Nghiên cứu thực nghiệm về mối quan hệ giữa kiệt quệ tài chính và các

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) tác động của kiệt quệ tài chính đến các công cụ quản lý thu nhập tại các doanh nghiệp việt nam (Trang 28 - 32)

CHƯƠNG 1 GIỚI THIỆU ĐỀ TÀI

2.2. Nghiên cứu thực nghiệm

2.2.1. Nghiên cứu thực nghiệm về mối quan hệ giữa kiệt quệ tài chính và các

với quản lý thu nhập.

2.2.1. Nghiên cứu thực nghiệm về mối quan hệ giữa kiệt quệ tài chính và các cơng cụ quản lý thu nhập các công cụ quản lý thu nhập

Enomoto và cộng sự (2015) xem xét sự khác biệt về quản lý thu nhập dựa trên dồn tích và quản lý thu nhập dựa trên hoạt động kinh doanh thực tế giữa các quốc gia với quan điểm bảo vệ nhà đầu tư. Theo các nghiên cứu trước đây (Leuz và cộng sự, 2003), các tác giả đưa ra giả thuyết rằng quản lý thu nhập bị hạn chế bởi pháp luật ở các quốc gia bảo vệ nhà đầu tư mạnh mẽ. Để điều chỉnh thu nhập thực ở các quốc gia có sự bảo vệ của nhà đầu tư mạnh mẽ này, các tác giả có giả thuyết: quản lý thu nhập thực được thực hiện thường xuyên hơn so với quản lý thu nhập dồn tích. Nghiên cứu của tác giả sử dụng dữ liệu từ 222.513 quan sát năm - công ty từ 38 quốc gia trong giai đoạn 1991 đến năm 2010. Kết quả cho thấy các nhà quản lý ở các nước có hệ thống luật pháp bảo vệ nhà đầu tư mạnh mẽ hơn có xu hướng tham gia quản lý thu nhập thực thay vì quản lý thu nhập dồn tích. Các tác giả cũng cho thấy rằng quản lý thu nhập thực

bị hạn chế bởi các nhà phân tích. Kết quả khơng bị ảnh hưởng bởi việc kiểm soát chất lượng kiểm tốn hoặc phương pháp tính tốn được sử dụng.

Achleitner và cộng sự (2014) xem xét ảnh hưởng của các cơng ty gia đình đối với quản lý thu nhập thực (REM) và quản lý lợi tức dựa trên doanh thu (ABEM). Bằng việc sử dụng của cải về mặt xã hội làm khuôn khổ lý thuyết và xem xét các hàm ý khác nhau giữa REM và ABEM tác động lên sự bền vững chuyển tiếp của các công ty gia đình, các tác giả lập giả thiết và sử dụng một mẫu gồm 402 công ty niêm yết ở Đức trong giai đoạn 1998-2008 rằng các cơng ty gia đình cam kết tham gia ít hơn vào REM và có nhiều chính sách ABEM giảm thu nhập so với một mẫu của 436 công ty không phải gia đình. Các tác giả cung cấp thêm bằng chứng rằng các cơng ty gia đình so với các cơng ty khơng phải là gia đình sử dụng REM và ABEM như các công cụ thay thế hơn là bổ sung để quản lý thu nhập. Nhìn chung, những phát hiện của các tác giả cho thấy rằng các cơng ty gia đình sử dụng các hoạt động quản lý thu nhập một cách chiến lược, tránh những ảnh hưởng kìm hãm giá trị dài hạn của doanh nghiệp (tức là REM) và tham gia vào các hoạt động giúp gia đình duy trì sự kiểm sốt xun thế hệ (ABEM).

Zang (2012) nghiên cứu xem liệu các nhà quản lý có sử dụng cơng cụ quản lý thu nhập nào trong hai công cụ: điều chỉnh thu nhập thực, điều chỉnh thu nhập dồn tích. Tác giả nhận thấy rằng các nhà quản lý đánh giá để lựa chọn một trong hai phương pháp quản lý thu nhập dựa trên chi phí tương đối của hai cơng cụ. Tác giả sử dụng một mơ hình thực tiễn kết hợp các chi phí liên quan đến hai cơng cụ quản lý thu nhập, tác giả đưa ra bằng chứng cho thấy nhà quản lý có thể sử dụng thay thế một trong hai công cụ này. Zang cũng cho rằng nhà quản trị ưa thích quản lý thu nhập dồn tích hơn quản lý thu nhập thực bởi vì việc điều chỉnh này có thể thực hiện sau khi kết thúc năm tài chính, lúc này nhà quản trị thực sự biết liệu có cần phải điều chỉnh thu nhập hay không.

