Nghiên cứu thực nghiệm về mối quan hệ giữa kiệt quệ tài chính và các đặc

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) tác động của kiệt quệ tài chính đến các công cụ quản lý thu nhập tại các doanh nghiệp việt nam (Trang 32 - 40)

CHƯƠNG 1 GIỚI THIỆU ĐỀ TÀI

2.2. Nghiên cứu thực nghiệm

2.2.2. Nghiên cứu thực nghiệm về mối quan hệ giữa kiệt quệ tài chính và các đặc

các đặc điểm của công ty

Alhadab và cộng sự (2016) cho rằng quản lý thu nhập xoay quanh vấn đề IPO đã được nghiên cứu ở một số bài nghiên cứu, nhưng vẫn rất ít cơng trình nghiên cứu

phân tích tác động của mơi trường pháp lý đối với các hoạt động điều chỉnh thu nhập. Các tác giả nhận thấy rằng môi trường pháp lý sẽ tác động đến hoạt động quản lý khoản thu nhập thực và quản lý thu nhập dồn tích của các cơng ty IPO. Kết quả của các tác giả cho thấy các công ty IPO niêm yết trên thị trường đầu tư thay thế ở Anh (AIM) có mức độ điều chỉnh thu nhập dồn tích cao hơn dựa trên doanh thu dồn tích (tùy theo chi phí) để quản lý thu nhập xoay quanh vấn đề IPO hơn so với các công ty niêm yết lớn được kiểm soát chặt chẽ ở thị trường Anh.

Ticono và Wilson (2013) sử dụng một mẫu 23.218 quan sát công ty - năm của các công ty niêm yết trong giai đoạn 1980-2011, tác giả nghiên cứu thống kê lợi ích của việc kết hợp dữ liệu kế tốn, dữ liệu thị trường và kinh tế vĩ mơ để giải thích rủi ro tín dụng doanh nghiệp. Báo cáo này phát triển các mơ hình rủi ro cho các cơng ty niêm yết dự báo tình trạng tài chính và phá sản. Các mơ hình ước tính sử dụng kết hợp dữ liệu kế tốn, thơng tin thị trường chứng khoán và các đại diện cho những thay đổi trong môi trường kinh tế vĩ mơ. Mục đích là để tạo ra các mơ hình với tính chính xác dự đốn, giá trị thực tế và các động lực phụ thuộc vĩ mơ có liên quan đến việc kiểm tra kiệt quệ. Kết quả cho thấy lợi ích của việc kết hợp dữ liệu kế toán, thị trường và dữ liệu kinh tế vĩ mơ trong các mơ hình dự báo tình trạng suy thối tài chính cho các cơng ty niêm yết. Hiệu suất của các mơ hình ước tính được so sánh với các mơ hình được xây dựng bằng cách sử dụng một mạng nơ ron (MLP) và so với đặc điểm kỹ thuật điểm Z của Altman (1968).

Trong nghiên cứu về ảnh hưởng của thể chế và nhân tố về mặt văn hóa lên khía cạnh quản lý thu nhập Geiger và Smith (2010) xem xét tác động của định hướng của các nhóm lợi ích liên quan đến định hướng của cổ đông và mức độ văn hoá đối nhận thức của cá nhân đối với các hoạt động quản lý thu nhập. Xem xét khía cạnh nhận thức từ 1,260 người từ 13 quốc gia chỉ ra rằng các cá nhân từ các cơ sở có liên quan đến các bên liên quan ít chấp nhận quản lý thu nhập so với những người tham gia từ nguồn gốc

thể chế theo cổ đông và các cá nhân từ các nền văn hố khép kín. Các phát hiện của các tác giả cung cấp bằng chứng về sự khác nhau về nhận thức giữa các quốc gia về quản lý thu nhập và gợi ý nhu cầu nghiên cứu thêm về mối liên hệ giữa các biện pháp quản lý thu nhập được báo cáo.

