Mơ hình nghiên cứu

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) tác động đầu tư công và đầu tư tư nhân đến tăng trưởng kinh tế, bằng chứng thực nghiệm từ các quốc gia đang phát triển ở châu á (Trang 42 - 44)

CHƢƠNG 3 : PHƢƠNG PHÁP VÀ DỮ LIỆU NGHIÊN CỨU

3.3. Mơ hình nghiên cứu

3.3.1. Mơ hình lý thuyết

Bên cạnh việc thừa kế những nghiên cứu trước của Bukhari, Ali và Saddaqat (2007), Kandenge (2010), Ellahi và Kiani (2011), tác giả tiếp cận hàm sản xuất tổng quát theo quan điểm kinh tế học hiện đại làm cơ sở để xây dựng mơ hình thực nghiệm nhằm đánh giá tác động của đầu tư công và đầu tư tư nhân đối với tăng trưởng kinh tế ở một số nước đang phát triển ở Châu Á. Theo quan điểm kinh tế học hiện đại, thì hàm sản xuất tổng quát được viết dưới dạng đơn giản sau:

Có thể xem xét thành phần vốn đầu tư K bao gồm ba thành phần Ig (vốn đầu tư khu vực công), Ip (vốn đầu tư từ khu vực tư trong nước) và If (vốn đầu tư từ khu vực FDI). Như vậy, phương trình (*) có thể viết lại như sau:

Y = f (Ip, If, Ig, L) (**)

Lấy đạo hàm phương trình (**) và chia cho Y, ta có phương trình sau:

Trong đó:

Lần lượt là năng suất biên của các yếu tố vốn đầu tư từ khu vực tư nhân trong nước, FDI và đầu tư công và độ co dãn của sản lượng theo lao động.

Các biến trong phương trình (***) có thể được giải thích như sau: dY/Y; dIp/Y; dIf/Y; dIg/Y; dL/L lần lượt là tỷ lệ tăng trưởng hàng năm của tổng sản phẩm quốc nội thực (%); Tỷ lệ vốn đầu tư tư nhân trong nước trên GDP (%); Tỷ lệ vốn đầu tư FDI trên GDP (%); Tỷ lệ vốn đầu tư công trên GDP; Tỷ lệ tăng lực lượng lao động hàng năm (%).

Sau khi được điều chỉnh, phương trình (***) có thể viết lại: gt = 1Ipt + 2Ift + 3Igt + 4Lt

3.3.2. Mơ hình thực nghiệm

Mơ hình đo lƣờng các biến tác động lên tăng trƣởng kinh tế

Nhằm đo lường tác động của đầu tư công và đầu tư tư nhân đối với tăng trưởng kinh tế tại một số nước đang phát triển ơ Châu Á, tác giả thực hiện mơ hình nghiên cứu với giả định là tăng trưởng chịu ảnh hưởng bởi các biến vĩ mô như sau: Đầu tư công (Ig), đầu tư tư nhân (Ip), đầu tư trực tiếp nước ngoài (If), nguồn nhân lực (L). Dựa trên mơ hình lý thuyết ở trên, mơ hình này theo tác giả là phù hợp:

Yit = α0 + α1Ipit + α2Ifit + α3Igit + α4Lit + ɛ it (1)

Hiệu ứng bổ sung của đầu tƣ công lên FDI và tăng trƣởng kinh tế.

Trong nghiên cứu của Le và Suruga (2005). Họ đã tìm ra sự ảnh hưởng của đầu tư công lên FDI khi sử dụng bảng dữ liệu nghiên cứu của 105 quốc gia phát triển và đang phát triển giai đoạn 1970-2001. Biến If*dm được thêm vào mơ hình để kiểm tra sự ảnh hưởng của hai yếu tố này. Vì vậy, trong nghiên cứu này, tác giả dựa theo nghiên cứu của Le và Suruga (2005), để kiểm tra hiệu ứng bổ sung của đầu tư công lên FDI và tăng trưởng kinh tế:

Yit = α0 + α1Ipit + α2Ifit + α3Igit + α4Lit + α5Ifit * Dmjit + ɛ it (2)

Hiệu ứng bổ sung của đầu tƣ công lên đầu tƣ tƣ nhân trong nƣớc và tăng trƣởng kinh tế.

Mở rộng và phát triển thêm từ nghiên cứu của Le và Suruga, (2005)1. Tác giả

thêm biến Ip*dm nhằm kiểm tra sự tác động của đầu tư công lên đầu tư tư nhân trong nước.

Yit = α0 + α1Ipit + α2Ifit + α3Igit + α4Lit + α5Ipit * Dmjit + ɛ it (3)

Trong đó:

i: lần lượt là các quốc gia nghiên cứu (1, 2, 3…) t: Thời gian nghiên cứu (1990, 1991, 1992….) j: Mức độ của đầu tư công (4%, 4.5%, 5%, 6%....)

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) tác động đầu tư công và đầu tư tư nhân đến tăng trưởng kinh tế, bằng chứng thực nghiệm từ các quốc gia đang phát triển ở châu á (Trang 42 - 44)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(85 trang)