các tỉnh như Kiên Giang được đầu tư thủy lợi tốt (Báo cáo tưới tiêu Tổng cục Thủy lợi, 2015). Nguyễn Văn Thắng và đ.t.g (2010) cho thấy tác động tác động đến ĐBSCL và những kịch bản tác động của biến đổi khí hậu và đánh giá các tỉnh ven biển sẽ chịu tác động nhiều nhất trong sản xuất nông nghiệp. Ngược lại, trợ giúp khuyến nông tỷ lệ nghịch với hiệu quả TE, những người được hỗ trợ có kết quả thấp hơn khơng được hỗ trợ trung bình khoảng 12.8%, điều này khơng thể hiện rõ trong dữ liệu thống kê các hoạt động được hỗ trợ nên kết quả chưa thể nói lên tác động cụ thể.

Đặc điểm của đất có sự tác động cả tăng và giảm đối với hiệu quả TE. Trong đó, diện tích đất trồng tăng thêm 1 ha sẽ làm cho hiệu quả TE của hộ tăng trung bình 3.15%/ha, kết quả tích cực tương tự nghiên cứu của Karagiannis (2003b) nhưng ngược lại với Dhehibi (2007). Kết quả nghiên cứu cịn đưa ra giới hạn tăng diện tích lớn hơn 47 ha thì hiệu quả kỹ thuật sẽ giảm xuống khi sử dụng các yếu tố đầu vào. Còn số thửa đất trồng tăng thêm 1 thửa làm hiệu quả TE giảm trung bình 9.8%. Nếu hộ có đất tiệm cận nhau thì hộ tiệm cận cao hơn khơng tiệm cận khác trung bình khoảng 13.7%. Địa hình cũng có tác động cụ thể khi hộ đất hơi dốc cao hơn hộ bằng phẳng trung bình khoảng 28.4%. Ngược lại, hộ đất dốc thấp hơn hộ bằng trung bình khoảng 65.9%, điều này thể hiện hiệu quả các đầu vào không được sử dụng hiệu quả, kết quả tác động. Kết quả này chỉ ra rằng sự manh mún của đất đai tác động đến hiệu quả các đầu vào trong quá trình sản xuất của các hộ nông dân (Hoang Trieu Huy, 2013; Markussen và đ.t.g, 2016).

Như vậy, nếu bỏ qua các yếu tố khu vực, trợ giúp khuyến nơng, địa hình đất và trình độ thì hiệu quả kỹ thuật phụ thuộc vào diện tích và sự phân mảnh của các loại đất. Nếu diện tích càng lớn thì hiệu quả càng tăng nhưng khi vượt mức giới hạn thì hiệu quả giảm, kết

quả này đúng với tiệm cận với các mảnh khác của hộ. Ngược lại, chủ đất có nhiều mảnh đất cách xa nhau sẽ làm cho hiệu quả giảm xuống. Vì vậy chính sách đất đai trước đây đã làm cho diện tích thu nhỏ đã ảnh hưởng đến hiệu quả của hộ trồng lúa.

4.3.4.2.Hiệu quả dùng nước (IE)

Kết quả cho thấy với mức ý nghĩa 5%, các yếu tố như khu vực, năm, trình độ và diện tích gieo trồng tác động đến hiệu quả dùng nước. Theo số liệu từ Phụ lục 11, ta có phương trình hồi quy tuyến tính IE như sau:

IE = -0.194+0.083*dientich-0.0014*dientich2+0.0679*THCS+0.242*nam2010-0.217* tinhlongan-0.279*tinhbentre-0.151*tinhdongthap+0.294*tinhhaugiang+0.155*

tinhbaclieu (4.2)

