CHƢƠNG 3 : PHƢƠNG PHÁP VÀ DỮ LIỆU NGHIÊN CỨU
3.1. Dữ liệu nghiên cứu
3.1.2. Mô tả dữ liệu nghiên cứu
Dựa theo bảng mô tả các biến từ dữ liệu nghiên cứu của 15 quốc gia đang phát triển ở Châu Á. Tốc độ tăng trưởng kinh tế hàng năm trung bình đạt 5,28%. Tỷ lệ đầu tư cơng trên GDP trung bình đạt 7,05%. Trong khi đó, tỷ lệ nguồn vốn đầu tư tư nhân trong nước chiếm tỷ lệ khá cao, đạt 23,64% GDP, gấp hơn 3 lần so với nguồn vốn đầu tư từ khu vực công. Tuy nhiên, tỷ lệ đầu tư từ khu vực FDI còn khá là thấp, chỉ đạt khoảng 2,75% GDP.
Bảng 3.3. Bảng mô tả các biến
Mean Maximum Minimum Std. Dev.
Y
Tốc độ tăng trưởng kinh tế
5,284876 22,54355 -13,12672 3,523193
If
Tỷ lệ đầu tư FDI trên GDP
2,750299 45,27321 -2,75744 4,157275
Tỷ lệ đầu tư công trên GDP
Ip
Tỷ lệ đầu tư tư nhân trong nước trên GDP
23,64041 79,12221 3,919959 10,73091
L
Tỷ lệ tăng lực lượng lao động
2,304641 7,767904 -2,151471 1,520102
Nguồn: Theo tính tốn của tác giả từ phần mềm Eviews 8.1
Để so sánh xu hướng thay đổi qua các năm của các biến trong mơ hình nghiên cứu, tác giả đã phân tích cụ thể trong từng biểu đồ sau:
Biều đồ 3.1. Trung bình tốc độ tăng trƣởng kinh tế, đầu tƣ tƣ nhân trong nƣớc, FDI và đầu tƣ công của 15 quốc gia đang phát triển Châu Á, giai đoạn
1990-2014
Biểu đồ 2.1 cho thấy tỷ lệ vốn đầu tư tư nhân trong nước so với GDP chiếm tỷ lệ cao nhất so với các biến khác. Giai đoạn 2005-2014, tỷ lệ vốn đầu tư tư nhân/ GDP tăng lên trên 25%, đặc biệt là đạt đỉnh năm 2012 ở mức gần 30% GDP. Khuynh hướng chỉ mới giảm trong những năm gần đây. Trong khi đó, tỷ lệ nguồn vốn FDI/ GDP có xu hướng tăng dần, nhưng chỉ chiếm một tỷ lệ nhỏ. Do khủng hoảng tài chính tồn cầu bắt nguồn từ Hoa Kỳ năm 2007, đã làm cho nguồn vốn FDI đổ vào các nước Châu Á có xu hướng giảm từ 4,6% năm 2007 xuống còn 3,1% năm 2009. Kể từ sau năm 2009, xu hướng tăng dần, đặt biệt năm 2011, nguồn vốn FDI đạt 6,7% GDP chiếm tỷ lệ cao nhất từ năm 1990 đến nay, nhưng sau đó lại có xu hướng giảm trong những năm gần đây.
Tốc độ tăng trưởng kinh tế thực giảm mạnh trong năm 1998 và năm 2009 do ảnh hưởng của cuộc khủng hoảng tài chính Châu Á giai đoạn 1997-1998, và khủng hoảng tài chính tồn cầu 2008. Tỷ lệ vốn đầu tư cơng/ GDP nhìn chung có sự giảm nhẹ kể từ năm 1990.
Biểu đồ 3.2. Trung bình 5 năm của các biến tốc độ tăng trƣởng kinh tế (Y) và tỷ lệ vốn đầu tƣ công/ GDP (Ig) ở 15 quốc gia đang phát triển ở Châu Á, giai
đoạn 1990-2014.
