Một số giải pháp cho nền kinh tế Việt Nam

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) tác động đầu tư công và đầu tư tư nhân đến tăng trưởng kinh tế, bằng chứng thực nghiệm từ các quốc gia đang phát triển ở châu á (Trang 63 - 65)

CHƢƠNG 5 : KẾT LUẬN VÀ HÀM Ý CHÍNH SÁCH

5.3. Một số giải pháp cho nền kinh tế Việt Nam

Liên hệ thực tiễn nền kinh tế Việt Nam về sự tác động của đầu tư công đối với tăng trưởng kinh tế, tác giả nghĩ rằng chính phủ cần thiết phải tái cấu trúc đầu tư công trong điều kiện ổn định kinh tế vĩ mô, phân bổ nguồn lực của khu vực cơng có hiệu quả và chuyển giao nguồn lực sang các hoạt động của khu vực tư có năng suất sẽ cho phép Việt Nam tránh được các tổn thất kinh tế và cải thiện hiệu suất tăng trưởng kinh tế. Tuy nhiên vấn đề đặt ra là liệu rằng khu vực tư nhân có đủ khả năng đảm nhiệm những cơng trình dự án cấp quốc gia với chi phí lớn cả ngàn tỷ đồng? Chính vì vậy, Chính phủ cần phải tạo điều kiện cho khu vực tư nhân thực hiện tốt chức năng của mình bằng những chính sách hỗ trợ về vốn, cũng như những chính sách ưu đãi về thuế, nguồn nhân lực…

Điều này đặt ra một nhiệm vụ trọng tâm trong chính sách phát triển kinh tế của chính phủ là Chính phủ cần đổi mới căn bản chính sách đầu tư cơng, tạo nền tảng cho sự phát triển bền vững trong dài hạn. Theo suy nghĩ của tác giả, các giải pháp đặt ra cho chính sách đầu tư cơng trong giai đoạn tới là:

 Đầu tư công trong nền kinh tế cần được thay đổi theo hướng giảm bớt chức năng đầu tư để kinh doanh. Trong nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa, vai trò chủ đạo của kinh tế Nhà nước không đồng nghĩa với việc Nhà nước phải đầu tư với khối lượng lớn vào cả những ngành, lĩnh vực mà các thành phần kinh tế khác có thể làm được mà Nhà nước nên tập trung đầu tư công vào một số ít ngành trọng điểm, có tính đột phá và lan tỏa mạnh, đồng thời thể hiện vai trò quản trị quốc gia và can thiệp khi cần thiết, không phải làm kinh doanh trực tiếp trong nền kinh tế thị trường. Bên cạnh, tập trung ưu tiên đầu tư công cho phát triển kết cấu hạ tầng cũng như những nền tảng khác cho sự phát triển bền vững. Cụ thể là tăng cường đầu tư công cho phát triển cơ sở hạ tầng (giao thông, điện); tăng cường

đầu tư công vào nông nghiệp và phát triển nơng thơn vì đây là nền tảng cho sự phát triển bền vững của nền kinh tế; đầu tư hoặc hỗ trợ một số ngành, lĩnh vực, dự án trọng điểm, mũi nhọn có tác động lan tỏa về mặt công nghệ; đầu tư phát triển và ứng dụng khoa học công nghệ gắn với sản xuất; đầu tư cho giáo dục đào tạo, y tế và phúc lợi xã hội để phát triển nguồn nhân lực có trình độ kỹ thuật cao; nâng cao năng lực quản lý và hiện đại hóa quản lý nhà nước, bảo đảm an sinh xã hội.

 Trong điều kiện nguồn lực huy động là có giới hạn, việc nâng cao chất lượng và hiệu quả sử dụng các nguồn lực tài chính, nhất là nguồn vốn nhà nước phải được xem là chìa khố quan trọng. Cần đổi mới phương thức quản lý chặt chẽ việc huy động và sử dụng vốn trong đầu tư công, tăng cường công khai minh bạch trong hoạt động đầu tư công, tăng cường giám sát của cộng đồng, của các tổ chức khoa học và các cơ quan hữu quan, nâng cao hiệu quả cơng tác giám sát, kiểm tốn đầu tư công.

 Tạo điều kiện cho khu vực tư nhân trong nước và khu vực có vốn trực tiếp

nước ngồi tham gia vào hoạt động kinh tế mà hiệu quả mang lại nhiều hơn hẳn khu vực công, chất lượng đầu tư có thể sẽ được nâng lên. Theo tác giả, đây có lẽ là cách điều chỉnh đầu tư cơng hiệu quả nhất trong tương lai. Tác động của khu vực kinh tế ngoài nhà nước đối với tăng trưởng kinh tế rõ ràng và hiệu quả hơn đầu tư cơng. Vì thế, việc tạo điều kiện, khuyến khích khu vực tư, đẩy mạnh xã hội hóa các hoạt động đầu tư, nhất là các hoạt động đầu tư cơ sở hạ tầng, cung cấp dịch vụ công như y tế, giáo dục, văn hóa, thể thao… một mặt tăng nguồn vốn đầu tư cho xã hội, mặt khác nâng cao tính cạnh tranh và chất lượng giúp người dân tiếp cận được sản phẩm, dịch vụ có chất lượng ngày càng tốt hơn. Bên cạnh việc chuyển giao các lĩnh vực đầu tư cho khu vực tư, cần đẩy mạnh hình thức hợp tác công tư (PPP) trong việc thực hiện đầu tư, nhất là phát triển cơ sở hạ tầng bên cạnh các hình thức truyền thống hiện nay như BT, BOT, BOO,…. Xây dựng và hoàn thiện cơ chế hợp tác PPP đảm bảo mục tiêu phát triển và hai bên cùng có lợi. Tạo dựng cơ chế ưu đãi trong việc thu hút nguồn lực để tư nhân tham gia mạnh hơn vào các hoạt động đầu tư.

 Bên cạnh, một số giải pháp hỗ trợ để tái cơ cấu đầu tư công và tăng cường các nguồn lực đầu tư toàn xã hội cần được thực hiện như: Rà sốt và hồn thiện hệ thống pháp luật về đầu tư công, giảm thiểu sự chồng chéo, không nhất quán giữa các luật liên quan đến đầu tư công, tiến tới ban hành Luật Đầu tư công; làm rõ trách nhiệm và thẩm quyền của các cơ quan nhà nước, các cấp trong quản lý đầu tư công; tiếp tục điều chỉnh, đổi mới việc phân cấp đầu tư để nâng cao hiệu quả đầu tư công; Việt Nam cần phải xây dựng được một thể chế có tính thị trường vững chắc, có một hệ thống luật pháp, quy tắc, chính sách, cấu trúc và cách thức tiến hành... hồn chỉnh để tạo lịng tin cho nhà đầu tư.

Tóm lại, bên cạnh những thành tựu đạt được, hoạt động đầu tư công những năm qua vẫn còn tồn tại một số bất cập, đặc biệt cơ cấu đầu tư còn dàn trải, hiệu quả phân bổ và sử dụng nguồn lực chậm được cải thiện, doanh nghiệp Nhà nước hoạt động kém hiệu quả. Vì vậy, trong thời gian tới cần tập trung vào các giải pháp nhằm cơ cấu lại đầu tư công, đổi mới phương thức quản lý đầu tư công, đồng thời tạo điều kiện hỗ trợ khu vực tư nhân phát triển.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) tác động đầu tư công và đầu tư tư nhân đến tăng trưởng kinh tế, bằng chứng thực nghiệm từ các quốc gia đang phát triển ở châu á (Trang 63 - 65)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(85 trang)