Biến phụ thuộc

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) tác động của kiệt quệ tài chính đến các công cụ quản lý thu nhập tại các doanh nghiệp việt nam (Trang 48 - 52)

CHƯƠNG 3 PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

3.3. Xây dựng biến nghiên cứu

3.3.2. Biến phụ thuộc

Biến phụ thuộc trong luận văn được đo lường theo hai phương pháp quản lý thu nhập thực và quản lý thu nhập dồn tích.

Biến quản lý thu nhập dựa trên hoạt động thực tế

Trong nghiên cứu này biến quản lý thu nhập dựa trên hoạt động thực tế được xác định theo nghiên cứu của Campa và Camacho – Minano (2015). Các nghiên cứu này chỉ ra rằng việc quản lý thu nhập thực tế được xác định bởi hai chỉ số đó là: dịng tiền hoạt động bất thường (ACFO) và chi phí sản xuất bất thường (APROD).

Bảng 3.2. Mô tả biến quản lý thu nhập thực (REM)

Ký hiệu Tác giả nghiên cứu trước đây Mô tả

ABNCFO Roychowdhury (2006), Campa và Camacho – Minano (2015)

Mức độ dòng tiền hoạt động bất thường

ABNPROD Roychowdhury (2006), Campa và Camacho – Minano (2015)

Mức độ chi phí hoạt động bất thường

Nguồn: Tác giả tự tổng hợp Cụ thể, theo nghiên cứu của Roychowdhury (2006) và Campa và Camacho – Minano (2015), luận văn tập trung vào việc nghiên cứu hành vi thao túng doanh thu và chi phí sản xuất. Đây được xem là hai yếu tố quan trọng trong các thành phần thường

bị điều chỉnh nhất của báo cáo tài chính của cơng ty đó là: doanh thu, chi phí, khoản phải thu, giá vốn hàng bán và hàng tồn kho (Dechow và các cộng sự, 2011; Ricci, 2011).

Đầu tiên, luận văn phân tích việc thao túng doanh thu (ABNCFO) bằng cách ước lượng hồi quy theo phương trình (1) để tính tốn dịng tiền hoạt động “thông thường” dựa trên doanh thu của các công ty đã trình bày trong báo cáo tài chính

(Roychowdhury, 2006; Campa và Camacho – Minano, 2015). Sau đó, dịng tiền bất thường của cơng ty (ABNCFO) sẽ được tính tốn bằng sự chênh lệch giữa dịng tiền hoạt động thực tế và dòng tiền hoạt động “thông thường” được đo lường bởi việc sử dụng các hệ số hồi quy trong phương trình (1). Trị tuyệt đối phần dư của phép hồi quy sẽ được xem là “bất thường” (abnormal) và là biến đại diện cho quản lý thu nhập thực (REM) tương tự như nghiên cứu của Ines Lisboa (2017) và Safa Lazzem (2017). Nói cách khác, giá trị tuyệt đối của chênh lệch giá trị thực và giá trị ước lượng sẽ phản ánh mức độ thực hiện hành vi điều chỉnh thu nhập của công ty. Một sự gia tăng trong biến số này (trị tuyệt đối của phần dư) hàm ý cơng ty có hành vi điều chỉnh dòng tiền. 𝐶𝐹𝑂𝑖𝑡 𝐴𝑠𝑠𝑒𝑡𝑖𝑡−1 = 𝛽0+ 𝛽1 ∗ 1 𝐴𝑠𝑠𝑒𝑡𝑖𝑡−1+ 𝛽2∗ 𝑆𝑎𝑙𝑒𝑠𝑖𝑡 𝐴𝑠𝑠𝑒𝑡𝑖𝑡−1+ 𝛽3∗ ∆𝑆𝑎𝑙𝑒𝑠𝑖𝑡 𝐴𝑠𝑠𝑒𝑡𝑖𝑡−1+ 𝜀𝑖𝑡 (1) Trong đó:

CFOit là dịng tiền hoạt động được tính tốn bằng lợi nhuận trước lãi vay và thuế (EBIT) + khấu hao +/- sự chênh lệnh trong hàng tồn kho ở năm t so với năm t – 1 +/- sự chênh lệnh trong khoản phải thu ở năm t so với năm t – 1 +/- sự chênh lệnh trong khoản phải trả ở năm t so với với năm t – 1.

Assetit−1 là tổng tài sản của năm trước

∆Salesit là sự thay đổi trong doanh thu thuần

Dịng tiền bất thường của cơng ty (ABNCFO) sẽ được tính tốn bằng trị tuyệt đối giá trị chênh lệch giữa dòng tiền hoạt động thực tế và dòng tiền hoạt động “thông thường” (đã được đo lường bởi việc sử dụng các hệ số hồi quy trong phương trình (1)) theo phương trình: 𝐴𝐵𝑁𝐶𝐹𝑂 𝑖𝑡 = | 𝐶𝐹𝑂𝑖𝑡 𝐴𝑠𝑠𝑒𝑡𝑖𝑡−1− ( 𝐶𝐹𝑂𝑖𝑡 𝐴𝑠𝑠𝑒𝑡𝑖𝑡−1) ̂ |

