Nguồn: Số liệu tác giả thống kê và tính tồn từ dữ liệu VHLSS.
4.3.2. Kết quả hồi quy mơ hình biên ngẫu nhiên (SFA)
Trong bảng Phụ lục 2, các tham số trong mơ hình phân tích biên ngẫu nhiên giá trị
dương trong khoảng 0 đến 1. Các giá trị log likelihood có giá trị âm và khơng đổi cho thấy rằng đầu ra cận biên và giảm dần tại điểm tính tốn. Ngồi ra, đa số các biến độc lập trong mơ hình mang giá trị dương và có ý nghĩa ở mức ý nghĩa 5% hoặc 10%. Sự giải thích của mơ hình lên đến 86.4% bởi các đầu vào cho đầu ra sản lượng, phần còn lại do các yếu tố nằm ngồi kiểm sốt của nông dân như thời tiết, bệnh tật.
Các giả thuyết mơ hình phân tích biên được trình bày trong Phụ lục 2, cho rằng sản
lượng sản xuất lúa trung bình chưa hiệu quả về mặt kỹ thuật dựa trên đầu ra, bị bác bỏ ở 0 10000 20000 30000 40000 50000 60000 70000 2008 2010 2012 2014 Chi phí lao động Chi phí tưới tiêu Chi phí khác Chi phí phân thuốc Chi phí giống
mức ý nghĩa 5%, hay giá trị sigma_u = 0 bị bác bỏ bằng kiểm định chi bình phương với mức ý nghĩa 5%. Sản xuất lúa có sự khác biệt trong biến đổi sản lượng một cách ngẫu nhiên chưa hiệu quả có thể do các hộ nông dân sản xuất lúa chưa sử dụng hiệu quả các yếu tố đầu vào.
Kết quả tính tốn được trong Bảng 4.2 cho thấy các giá trị độ co giãn các yếu tố sản
xuất và hiệu suất thay đổi theo quy mô trên diện tích canh tác lúa ở ĐBSCL. Các giá trị này đa phần đều tích cực ở cả năm yếu tố cho tất cả các quan sát. Trong tất cả các diện tích có thể thấy được phân thuốc góp phần quan trọng trong sản xuất, bên cạnh các yếu tố khác như giống, tưới tiêu, lao động và vốn khác (do vốn khác tập trung nhiều yếu tố khác). Trong đó, tưới tiêu có độ co giãn gần như thấp nhất, trung bình khoảng 0.074, được giải thích là nếu giảm 1% tưới tiêu sẽ làm cho sản lượng đầu ra giảm 0.074%. Độ co giãn của nước tăng dần theo diện tích, nếu dưới 1 hécta thì độ co giãn là 0.07 thì diện tích lớn hơn 20 hécta có độ co giãn 0.141. Mặt khác, hiệu suất thay đổi theo quy mô không đổi bị bác bỏ với mức 5% (Phụ lục 8), và hiệu suất thay đổi theo quy mô tăng lên (1.1635).
Bảng 4.2- Độ co giãn các yếu tố sản xuất và hiệu suất thay đổi theo quy mơ theo diện tích của trồng lúa ở ĐBSCL.
Độ co giãn Trung bình <1ha 1-5ha 5-10ha 10-20ha >20ha
Lao động 0.050 0.073 0.048 0.031 0.015 0.046
Tưới tiêu 0.074 0.070 0.073 0.082 0.072 0.141
Giống 0.145 0.175 0.143 0.118 0.106 0.147
Phân thuốc 0.481 0.467 0.484 0.490 0.508 0.367
Vốn khác 0.885 0.819 0.888 0.945 0.982 1.015
Hiệu suất theo quy mô 1.635 1.604 1.636 1.665 1.682 1.715
Nguồn: Tác giả tự tính từ VHLSS.
4.3.3. Mối quan hệ giữa đặc điểm đất đai đến hiệu quả kỹ thuật và hiệu quả sử dụng nước trồng lúa
4.3.3.1. Thống kê mô tả hiệu quả kỹ thuật và hiệu quả dùng nước
Kết quả trình bày trong Hình 4.8 chỉ ra hiệu quả kỹ thuật giữa đầu ra và đầu vào của lúa qua các năm giảm xuống. Trong năm 2008 và 2010 thì hiệu quả kỹ thuật khơng có sự khác biệt, hiệu quả giảm không nhiều từ mức trên 85% xuống gần 81% từ năm 2008 đến 2014. Điều này cho thấy xu hướng tiêu cực trong việc sử dụng các yếu tố đầu vào ngày càng giảm. Tương tự, hiệu quả sử dụng nước qua các năm cũng có xu hướng giảm, nếu
tính từ năm 2008, số liệu tính tốn được thì hiệu quả trung bình khoảng trên 58%, sau đó giảm xuống dưới 58% năm 2010 và đến năm 2012 giảm chỉ còn trên 50%, tuy nhiên, hiệu quả thay đổi tăng lên hơn 52% trong năm 2014. Hiệu quả giảm có thể giải thích bởi tác động của việc sản xuất liên tục không cho đất nghỉ tại một số vùng (Nguyễn Minh Phượng và đ.t.g, 2009) và thay đổi thời tiết, môi trường sản xuất tác động đến sử dụng các yếu tố đầu vào. Như vậy, tình hình chung cả hiệu quả kỹ thuật và hiệu quả dùng nước đều giảm qua các năm.