CHƯƠNG 3 PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
3.2. Giả thuyết nghiên cứu
Luận văn xem xét ảnh hưởng của kiệt quệ tài chính đến hành vi điều chỉnh thu nhập của các doanh nghiệp phi tài chính niêm yết tại Việt Nam dựa trên phương pháp tiếp cận của Campa và Camacho – Minano (2015) nghiên cứu tại Tây Ban Nha có mục tiêu phù hợp với mục tiêu nghiên cứu của đề tài, hơn nữa nghiên cứu này xem xét một các tổng quát vấn đề quản lý thu nhập khi nghiên cứu cả hai công cụ REM và AEM mà ít có ở các tác giả khác. Campa và cộng sự đã nghiên cứu vấn đề: ảnh hưởng của kiệt quệ tài chính đến quản lý thu nhập ở các doanh nghiệp. Bằng chứng nghiên cứu thực nghiệm cho thấy mức độ kiệt quệ tài chính khác nhau có tác động đến hành vi điều chỉnh thu nhập của doanh nghiệp. Mức độ kiệt quệ tài chính càng nghiêm trọng thì nhà quản trị sử dụng các công cụ điều chỉnh thu nhập nhiều hơn, chủ yếu là sử dụng công cụ điều chỉnh thu nhập thực và hạn chế sử dụng cơng cụ điều chỉnh thu nhập dồn tích.
Điều này gợi ý rằng, khi lâm vào tình trạng khó khăn về tài chính, doanh nghiệp thường cố gắng gia tăng lợi nhuận bằng cách sử dụng các cơng cụ điều chỉnh thu nhập khó bị phát hiện nhằm mục đích né tránh những tác động tiêu cực của kiệt quệ tài chính gây ra đối với bản thân doanh nghiệp cũng như đối với cổ đông, nhà đầu tư, người lao động... Campa và Camacho – Minano (2015) cho rằng việc sử dụng các công cụ quản lý thu nhập khác nhau có thể thay đổi tùy thuộc vào bối cảnh mỗi quốc gia. Bối cảnh nền kinh tế Việt Nam hiện nay phát triển mạnh mẽ trên mọi lĩnh vực tuy nhiên cũng đối diện với nhiều thách thức và khó khăn đối với các doanh nghiệp. Theo báo cáo tình hình kinh tế xã hội 6 tháng đầu năm 2017 của Tổng cục Thống kê về tình trạng doanh nghiệp kinh doanh khó khăn buộc phải ngừng hoạt động hoặc phá sản, đáng quan ngại nhất là số lượng và tỷ lệ doanh nghiệp ngừng hoạt động tăng đột biến. Trong năm 2016, tổng số doanh nghiệp ngừng hoạt động có đăng ký trên phạm vi cả nước là 19.917 doanh nghiệp, tăng 27.3% so với năm 2015. Cả nước năm 2016 có 12.478 doanh nghiệp hồn thành thủ tục giải thể, tăng 31.8% so với năm 2015. Thị trường chứng khoán cũng chứng kiến số lượng doanh nghiệp đăng ký hủy niêm yết tăng mà nguyên nhân chủ yếu là do kinh doanh yếu kém thể hiện qua kết quả hoạt động lỗ 3 năm liên tục, lỗ lũy kế vượt quá vốn điều lệ thực góp. Thơng tin về kết quả hoạt động kinh doanh của công ty được cung cấp thông qua báo cáo tài chính, tuy nhiên báo cáo tài chính của các doanh nghiệp Việt Nam không được đánh giá cao về chất lượng. Cụ thể, ngân hàng Thế giới (WB) và Bộ Tài chính trong báo cáo đánh giá sự tuân thủ các chuẩn mực và quy tắc trong lĩnh vực kế toán và kiểm toán tại đánh giá “báo cáo tài chính được lập và trình bày theo chuẩn mực kế tốn Việt Nam có chất lượng chưa cao”. Dựa trên mơ hình và bằng chứng thực nghiệm trong nghiên cứu của Campa và Camacho – Minano (2015) cũng như bối cảnh nền kinh tế Việt Nam, bài nghiên cứu kỳ vọng rằng các công ty ở Việt Nam có mức độ kiệt quệ tài chính càng cao sẽ tác động làm gia tăng quản lý (điều chỉnh) thu nhập. Từ đó tác giả xây dựng giả thuyết nghiên cứu như sau:
H1: Các cơng ty có kiệt quệ tài chính thì có động cơ điều chỉnh thu nhập thực thông qua điều chỉnh doanh thu.
H2: Các cơng ty có kiệt quệ tài chính thì có động cơ điều chỉnh thu nhập thực thơng qua điều chỉnh chi phí.
H3: Các cơng ty có kiệt quệ tài chính thì có động cơ điều chỉnh thu nhập dựa trên cơ sở dồn tích.