Iatridis và Kadorinis (2009) tập trung vào việc điều tra các động cơ và đặc điểm của các công ty ở Anh tham gia vào các hoạt động quản lý thu nhập. Bài nghiên cứu tập trung đặc biệt vào việc cung cấp các thông tin tiết lộ về kế toán tự nguyện, vi phạm các điều khoản nợ, bồi thường quản lý và nhu cầu về vốn chủ sở hữu và nợ của các công ty và mối quan hệ của họ với việc sử dụng quản lý thu nhập. Nghiên cứu xem xét cả độ nghiêng quản lý thu nhập của các công ty nhằm đáp ứng hoặc vượt quá dự báo của các nhà phân tích tài chính. Các phát hiện chỉ ra rằng, các cơng ty có lợi nhuận thấp và các đại lượng địn bẩy cao có thể sử có quản lý thu nhập. Ngồi ra, các cơng ty gần có sự vi phạm trong các giao ước nợ cũng có xu hướng sử dụng các hoạt động quản lý thu nhập thực. Tương tự như vậy, các cơng ty có xu hướng sử dụng quản lý thu nhập để cải thiện chỉ số tài chính và sau đó gia tăng thu nhập nhà quản lý và đáp ứng/vượt quá dự báo thu nhập của các nhà phân tích tài chính. Ngược lại, nghiên cứu cho thấy rằng các công ty cung cấp tiết lộ kế tốn tự nguyện dường như ít có xu hướng sử dụng quản lý thu nhập.

Fitch và Slezak (2007) xem xét các cơng ty có khó khăn về tài chính và các đặc điểm của quản trị ảnh hưởng đến (1) khả năng tránh phá sản của công ty và (2) sức mạnh của thơng tin tài chính kế tốn để dự đốn sự phá sản. Nhìn chung, những phát hiện của các tác giả chỉ ra rằng các đặc tính quản trị của một cơng ty có tình hình khó khăn sẽ ảnh hưởng đáng kể đến khả năng phá sản. Họ cũng tìm thấy rằng các hội đồng quản trị nhỏ và độc lập với tỷ lệ thành viên hội đồng quản trị độc lập cao hơn và có quyền sở hữu cổ phần lớn hơn sẽ có hiệu quả hơn trong việc tránh phá sản khi lâm vào

trúc quản trị này sẽ giúp giám sát hiệu quả hơn tình hình hoạt động kinh doanh của công ty. Kết quả nghiên cứu cũng phù hợp với quan điểm cho rằng việc đưa vào các đặc điểm quản trị sẽ tăng cường sức mạnh của các mơ hình kế tốn tài chính trong việc dự báo phá sản.

Arnedo và cộng sự (2007) phân tích sự khác biệt về chất lượng thu nhập giữa các công ty nhà nước và tư nhân ở Tây Ban Nha. Các tác giả bỏ qua những ưu đãi về tăng thu nhập dựa trên những kết quả trước đây của Bỉ bằng cách xem xét các khác biệt về thể chế và sự khác biệt về loại người nắm giữ và đề xuất một phương pháp làm mượt thu nhập mới. Khơng có sự khác biệt đáng kể nào được tìm thấy đối với những người làm mượt thu nhập thu nhặt lợi tức và người tăng lương ngoại trừ những người có trong chỉ số Ibex 35 của Tây Ban Nha, cho thấy mức độ thao túng thấp hơn do sự kiểm soát áp lực thị trường tốt hơn. Mức giảm thu nhập cao hơn được tìm thấy ở các cơng ty tư nhân. Các tác giả cho rằng đây là hành vi chiếm đoạt của các công ty nhà nước thông qua các hoạt động thực tế trong mối quan hệ với các ngân hàng.

Ewert và Wagenhofer (2005) nhận định rằng các tiêu chuẩn kế toán chặt chẽ hơn sẽ làm giảm việc quản lý thu nhập và cung cấp thêm thông tin liên quan đến thị trường vốn. Các tác giả phân biệt giữa quản lý kế toán và quản lý thu nhập thực và giả định rằng một người đặt ra tiêu chuẩn chỉ có thể ảnh hưởng đến việc quản lý thu nhập kế tốn do tính chặt chẽ của các tiêu chuẩn. Trong mơ hình cân bằng kỳ vọng hợp lý, các tác giả thấy rằng tiêu chuẩn càng chặt chẽ thì càng làm gia tăng chất lượng thu nhập. Thứ nhất, các nhà quản lý tăng quản lý thu nhập tốn kém hơn vì chất lượng thu nhập cao hơn làm tăng lợi nhuận biên của việc quản lý thu nhập thực. Thứ hai, các tiêu chuẩn chặt chẽ hơn có thể tăng chứ khơng giảm kế hoạch dự kiến và quản lý thu nhập tổng thể. Thứ ba, dự kiến tổng chi phí quản lý thu nhập cũng có thể tăng lên.