Từ phương trình (4.2), các biến giả trình độ THCS, năm trồng trọt, tỉnh Hậu Giang và Bạc Liêu có tác động tích cực đến hiệu quả dùng nước. Cụ thể, trình độ THCS cao hơn khơng trình độ trung bình khoảng 6.79%, có thể lý giải do tác động của kinh nghiệm sản xuất trong dùng nước. Cịn năm 2010 sẽ cao hơn năm 2008 trung bình khoảng 24.2%, do trong năm này điều kiện tự nhiên thuận lợi trong sản xuất. Bên cạnh đó, khu vực tỉnh Hậu Giang, Bạc Liêu cao hơn so với tỉnh Cà Mau lần lượt khoảng 29.4% và 15.5%, được lý giải bởi điều kiện tự nhiên như đất đai và nguồn nước hai khu vực này tốt hơn nên việc bơm tưới ít hơn. Ngược lại, khu vực tỉnh Long An, Bến Tre và Đồng Tháp thấp hơn tỉnh Cà Mau trung bình lần lượt 21.7%, 27.9% và 15.1%. Long An và Bến Tre là hai tỉnh gần biển tăng diện tích canh tác nên dùng nước nhiều hơn gây bơm tưới tốn kém để tạo ra sản lượng cần thiết. Đồng Tháp tuy có điều kiện về nguồn nước và ít ảnh hưởng của ngập mặn nhưng từ năm 2010 diện tích canh tác bắt đầu tăng và cần nhiều nước hơn, đặc biệt một số vùng sản xuất vụ ba. Riêng hai tỉnh tăng hiệu quả sử dụng nước vì diện tích canh tác giảm và thường chỉ canh tác trong các mùa mưa hay nước đầy đủ cho sản xuất (Nguyễn Hồng Đan và đ.t.g, 2015).

Khơng giống mơ hình hồi quy TE, việc đưa các biến đặc điểm của đất thường khơng có ý nghĩa thống kê và bị loại bỏ như số mảnh đất, tiệm cận và địa hình. Qua kết quả thử sai và chạy lại nhiều lần, kết quả chỉ ra rằng diện tích tác động đến hiệu quả sử dụng nước, kết quả này ngược lại so với Karagiannis (2003b) và Dhehibi (2007). Diện tích đất trồng tăng thêm 1 ha sẽ làm cho giá trị hiệu quả sử dụng nước của hộ tăng trung bình 8.02%/ha. Kết quả khơng cao nhưng việc sử dụng trên diện tích lớn sẽ thấy tác động rất nhiều. Tuy nhiên

nếu diện tích tăng lên vượt quá 59.29 hecta sẽ làm cho hiệu quả sử dụng nước giảm xuống, đó cũng là giới hạn của việc mở rộng diện tích.

Như vậy, trong mơ hình các biến khu vực, diện tích và trình độ tác động đến hiệu quả sử dụng nước. Cụ thể trình độ THCS có tác động đến hiệu quả sử dụng nước nhưng nhìn tổng thể chung khơng tác động đến hiệu quả vì trình độ cao hơn khơng có ý nghĩa thống kê. Bên cạnh đó, các tỉnh có sự khác biệt trong hiệu quả cịn chịu nhiều tác động từ các chính sách, hỗ trợ và các điều kiện tự nhiên như mưa, sơng ngịi,… Trong mơ hình có yếu tố năm 2010, hiệu quả có tăng so với năm khác, có thể trong thời gian này có điều kiện thuận lợi hoặc các yếu tố khác về điều kiện tự nhiên tác động đến. Một điều quan trọng trong mơ hình là diện tích đất tác động đến hiệu quả nhưng có giới hạn tăng vì vậy việc tích tụ ruộng đất là điều cần thiết để tạo hiệu quả sử dụng nước.

4.4. Phỏng vấn các hộ nông dân

4.4.1. Thông tin hộ sản xuất

Kết quả khảo sát được thu thập trên 12 hộ các khu vực trồng lúa ĐBSCL bằng phương pháp thuận tiện.

Bảng 4.4 – Thống kê khảo sát các hộ trồng lúa và cán bộ nông nghiệp.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) tác động của chính sách đất đai đến hiệu quả sử dụng nước trong sản xuất lúa tại đồng bằng sông cửu long (Trang 40)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(81 trang)