CHƯƠNG 4 KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU THỰC NGHIỆM
4.3. Kết quả hồi quy
4.3.3. Kết quả mơ hình hồi quy theo phương pháp GMM
Bảng 4.5. Kết quả hồi quy ảnh hưởng của kiệt quệ tài chính đến quản lý thu nhập
Biến Kỳ vọng
dấu |AbnCFO| |AbnPROD| |AWCA|
DISTRESS + 0.0490*** (5.01) 0.0205** (2.4) 0.5751*** (13.1) SIZE +/- -0.0183*** (-2.93) -0.0117*** (-2.78) 0.0206** (1.97) CFO +/- 0.3721*** (8.1) 0.0793* (1.81) -0.7207*** (-3.94) LEV +/- 0.0249*** (3.22) 0.0207*** (2.89) -0.1027*** (-5.65) ROA +/- 0.4644*** (6.1) 0.3426*** (4.15) -0.6848*** (-2.92) EISSUE +/- 0.0116** (2.37) 0.0066* (1.84) -0.0339* (-1.91) DISSUE +/- 0.0581*** 0.0231*** -0.1272***
(6.98) (2.63) (-27.17) GROWTH + 0.0033 (0.31) 0.0121 (1.38) 3.1229*** (305.25) Hệ số chặn 0.4882*** (2.95) 0.3647*** (3.35) -0.4939* (-1.83) AR(1) 0.000 0.000 0.000 AR(2) 0.491 0.125 0.107 Hansen 0.230 0.525 0.156
Trong đó, AR(1) và AR(2) kiểm định hiện tượng tự tương quan bậc 1 và bậc 2; Hansen xem xét vấn đề tương quan giữa các biến cơng cụ và phần dư của mơ hình. Ngồi ra: *, ** và *** lần lượt thể hiện mức ý nghĩa thống kê 10%, 5% và 1%.
Nguồn: Tổng hợp kết quả từ phần mềm Stata 13. Sau khi đã tính tốn được các biến đại diện cho quản lý lợi nhuận, luận văn tiếp tục thực hiện việc ước lượng mơ hình nghiên cứu đã trình bày trong phần 3.3 bằng phương pháp hồi quy GMM. Theo đó, kết quả ước lượng ảnh hưởng của kiệt quệ tài chính đến quản lý thu nhập được trình bày trong bảng 4.5. Dựa vào bảng kết quả, kết quả hồi quy cho thấy rằng biến kiệt quệ tài chính có ảnh hưởng đến quản lý dòng tiền, quản lý thu nhập dựa trên cơ sở dồn tích ở mức ý nghĩa 1% và ảnh hưởng đến quản lý chi phí ở mức ý nghĩa 5%. Điều này cho thấy rằng đây là bằng chứng thực nghiệm cho thấy các cơng ty có dấu hiệu kiệt quệ tài chính ở Việt Nam có sử dụng cả hai cơng cụ quản lý thu nhập thực và quản lý thu nhập dựa trên cơ sở dồn tích thể hiện qua việc thực hiện điều chỉnh dịng tiền, chi phí và các khoản dồn tích. Kết quả này phù hợp với kỳ vọng của luận văn đặt ra trong phần 3.2.2 và tương tự với phát hiện trong nghiên cứu của Campa và Camacho – Minano (2015): các cơng ty lâm vào tình trạng kiệt quệ tài chính có nhiều dấu hiệu quản lý thu nhập thông qua hai công cụ quản lý thu nhập hoạt động thực và quản lý thu nhập dựa trên cơ sở dồn tích. Có thể giải thích bằng chứng này là để che giấu tình trạng kiệt quệ tài chính của mình, các doanh nghiệp có
xu hướng thực hiện các quản lý thu nhập thơng qua điều chỉnh doanh thu, chi phí và vận dụng kế tốn dồn tích từ đó làm điều chỉnh lợi nhuận của doanh nghiệp. Kết quả nghiên cứu cho thấy các cơng ty niêm yết tại thị trường chứng khốn Việt Nam có thực hiện quản lý lợi nhuận khi lâm vào tình trạng khó khăn về tài chính trong giai đoạn 2008 – 2016 mặc dù hàng năm các công ty niêm yết đều phải thực hiện đánh giá công bố thông tin và minh bạch.