Các bài nghiên cứu của Subramanyam (1996) và Kasanen, Kinnunen, và Niskanen (KKN, 1996) đều xem xét tại sao các nhà quản lý thao túng các thủ thuật kế toán. Subramanyam nhận thấy rằng các quyết toán tùy ý được kết hợp với một số biện pháp thực hiện và kết luận rằng các lựa chọn tích lũy của người quản lý làm tăng tính tin cậy của thu nhập kế tốn. Tuy nhiên, một lựa chọn cạnh tranh mạnh mẽ là mơ hình Jones đã làm sai lệch một cách có hệ thống các khoản dự phịng theo quyết định, do đó chúng có chứa một thành phần khơng thể tránh được. Không giống như nhiều nghiên cứu của Hoa Kỳ, KKN tìm thấy bằng chứng mạnh mẽ về quản lý thu nhập ở Phần Lan, nơi mà các nhà quản lý Phần Lan thiết lập thu nhập để đáp ứng nhu cầu về cổ tức của các nhà đầu tư tổ chức.

Bảng 2.1. Tóm tắt các kết quả nghiên cứu trước đây

Mục tiêu

nghiên cứu Tác giả Kết quả nghiên cứu

Mối quan hệ giữa quản lý thu nhập và kiệt quệ

tài chính

Campa và Minano (2014)

Các cơng ty lâm vào tình trạng kiệt quệ tài chính tăng cường quản lý thu nhập nhiều hơn so với cơng ty có tình hình tài chính lành mạnh thơng qua cả hai công cụ: quản lý thu nhập thực (REM) và quản lý thu nhập dồn tích (AEM)

Habib và cộng sự (2013)

Chứng minh kiệt quệ tài chính có ảnh hưởng đến quản lý thu nhập. Các cơng ty kiệt quệ tài chính tại New Zealand tham gia nhiều hơn vào các hoạt động quản lý thu nhập (điều chỉnh giảm lợi nhuận) so với các cơng ty tài chính lành mạnh

Zang (2012) Các nhà quản lý lựa chọn hai phương pháp quản lý thu nhập, dựa trên chi phí tương đối khi sử dụng mỗi công cụ điều chỉnh. Kết quả nghiên cứu cho thấy nhà quản trị ưa thích cơng cụ quản trị dồn tích hơn quản lý thu nhập thực.

Mối quan hệ giữa quản lý thu

nhập và các đặc điểm khác của

công ty

Arnedo và cộng sự (2007)

Kết quả nghiên cứu cho thấy mức độ điều chỉnh thu nhập sẽ thấp hơn nếu có sự kiểm sốt thị trường tốt.

Ewert và Wagenhofer

(2005)

Các tiêu chuẩn kế toán chặt chẽ hơn sẽ làm giảm quản lý thu nhập. Việc gia tăng quản lý thu nhập không mang lại hiệu quả và thực tế tốn kém hơn, vì để đáp ứng chất lượng thu nhập cao hơn sẽ làm tăng chi phí quản lý thu nhập thực.

Leuz và cộng sự (2003)

Việc quản lý thu nhập sẽ sụt giảm khi tình hình bảo vệ nhà đầu tư mạnh mẽ sẽ hạn chế khả năng tiếp cận các quyền lợi của người có quyền kiểm sốt cá nhân làm giảm các ưu đãi của họ để che dấu kết quả hoạt động thực sự của công ty

Defond và Park (2001)

Các tác giả tìm thấy kết quả phù hợp với các nhà phân tích dự đốn xem xét các ý nghĩa đảo ngược của các khoản dự phòng bất thường trong việc điều chỉnh dự báo thu nhập trong tương lai. Subramanyam Tìm thấy bằng chứng mạnh mẽ về quản lý thu

(1996) Lan thiết lập thu nhập để đáp ứng nhu cầu về cổ tức của các nhà đầu tư tổ chức

Alhadab và cộng sự (2016)

Môi trường pháp lý sẽ tác động đến hoạt động quản lý thu nhập dồn tích của các công ty IPO. Các cơng ty IPO ở Anh có mức độ điều chỉnh thu nhập dồn tích cao hơn so với các công ty niêm yết lớn được kiểm soát chặt chẽ.