Campa và Minano (2014) phân tích liệu các cơng ty vừa và nhỏ lâm vào tình trạng kiệt quệ tài chính ở Tây Ban Nha có khuynh hướng quản lý thu nhập hơn so với các cơng ty có tình hình tài chính lành mạnh hay khơng. Các tác giả cũng nghiên cứu các kỹ thuật mà các công ty này thường sử dụng để quản lý thu nhập. Bằng việc phân tích một mẫu phù hợp của các cơng ty phá sản và cơng ty có tình hình tài chính lành mạnh, kết quả cho thấy rằng các công ty phá sản tăng cường quản lý, điều chỉnh thu nhập nhiều hơn so với cơng ty có tình hình tài chính lành mạnh. Họ đạt được điều đó bằng cách sử dụng cả hai công cụ điều chỉnh thu nhập: cơng cụ kế tốn dồn tích và hoạt động kinh doanh thực. Kết quả nghiên cứu cho thấy Các công ty tiến hành điều chỉnh thu nhập ít nhất là ba năm trước khi bắt đầu thủ tục phá sản, nhưng hoạt động thao túng thực sự đã dừng lại ngay trước năm nộp đơn xin phá sản. Các phát hiện cũng chỉ ra rằng các công cụ quản lý thu nhập thay đổi dựa trên ngành nghề mà công ty hoạt động và số năm trước khi phá sản. Bằng chứng này có liên quan đến các thành phần trong nền kinh tế như: chính phủ, cơ quan giám sát và tất cả những người tham gia vào thủ tục phá sản.

Habib và cộng sự (2013) thực hiện bài nghiên cứu nhằm mục đích kiểm tra quản lý thu nhập của các cơng ty gặp khó khăn tài chính và để xem liệu những thay đổi này có biến động gì trong cuộc khủng hoảng tài chính tồn cầu gần đây hay khơng. Tác giả đã thực hiện bài nghiên cứu tại New Zealand về kiệt quệ tài chính, quản lý thu nhập và định giá thị trường trong suốt khủng hoảng tài chính tồn cầu. Mặc dù vấn đề kiệt quệ tài chính của các cơng ty đã được quan tâm nghiên cứu trong nhiều năm, nhưng các hoạt động kiếm lời của các công ty kiệt quệ tài chính ít được chú ý nghiên cứu. Các tác giả đã sử ba đại lượng kiệt quệ, sự khác biệt dồn tích và một đại lượng phổ biến cho quản lý thu nhập để chứng minh ảnh hưởng của kiệt quệ lên quản lý thu nhập. Bài nghiên cứu đã phát hiện rằng, các nhà quản lý của các cơng ty kiệt quệ tài chính tham gia nhiều vào các hoạt động quản lý thu nhập làm giảm lợi nhuận so với các cơng ty có

của cuộc khủng hoảng tài chính tồn cầu đối với mối liên hệ giữa quản lý rủi ro tài chính và quản lý thu nhập. Cuối cùng, bài nghiên cứu này cho thấy một số bằng chứng về định giá thị trường tích cực của các khoản dự phòng theo quyết định trong giai đoạn phi khủng hoảng, nhưng giảm đáng kể các hệ số giá trong giai đoạn khủng hoảng tài chính tồn cầu.

Leuz và cộng sự (2003) xem xét sự khác biệt có hệ thống trong quản lý thu nhập trên 31 quốc gia. Các tác giả đề xuất một lời giải thích cho những khác biệt này dựa trên quan niệm rằng người trong cuộc, nhằm mục đích bảo vệ lợi ích kiểm sốt riêng của họ, sử dụng quản lý thu nhập để che giấu hoạt động của cơng ty. Do đó, việc quản lý thu nhập dự kiến sẽ giảm trong việc bảo vệ nhà đầu tư bởi vì sự bảo vệ mạnh mẽ sẽ hạn chế khả năng tiếp cận các quyền lợi của người có quyền kiểm sốt cá nhân làm giảm các ưu đãi của họ để che dấu hiệu suất của công ty. Những phát hiện của tác giả phù hợp với dự đoán này và gợi ý mối liên hệ nội sinh giữa quản trị doanh nghiệp và chất lượng của các khoản thu nhập được báo cáo.