Việc thao túng điều chỉnh chi phí sản xuất (ABNPROD) cũng được phân tích bằng cách ước lượng phương trình (2) và dùng các hệ số hồi quy để tính tốn chi phí

sản suất “thông thường” của công ty (Roychowdhury, 2006; Campa và Camacho –

Minano, 2015). Sau đó, chi phí sản xuất bất thường của công ty (ABNPROD) sẽ được tính tốn bằng sự chênh lệch giữa chi phí sản xuất thực tế và chi phí sản xuất “thơng thường” được đo lường bởi việc sử dụng các hệ số hồi quy trong phương trình (2). Trị tuyệt đối phần dư của phép hồi quy sẽ được xem là “bất thường” (abnormal) và là biến đại diện cho quản lý thu nhập thực (REM) tương tự như nghiên cứu của Ines Lisboa (2017) và Safa Lazzem (2017). Nói cách khác, giá trị tuyệt đối của chênh lệch giá trị thực và giá trị ước lượng sẽ phản ánh mức độ thực hiện hành vi điều chỉnh của công ty. Một sự gia tăng trong biến số này (trị tuyệt đối của phần dư) hàm ý cơng ty có hành vi điều chỉnh chi phí. 𝑃𝑅𝑂𝐷𝑖𝑡 𝐴𝑠𝑠𝑒𝑡𝑖𝑡−1 = 𝛽0+ 𝛽1∗ 1 𝐴𝑠𝑠𝑒𝑡𝑖𝑡−1+ 𝛽2∗ 𝑆𝑎𝑙𝑒𝑠𝑖𝑡 𝐴𝑠𝑠𝑒𝑡𝑖𝑡−1+ 𝛽3∗ ∆𝑆𝑎𝑙𝑒𝑠𝑖𝑡 𝐴𝑠𝑠𝑒𝑡𝑖𝑡−1+ 𝛽4 ∗ ∆𝑆𝑎𝑙𝑒𝑠𝑖𝑡−1 𝐴𝑠𝑠𝑒𝑡𝑖𝑡−1 + 𝜀𝑖𝑡 (2) Trong đó: PRODit là Giá vốn hàng bán Asset

Salesit là Doanh thu thuần

∆Salesit là Sự thay đổi trong doanh thu thuần

Chi phí sản xuất bất thường của cơng ty (ABNPROD) sẽ được tính tốn bằng trị tuyệt đối của giá trị chênh lệch giữa chi phí sản xuất thực tế và chi phí sản xuất “thông thường” (đã đo lường bởi việc sử dụng các hệ số hồi quy trong phương trình (2)) theo phương trình: 𝐴𝐵𝑁𝑃𝑅𝑂𝐷 𝑖𝑡 = | 𝑃𝑅𝑂𝐷𝑖𝑡 𝐴𝑠𝑠𝑒𝑡𝑖𝑡−1− 𝑃𝑅𝑂𝐷𝑖𝑡 𝐴𝑠𝑠𝑒𝑡𝑖𝑡−1 ̂ |

Biến quản lý thu nhập dựa trên cơ sở dồn tích

Việc ước lượng đại diện cho hoạt động điều chỉnh dựa trên cơ sở dồn tích trong luận văn này được căn cứ theo phương pháp dồn tích vốn luân chuyển bất thường (AWCA) như phương pháp tiếp cận của DeFond và Park (2001) đã dùng trong nghiên cứu của các tác giả. Bên cạnh đó, Kim và các cộng sự (2003) lập luận: trong khi các nghiên cứu trước đây sử dụng biến dồn tích bất thường theo mơ hình của Jones (1991) và các nghiên cứu liên quan, thì các mơ hình này bị chỉ trích khi việc ước lượng các tham số hồi quy có thể bị chệch (biased) và tồn tại sai số đo lường (Bernard và Skinner, 1997; Guay và các cộng sự, 1996; Healy, 1996). Phương pháp đo lường của DeFond và Park (2001) thì độc lập với sai số đo lường tiềm tàng có liên quan đến các tham số trong mơ hình của Jones (1991).

Theo đó, dồn tích vốn ln chuyển bất thường (AWCA) được ước lượng bằng việc tính trị tuyệt đối giá trị chênh lệch giữa dồn tích vốn luân chuyển thực và dồn tích vốn luân chuyển kỳ vọng bằng cách sử dụng công thức (3) dưới đây. Sau khi tính tốn giá trị AWCA, luận văn chia cho giá trị tổng tài sản của năm trước để hiệu chỉnh quy mô của công ty.

𝐴𝑊𝐶𝐴𝑖𝑡 = |𝑊𝐶𝑖𝑡− (𝑊𝐶𝑖𝑡−1

𝑆𝑖𝑡−1 ) ∗ 𝑆𝑖𝑡| (3)

Trong đó:

AWCAit là dồn tích vốn ln chuyển bất thường

WCit là vốn luân chuyển được đo lường bởi chênh lệch giữa tài sản ngắn hạn và nợ ngắn hạn

Sit là doanh thu thuần

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) tác động của kiệt quệ tài chính đến các công cụ quản lý thu nhập tại các doanh nghiệp việt nam (Trang 48 - 52)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(85 trang)