Tiếp theo, quy mô của các doanh nghiệp cho thấy tác động ngược chiều với quản lý dịng tiền và quản lý chi phí ở mức ý nghĩa 1% điều này đồng nghĩa với việc quy mơ doanh nghiệp có tác động ngược chiều với quản lý hoạt động thực, nhưng có tác động cùng chiều với các hoạt động điều chỉnh dồn tích ở mức ý nghĩa 10%. Điều này phù hợp với nhận định ở những nghiên cứu trước đây về mối quan hệ không rõ ràng giữa quy mô công ty và quản trị lợi nhuận. Kết quả này cho thấy rằng các doanh nghiệp có quy mơ càng lớn thì sẽ càng ít thực hiện các quản lý thu nhập thực nhưng có sử dụng hoạt động dựa trên cơ sở kế tốn dồn tích . Điều này phù hợp với kỳ vọng của luận văn đặt ra trong phần 3.2.2 và tương tự với các kết quả thực nghiệm của Lee và Choi (2002) tìm thấy bằng chứng thực nghiệm cho thấy các cơng ty có quy mơ nhỏ có động cơ quản trị lợi nhuận cao hơn để tránh báo cáo lỗ so với các cơng ty có quy mơ lớn bất chấp những hậu quả có thể để lại trong dài hạn. Có thể lập luận rằng các cơng ty có quy mơ càng lớn có u cầu về quản trị, giám sát hoạt động cao hơn so với các cơng ty nhỏ, từ đó hạn chế hành vi điều chỉnh thu nhập ở các công ty này. Kết quả nghiên cứu mặt khác cịn cho thấy quy mơ cơng ty có tác động cùng chiều với các hoạt động điều chỉnh dồn tích ở mức ý nghĩa 10% điều này thể hiện ở Việt Nam chất lượng kế tốn dồn tích có chất lượng khơng cao.
Dịng tiền tự do được tìm thấy có mối quan hệ cùng chiều với quản lý dòng tiền và quản lý chi phí, ngược lại có tác động ngược chiều với các hoạt động dồn tích ở
càng thặng dư thì sẽ càng thúc đẩy quản lý dòng tiền và quản lý chi phí. Điều này tương tự với phát hiện của Kirschenheiter và Melumad (2002), Trueman và Titman (1988) và Hunt và các cộng sự (1997) và có thể thấy rằng lợi nhuận được công bố cho phép các nhà đầu tư có thể đánh giá được dịng tiền trong tương lai của cơng ty. Do đó, việc duy trì mức độ biến động ở mức nhỏ nhất có thể giúp cải thiện sự kỳ vọng của các nhà đầu tư về tình hình hoạt động của cơng ty trong tương lai. Phản ứng lại tình huống này, các cơng ty đang đối mặt với sự gia tăng (sự suy giảm) trong dịng tiền hoạt động có thể thực hiện các hành vi điều chỉnh lợi nhuận giảm xuống (gia tăng) để duy trì mức độ lợi nhuận khơng q biến động điều này thể hiện qua mức tăng trong giá trị tuyệt đối của dịng tiền “bất thường”. Hành động này có thể giúp giá cổ phiếu của các cơng ty gia tăng trong ngắn hạn, và do đó làm gia tăng động cơ của các nhà quản trị làm mượt (smooth) lợi nhuận.
Đòn bẩy của các doanh nghiệp có ảnh hưởng cùng chiều với quản lý doanh thu và quản lý chi phí ở mức ý nghĩa 10%. Kết quả này cho thấy rằng các cơng ty có tỷ lệ địn bẩy càng cao thì sẽ càng gia tăng hành vi điều chỉnh lợi nhuận và điều chỉnh chi phí. Điều này phù hợp với kỳ vọng ban đầu của luận văn và phù hợp với một số bằng chứng thực nghiệm như của Bartov (1993), DeFond và Park (1994). Điều này có thể giải thích là do các cơng ty có địn bẩy tài chính càng cao, khả năng đối mặt với tình trạng kiệt quệ tài chính càng lớn hoặc có gánh nặng lãi vay càng lớn thì sẽ có nhiều động cơ để thực hiện các hành vi điều chỉnh lợi nhuận và chi phí.
Tỷ suất sinh lợi trên tổng tài sản được tìm thấy có mối quan hệ cùng chiều với quản lý dịng tiền và quản lý chi phí ở mức ý nghĩa 10%. Kết quả này cho thấy rằng các doanh nghiệp có suất sinh lợi trên tổng tài sản càng cao thì sẽ càng thúc đẩy quản lý dịng tiền và quản lý chi phí. Điều này tương tự với phát hiện của Kirschenheiter và Melumad (2002), Trueman và Titman (1988) và Hunt và các cộng sự (1997) và có thể thấy rằng lợi nhuận được công bố cho phép các nhà đầu tư có thể đánh giá được dịng
tiền trong tương lai của cơng ty. Do đó, việc duy trì mức độ biến động ở mức nhỏ nhất có thể giúp cải thiện sự kỳ vọng của các nhà đầu tư về tình hình hoạt động của cơng ty trong tương lai.