Iatridis và Kadorinis

(2009)

Các công ty có lợi nhuận thấp và các đại lượng đòn bẩy cao sử dụng các công cụ quản lý thu nhập. Các cơng ty gần có khả năng vi phạm nghĩa vụ nợ hoặc cần vay vốn cũng có xu hướng sử dụng các cơng cụ quản lý thu nhập thực. Enomoto và

cộng sự (2015)

Các nhà quản lý ở các nước có chính sách bảo vệ nhà đầu tư chặt chữ hơn có xu hướng tham gia quản lý thu nhập thực thay vì quản lý thu nhập dồn tích.

Fitch và Slezak (2007)

Kết quả cho thấy hội đồng quản trị nhỏ và độc lập với tỷ lệ thành viên hội đồng quản trị độc lập cao hơn và có quyền sở hữu cổ phần lớn hơn sẽ có hiệu quả hơn trong việc tránh phá sản khi lâm vào tình trạng kiệt quệ tài chính. Cấu trúc quản trị sẽ giúp giám sát hiệu quả hơn tình hình hoạt động, giảm thiểu khả năng phá sản.

cộng sự (2014) dụng REM và ABEM là các công cụ thay thế hơn là bổ sung để quản lý thu nhập.

Ticono và Wilson (2013)

Kết quả cho thấy lợi ích của việc kết hợp dữ liệu kế tốn, thị trường và dữ liệu kinh tế vĩ mơ trong các mơ hình dự báo tình trạng suy thối tài chính của các cơng ty niêm yết

Qua bản tóm tắt các nghiên cứu trước đây, về mặt lịch sử cho thấy đã có rất nhiều nghiên cứu liên quan đến chủ đề mối quan hệ giữa quản lý thu nhập và kiệt quệ tài chính. Tuy nhiên, các nghiên cứu chỉ tập trung thảo luận về một công cụ quản lý thu nhập cụ thể và rất ít nghiên cứu tìm hiểu về việc phối hợp giữa hai công cụ quản lý thu nhập và chi phí cơ hội về việc lựa chọn một trong hai công cụ này. Các nghiên cứu thường chỉ cung cấp các bằng chứng thể hiện việc lựa chọn điều chỉnh thu nhập thực (Burnett và cộng sự., 2012; Cohen & Zarowin, 2010; Cohen và cộng sự., 2008; Kim và cộng sự., 2013) hoặc nhấn mạnh các chiến lược sử dụng công cụ ngược lại là điều chỉnh thu nhập dồn tích (Achleitner và cộng sự., 2014; Eisele, 2012) tùy thuộc vào bối cảnh của mỗi nền kinh tế. Tuy nhiên, bài nghiên cứu gốc của Campa và Minano (2015) đã nghiên cứu áp lực của các nhà quản lý khi đối mặt với tình trạng kiệt quệ tài chính dẫn đến quản lý thu nhập dựa trên cả hai công cụ. Điều này thể hiện bức tranh toàn cảnh về quản lý thu nhập vì các cơng ty có thể sử dụng nhiều hơn một chiến lược quản lý thu nhập tại cùng một thời điểm vì một mục tiêu cụ thể. Ngoài ra, bài nghiên cứu cịn phân tích các yếu tố nội tại khác của doanh nghiệp có khả năng ảnh hưởng đến quản lý thu nhập. Các biến nghiên cứu dễ xảy ra các hiện tượng: tương quan, Bài nghiên cứu của Campa và Minano (2015) sử dụng phương pháp ước lượng GMM hệ thống có nhiều ưu điểm khắc phục các vấn đề nội sinh trong mơ hình nghiên cứu.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) tác động của kiệt quệ tài chính đến các công cụ quản lý thu nhập tại các doanh nghiệp việt nam (Trang 32 - 40)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(85 trang)