Nguồn: Theo tính tốn của tác giả từ WDI, ADB.
Biểu đồ trên cho thấy mối quan hệ cùng chiều giữa đầu tư công và tăng trưởng kinh tế trung bình 5 năm trong giai đoạn 1990-2014. Khi đầu tư cơng có xu hướng giảm dần thì tốc độ tăng trưởng kinh tế cũng có xu hướng giảm xuống, và ngược lại. Điều đó có nghĩa là, đầu tư cơng tác động tích cực đến tăng trưởng kinh tế.
Biểu đồ 3.3. Trung bình 5 năm của đầu tƣ cơng và FDI (15 quốc gia đang phát triển ở Châu Á, giai đoạn 1990-2014)
Nguồn: Theo tính tốn của tác giả từ WDI, ADB.
Biểu đồ 3.3 cho thấy mối quan hệ giữa FDI và đầu tư cơng. Nhìn chung, FDI
có xu hướng tăng nhẹ kể từ năm 1990 cho đến 2014 trong khi đó, vốn đầu tư cơng có xu hướng giảm nhẹ. Hai xu hướng đối lập nhau cho thấy giữa chúng có mối quan hệ tiêu cực với nhau, hay nói cách khác đầu tư cơng có tác động lấn át đầu tư FDI.
Biều đồ 3.4. Trung bình 5 năm của đầu tƣ tƣ nhân trong nƣớc và đầu tƣ công (15 quốc gia đang phát triển ở Châu Á, giai đoạn 1990-2014)
Nguồn: Theo tính tốn của tác giả từ WDI, ADB.
Biểu đồ 3.4 cho thấy mối quan hệ giữa đầu tư tư nhân trong nước và đầu tư cơng. Nhìn chung, nguồn vốn đầu tư tư nhân trong nước có xu hướng tăng lên kể từ năm 1990 cho đến 2014 trong khi đó, vốn đầu tư cơng có xu hướng giảm nhẹ trong cùng giai đoạn. Hai xu hướng đối lập nhau cho thấy giữa chúng có mối quan hệ tiêu cực với nhau, hay nói cách khác đầu tư cơng có tác động lấn át đầu tư tư nhân trong nước.
Biểu đồ 3.5. Trung bình hàng năm của các biến tốc độ tăng trƣởng kinh tế, đầu tƣ tƣ nhân trong nƣớc, FDI và đầu tƣ công (15 quốc gia đang phát triển ở
Châu Á giai đoạn 1990-2014)
Nguồn: Theo tính tốn của tác giả từ WDI, ADB.
Biểu đồ 3.5 cho thấy trung bình từng năm của các biến cho từng quốc gia. Biến Ip nước chiếm tỷ lệ cao nhất so với các biến cịn lại. Trong đó Maldives là quốc gia có nguồn vốn đầu tư tư nhân trong nước cao nhất trong khu vực đạt 48,1% GDP, đứng vị trí thứ hai là Buhtan đạt 31,3% GDP. Biến Ig chiếm tỷ lệ cao thứ hai, và hai quốc gia Buhtan và Maldives có tỷ lệ cao nhất. Quốc gia có tỷ lệ đầu tư cơng so với GDP thấp nhất là Pakistan, chỉ đạt khoảng 4,1% GDP. Tốc độ tăng trưởng kinh tế nhìn chung ở các quốc gia đang phát triển này cũng tương đối cao. Tuy
nhiên nguồn vốn FDI chỉ chiếm một tỷ lệ khá thấp ở tất cả các quốc gia, trong đó Nepal là quốc gia có nguồn vốn FDI thấp nhất, chỉ đạt khoảng 0,2% GDP. Quốc gia thu hút nguồn vốn FDI cao nhất trong khu vực bao gồm Mongolia (8,73%), Việt Nam (5,85%) và Maldives (5,84%).