Phát hành thêm vốn cổ phần có ảnh hưởng cùng chiều đến quản lý dòng tiền và quản lý chi phí của các doanh nghiệp và ngược chiều với quản lý thu nhập dựa trên hoạt động dồn tích ở mức ý nghĩa 10%. Điều này ngụ ý rằng việc phát hành thêm vốn cổ phần sẽ làm gia tăng quản lý dòng tiền và quản lý chi phí của các doanh nghiệp nhưng làm giảm quản lý thu nhập thông qua các hoạt động dồn tích. Điều này phù hợp với các nghiên cứu trước đây thường cung cấp bằng chứng thực nghiệm cho thấy một trong các động cơ để các nhà quản trị điều chỉnh lợi nhuận là giá trị vốn hóa, hành động phát hành thêm vốn cổ phần ảnh hưởng đến quản lý thu nhập và có kết quả tương tự với nghiên cứu của Campa và Camacho – Minano (2015).
Tương tự, phát hành thêm nợ có ảnh hưởng cùng chiều đến quản lý doanh thu, chi phí của các doanh nghiệp ở mức ý nghĩa 10% và có ảnh hưởng ngược chiều với quản lý lợi nhuận dựa trên cơ sở dồn tích. Điều này ngụ ý rằng việc phát hành thêm nợ sẽ làm thúc đẩy hành vi điều chỉnh doanh thu và chi phí của các doanh nghiệp. Điều này có thể giải thích là do các cơng ty sẽ có xu hướng điều chỉnh gia tăng lợi nhuận nhằm giúp cho công ty dễ dàng hơn trong việc vay nợ. Hơn nữa, khi lợi nhuận của cơng ty được cải thiện có thể là điều kiện thuận lợi để các tổ chức tín dụng chấp nhận cho cơng ty vay nợ. Kết quả nghiên cứu phù hợp với kỳ vọng của luận văn.
Cuối cùng, tốc độ tăng trưởng của các doanh nghiệp có mối quan hệ cùng chiều với hành vi điều chỉnh dựa trên hoạt động dồn tích ở mức ý nghĩa 1%. Kết quả này cho thấy rằng các doanh nghiệp có càng tốc độ tăng trưởng càng cao sẽ càng gia tăng quản lý thơng qua các hoạt động dồn tích. Điều này tương tự với phát hiện của Bartov,1993;
Wild, 1996). Nagar (2002) bằng chứng cho thấy các nhà quản trị của công ty sẽ thực hiện các điều chỉnh lợi nhuận để tránh xu hướng tăng trưởng tiêu cực quá mức.
Sau khi phân tích hồi quy, luận văn tiếp tục kiểm định kết quả nghiên cứu. Dựa vào các kết quả kiểm định được trình bày trong bảng 4.5 có thể thấy rằng các kiểm định của AR(2) và Hansen đều có giá trị p-value lớn hơn mức ý nghĩa 10%. Kết quả này ngụ ý rằng các giả thuyết H0 của hai kiểm định đều không bị bác bỏ, nói cách khác, sau khi sử dụng phương pháp ước lượng GMM, mơ hình nghiên cứu khơng tồn tại hiện tượng tự tương quan đồng thời các biến công cụ được sử dụng trong phương pháp GMM không tương quan với phần dư mơ hình. Do đó kết quả ước lượng từ phương pháp hồi quy GMM là đáng tin cậy và có thể sử dụng để phân tích.
Tóm lại, kết quả nghiên cứu ở thị trường Việt Nam đã cung cấp bằng chứng thực nghiệm về sự tồn tại mối quan hệ giữa kiệt quệ tài chính và điều chỉnh thu nhập thông qua hai công cụ phổ biến là: quản lý thu nhập thực và quản lý thu nhập dựa trên kế tốn dồn tích. Kết quả nghiên cứu này phù hợp với rất nhiều các nghiên cứu khác được thực hiện ở các nền kinh tế khác nhau trên thế giới và đóng góp bằng chứng thực nghiệm nhấn mạnh ảnh hưởng của mức độ kiệt quệ tài chính đến hành vi quyết định của người quản lý như nghiên cứu gốc của tác giả Campa và Camacho – Minano (2015). Điều này phù hợp với nội dung với phần đặt vấn đề của luận văn khi nhận định báo cáo tài chính ở Việt Nam có chất lượng chưa cao, các nhà quản lý tùy thuộc vào mục tiêu cụ thể để tiến hành điều chỉnh thu nhập, đặc biệt là trong bối cảnh lâm vào tình trạng kiệt quệ tài chính. Ngồi ra, bài nghiên cứu cịn tìm thấy tác động của các đặc điểm khác của công ty như: quy mô công ty, tốc độ tăng trưởng, địn bẩy tài chính, dịng tiền hoạt động, tỷ suất sinh lợi trên tổng tài sản, phát hành thêm vốn cổ phần và nợ cũng có tác động đáng kể đến hành vi điều chỉnh thu nhập. Mối quan hệ về dấu khơng rõ ràng tuy nhiên đều có tác động đáng kể đến quản lý thu nhập.