Defond và Park (2001) cho rằng nếu thị trường dự đốn tính đảo ngược của các khoản tích lũy vốn lưu động bất thường, thì mức độ báo cáo về những bất ngờ thu nhập có các khoản tích lũy bất thường sẽ khác với mức độ tiềm ẩn được định giá bởi thị trường. Các tác giả kỳ vọng nhận thức của thị trường về sự khác biệt này ảnh hưởng đến các ERCs liên quan đến những khoản thu nhập bất ngờ có các khoản dư nợ bất thường. Các tác giả kiểm tra dự đoán bằng cách sử dụng một đại lượng dồn tích bất thường để ghi lại sự khác biệt giữa vốn lưu động được báo cáo và một đại diện cho kỳ vọng của thị trường về mức vốn lưu động cần thiết để hỗ trợ doanh thu hiện tại. Phù hợp với các giả thuyết, các tác giả tìm thấy ERC cao hơn khi các khoản dự phòng bất thường hạn chế mức độ của các khoản thu nhập bất thường và các ERCs thấp hơn khi các khoản trích trước bất thường đã phóng đại mức độ bất lợi của thu nhập. Các tác giả cũng tìm thấy kết quả phù hợp với các nhà phân tích dự đốn xem xét các ý nghĩa đảo

ngược của các khoản dự phòng bất thường trong việc điều chỉnh dự báo thu nhập trong tương lai. Những phát hiện này phù hợp với những người tham gia thị trường dự đoán những ý nghĩa đảo ngược của các khoản dự phòng bất thường. Tuy nhiên, phân tích lợi nhuận cổ phiếu tiếp theo cung cấp bằng chứng cho thấy những người tham gia thị trường không hoàn toàn hiểu được các ý nghĩa về giá của các khoản dự phòng bất thường vào ngày công bố lợi nhuận.

Nghiên cứu của Campa và Minano (2015) đã xem xét áp lực của các nhà quản lý khi đối mặt với tình trạng kiệt quệ tài chính dẫn đến sự lựa chọn giữa hai cơng cụ quản lý thu nhập, đó là: quản lý thu nhập thực, và quản lý thu nhập dựa trên cơ sở dồn tích nhằm điều chỉnh thu nhập của doanh nghiệp. Bài nghiên cứu của tác giả được thực hiện tại Tây Ban Nha với mẫu dữ liệu bao gồm 362 công ty vừa và nhỏ trong giai đoạn từ năm 2006 đến năm 2009. Mức độ kiệt quệ tài chính của cơng ty càng nghiêm trọng, nhà quản trị sử dụng các công cụ điều chỉnh thu thu nhập càng nhiều, chủ yếu là sử dụng điều chỉnh thu nhập thực và ít sử dụng điều chỉnh thu nhập dồn tích. Điều này gợi ý rằng, trong những tình huống tài chính càng phức tạp, nhà quản trị cố gắng điều chỉnh gia tăng lợi nhuận bằng cách sử dụng các chiến lược điều chỉnh ít bị phát hiện và hiệu quả hơn. Khi đặt ra sự chọn lựa chọn giữa hai công cụ quản lý thu nhập: quản lý thu nhập thực và quản lý thu nhập dồn tích, trong tình trạng tài chính "cực kỳ khó khăn" cần có kết quả ngay lập tức, nhà quản trị thường lựa chọn điều chỉnh thu nhập thực, bất kể điều này có thể gây ra những thiệt hại và chi phí ảnh hưởng đến cơng ty trong dài hạn (Chamberlain, Butt, & Sarkar, 2014; Kim , Kim , & Song, 2013).

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) tác động của kiệt quệ tài chính đến các công cụ quản lý thu nhập tại các doanh nghiệp việt nam (Trang 28 - 32)